Số người đang online : 22 ĐÌNH LÀNG ĐỈNH LỮ - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

ĐÌNH LÀNG ĐỈNH LỮ
post image
ĐÌNH LÀNG ĐỈNH LỮ

Đã xếp hạng di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia theo quyết định...


ĐÌNH LÀNG ĐỈNH LỮ



                                                 
1. Tên di tích: Đình làng Đỉnh Lữ
2. Loại công trình: Đền thờ danh tướng Nguyễn Xí  Triều Lê
3. Loại di tích: Lịch sử cách mạng cấp Quốc gia
4. Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia theo quyết định 1288/VH-VP ngày 16  tháng 11năm 1998
5. Địa chỉ di tích: Xóm Tân Thượng, Xã Tân Lộc, Huyện Lộc Hà, Tĩnh Hà Tĩnh
6. Tóm lược thông tin về di tích   
        Đình Đỉnh Lữ thuộc làng Đỉnh Lữ, tổng Phù Lưu, huyện Thiên Lộc, nay là xã Tân Lộc, huyện Lộc Hà - một xã nằm dưới chân núi Hồng Lĩnh. Đầu thế kỷ XVI, làng Đỉnh Lữ lập một ngôi đình để thờ vọng công Thái sư Quốc Công Nguyễn Xí. Trước đây đình được xây trên một khu đất có diện tích rộng trên 2 ha, cây cối rậm rạp. Thời Lê Trung Hưng(1533-1788), đình được sửa lại làm thượng điện và làm thêm tượng quan văn, quan võ. Cuối thế kỷ XVXI-XVIII, đình được xây dựng hoàn chỉnh từ thượng điện ra đến cửa tam quan. Năm 1922, làng huy động các phường, hội vào rừng khai thác gỗ lim về trùng tu lại ngôi đình và đào lại  hồ sen, kênh đào và đắp cao thành đất phía Tây Nam. Đình được cấu trúc gồm 5 gian, dài 8m, rộng 4m mái chồng diệm được lợp bằng ngói vảy. Đình có kiến trúc theo kiểu tứ trụ, được trạm trổ, trang trí ở  khâu đầu  thượng ốc, xà nách, đầu tư rất tỉ mỉ và tinh tế. Nóc đình được trang trí bởi bốn con rồng ngóc đầu lên cao, đuôi lượn lên tận nóc. Những con rồng được các nghệ nhân thể hiện rất tinh vi điêu luyện thân rồng được làm bằng các mảnh sứ mầu xanh, mắt rồng mầu đen miệng rồng ngậm hòn ngọc. Kiến trúc phong phú nhất là cửa Tam quan. Cửa Tam quan được thiết kế thành nhà 3 gian, mỗi gian có một cửa hướng ra đường cái và hồ sen; hai đầu hồi có cửa nách. Trước cửa ra vào của ngôi đình là tượng voi phục cao khoảng 1,5m. Đằng sau là nhà kho dùng để nấu nướng soạn cỗ (nay không còn nữa). Trong đình có tượng quan văn, quan võ được đắp bằng vôi vữa và đặt trên kệ đá cạnh hai nhà vọng (tuy bị nứt nhiều nhưng hiện nay vẫn còn một số chi tiết). Thượng điện là một gian nhà cao 5m, có 4 cột gỗ, mái uốn vòm lợp ngói vảy. Ở ngoài có 4 trụ xây bằng ghạch vôi vữa có trang trí rồng phượng uốn lượn rất mềm mại và hài hòa. Bên trong có bàn thờ và một số đồ tế lễ đơn sơ. Phía trước cửa là hố bán nguyệt dài 18m được trồng sen rất đẹp. Phía Tây ngôi đình là giếng nước trong (nay đã bị vùi lấp chỉ còn lại dấu vết). Xung quanh đình là 3 cây đa cổ thụ đã từng treo cờ Đảng trong phong trào Xô Viết-Nghệ Tỉnh. Lũy bằng đất cao khoảng 1m, dài 60m bao quanh phía Tây  và phía Bắc ngôi đình(nay đã bị san phẳng). trước đây, đình là nơi sinh hoạt, hội họp của dân làng và các làng lân cận. Sau khi Đảng Cộng Sản Việt Nam được thành lập, một nhóm thanh niên Tân Việt ở làng Đỉnh Lữ đã tuyên bố ly khai, tách ra thành lập chi bộ Cộng sản gồm 5 đồng chí: Hoàng Khoái Lạc, Hoàng Liên, Mai Cát, Nguyễn Cứ, Hoàng Kỳ do đồng chí Hoàng Khoái Lạc làm Bí thư. Đây là chi bộ đầu tiên ở Hà Tỉnh thành lập tại làng Đỉnh Lữ. Ngày Xưa, đây là nơi có nhiều cây cối rậm rạp, bốn phía lại có tiếng đất linh thiêng nên chỉ có ngày lễ là đông người còn ngày thường trở nên u tịch nên rất thuận tiện cho các cuộc họp của chi bộ. Do đó, trong phong trào Xô Viết-Nghệ Tỉnh, đình Đỉnh Lữ trở thành cơ sở của cách mạng. Từ đây chi bộ Đảng đã lảnh đạo nhân dân đứng lên đấu tranh chống thực dân-phong kiến, giành độc lập dân tộc. Năm 1965 nhân dân đã đóng góp công sức và của cải để sửa chữa thượng điện. Do đó trước cửa thượng điện có 2 câu đối nêu lên sự đóng góp của nhân dân trong làng
