RỘC CỒN
1) Tên di tích: Rộc Cồn (Lưu niệm phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930-1931).
2) Loại công trình: lưu niệm
3) Loại di tích: Lịch sử và kiến trúc nghệ thuật
4) Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia theo quyết định số 321-QĐ-VHTT ngày 26 tháng 12 năm 1994 của Bộ Văn hóa và Thông tin do Bộ trưởng Trần Hoàn ký.
5) Địa chỉ: xã Phú Phong, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh
6) Tóm lược thông tin về di tích.
Rộc Cồn – Đền Cơn Chay nơi đây là dấu ấn của Phòng trào Xô Viết 1930-1931, là cuộc tập dượt đầu tiên của Chi bộ Đảng Hương Khê lãnh đạo quần chúng dành chính quyền về tay nhân dân; Là nơi ghi nhận tinh thần cách mạng, đấu tranh anh dũng, sự hy sinh cao cả của các chiến sĩ Cộng sản và nhân dân Hương khê anh hùng.
Năm 1930 Phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh diễn ra rầm rộ, chính vào thời điểm đó Chi bộ Đảng cộng sản ở Hương Khê được thành lập đã lãnh đạo nhân dân chống ách thống trị của đế quốc phong kiến.
Vào ngày 20 tháng 4 năm 1931 tại địa điểm Rộc Cồn Chi bộ Đảng tổ chức mít tinh để công bố chia ruộng đất công và vận động quyên góp đồng bào trại La bị địch khủng bố. Thực dân Pháp đàn áp dã man nhiều người bị địch giết hoặc bị đày …nhưng tinh thần cánh mạng, tinh thần yêu nước của nhân dân Hương khê vẫn nung nấu và bùng cháy mãnh mẽ. Vào thời kỳ địch khủng bố dã man nhất thì số chi bộ Đảng không những không giảm sút mà trái lại đã tăng lên một cách nhanh chóng, toàn Đảng bộ đã có 19 chi bộ nông thôn, hai Chi bộ công nhân, số Đảng viên lên tới 322 người.
Rộc Cồn là một địa danh được nhân dân và chính quyền địa phương gìn giữ và bảo vệ, là địa chỉ Đỏ để nhân dân hương Khê và khách thập phương cũng như các chuyên gia lịch sử tham quan tìm hiểu, là nơi để thầy giáo và học sinh trường THCS Thị trấn nhận chăm sóc bảo vệ, học tập ngoại khóa trong các giờ Lịch sử, Văn học, Mỹ thuật.
Rộc Cồn trước kia là một vùng đất rộng, bằng phẳng, cây cối um tùm không có dân cư ở, nằm ở phía tây xã Phú Phong được nối với các xã Phú Gia, Xuân Lũng, Phúc Ấm, Lộc Yên bằng những con đường nhỏ hẹp; Bên cạnh là ngôi đền Cơn Chay có từ thời Lê-Mạc, là nơi in ấn truyền đơn, cất dấu tài liệu bí mật của Đảng.
Share on facebook 0 người thích - Thích
Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia theo quyết định số 321-QĐ-VHTT ...
RỘC CỒN
1) Tên di tích: Rộc Cồn (Lưu niệm phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930-1931).
2) Loại công trình: lưu niệm
3) Loại di tích: Lịch sử và kiến trúc nghệ thuật
4) Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia theo quyết định số 321-QĐ-VHTT ngày 26 tháng 12 năm 1994 của Bộ Văn hóa và Thông tin do Bộ trưởng Trần Hoàn ký.
5) Địa chỉ: xã Phú Phong, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh
6) Tóm lược thông tin về di tích.
Rộc Cồn – Đền Cơn Chay nơi đây là dấu ấn của Phòng trào Xô Viết 1930-1931, là cuộc tập dượt đầu tiên của Chi bộ Đảng Hương Khê lãnh đạo quần chúng dành chính quyền về tay nhân dân; Là nơi ghi nhận tinh thần cách mạng, đấu tranh anh dũng, sự hy sinh cao cả của các chiến sĩ Cộng sản và nhân dân Hương khê anh hùng.
Năm 1930 Phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh diễn ra rầm rộ, chính vào thời điểm đó Chi bộ Đảng cộng sản ở Hương Khê được thành lập đã lãnh đạo nhân dân chống ách thống trị của đế quốc phong kiến.
Vào ngày 20 tháng 4 năm 1931 tại địa điểm Rộc Cồn Chi bộ Đảng tổ chức mít tinh để công bố chia ruộng đất công và vận động quyên góp đồng bào trại La bị địch khủng bố. Thực dân Pháp đàn áp dã man nhiều người bị địch giết hoặc bị đày …nhưng tinh thần cánh mạng, tinh thần yêu nước của nhân dân Hương khê vẫn nung nấu và bùng cháy mãnh mẽ. Vào thời kỳ địch khủng bố dã man nhất thì số chi bộ Đảng không những không giảm sút mà trái lại đã tăng lên một cách nhanh chóng, toàn Đảng bộ đã có 19 chi bộ nông thôn, hai Chi bộ công nhân, số Đảng viên lên tới 322 người.
Rộc Cồn là một địa danh được nhân dân và chính quyền địa phương gìn giữ và bảo vệ, là địa chỉ Đỏ để nhân dân hương Khê và khách thập phương cũng như các chuyên gia lịch sử tham quan tìm hiểu, là nơi để thầy giáo và học sinh trường THCS Thị trấn nhận chăm sóc bảo vệ, học tập ngoại khóa trong các giờ Lịch sử, Văn học, Mỹ thuật.
Rộc Cồn trước kia là một vùng đất rộng, bằng phẳng, cây cối um tùm không có dân cư ở, nằm ở phía tây xã Phú Phong được nối với các xã Phú Gia, Xuân Lũng, Phúc Ấm, Lộc Yên bằng những con đường nhỏ hẹp; Bên cạnh là ngôi đền Cơn Chay có từ thời Lê-Mạc, là nơi in ấn truyền đơn, cất dấu tài liệu bí mật của Đảng.
Share on facebook 0 người thích - Thích
0 Bình luận