                         Hiển hách Đỉnh thanh danh sữ chí
                        Hòa bình Lữ hưởng ngưỡng hông vi
Ngày 16/11/1998 theo quyết định số 1288/VH-VP, đỉnh Đỉnh Lữ được công nhận là ‘‘di tích lịch sử cách mạng Xô Viết-Nghệ Tỉnh cấp Quốc gia.
Hiện nay nhân dân đã và đang tiến hành bảo vệ, tôn tạo và xây dựng lại cảnh quan của di tích .Hằng năm, cứ đến ngày Khai Hạ (mồng 7 thang giêng) hay lễ Kỳ Phúc (tức 20/5 âm lịch), dân làng đến trình lễ tế.
7. Một số hoạt động nhà trường đã làm trong nội dung chăm sóc di tích lịch sử
    - Trường THCS Tân Lộc nằm kề khu di tích lịch sử: Đình Đỉnh Lữ, BGH nhà trường giao cho Liên đội  lên kế hoạch cho các chi đội  chăm sóc, bảo vệ, lau chùi các hiện hiện vật trưng bày trong phòng truyền thống, các cánh cửa..., đảm bảo vệ sinh khu vực khu di tích luôn sạch sẽ.
- Thực hiện hướng dẫn của ngành, Ban giám hiệu nhà trường lập tờ trình cho Đảng ủy, UBND xã Tân Lộc ra Quyết định giao cho tập thể CBGV- HS nhà trường chăm sóc, bảo vệ.
 Căn cứ Quyết định số: 05/ UBND xã Tân Lộc Chi Bộ, Ban giám hiệu nhà trường giao cho Đoàn thanh niên, Liên đội trường lập kế hoạch chăm sóc khu di tích ngay từ đầu năm học. Hàng tuần Liên đội đều lên kế hoạch cho các chi đội chăm sóc, lao động phong quang khu dích tích.
- BHG nhà trường nhận trùng tu, phục chế lại một số bức ảnh: Đồng chí Hoàng Khoái Lạc, Phan Gần bị hỏng để lưu giữ trong phòng truyền thống của Đình Đỉnh Lữ. Ngoài ra các hoạt động ngoại khóa các môn học: GDCD; Lịch sử địa phương...các giáo viên thường cho học sinh sang tham quan thực tế, giáo dục truyền thống cách mạng quê hương, đất nước và tìm hiểu thực tế tại khu di tích.
- Liên đội còn phát động thi tìm hiểu trong CBGV- HS toàn trường về di tích lịch sử Đình Đỉnh Lữ được CBGV- HS hưởng ứng tích cực.
- Ban giám hiệu nhà trường giao cho tổ bộ môn Xã hội tìm hiểu, tập huấn cho CBGV trong tổ mỗi giáo viên đều có thể trở thành một hướng dẫn viên chỉ dẫn, giới thiệu về lịch sử di tích cho nhân dân, khách tham quan  khi họ về thắp hương tại Đình.

 
8. Đề xuất kiến nghị
   Đình Đỉnh Lữ là di tích lịch sử cách mạng cấp Quốc gia được xây dựng, trùng tu đã lâu nay có một số hạng mục đã xuống cấp. Nay chúng tôi kiến nghị các cấp, các ngành đầu tư kinh phí để trùng tu, tôn tạo.
9. Thông tin về nhà trường:
- Họ và tên hiệu trưởng: Phan Văn Chính
    Chuyên ngành đào tạo: ĐHSP Toán năm tốt nghiệp đại học/CĐ: 1999
    ĐT cố định: 0393.843 070; ĐT Di động: 0987. 804.453
    Địa chỉ email: phan.chinh@ymail.com
- Họ và tên Tổng phụ trách Đội: Trần Anh Đàn
    Chuyên ngành đào tạo ĐH TD – Đội ;năm tốt nghiệp: 2009
     ĐT di động: 0974685657
 Địa chỉ email: anhdan@gmail.com
- Địa chỉ trường: Trường THCS Tân Lộc, xóm Tân Thượng, Xã Tân Lộc, Huyện Lộc Hà, Tĩnh Hà Tĩnh.
      ĐT cố định: 0393.843.070

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành