Số người đang online : 20 NHÀ THỜ PHAN KÍNH - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

NHÀ THỜ PHAN KÍNH
post image
NHÀ THỜ PHAN KÍNH

Xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia (Quyết định của Bộ Văn hoá...

NHÀ THỜ PHAN KÍNH



 
1)    Tên di tích: Nhà thờ Phan Kính
2)    Loại công trình: Nhà thờ
3)    Loại di tích: Lịch sử và kiến trúc nghệ thuật
4)    Quyết định: xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia (Quyết định của Bộ Văn hoá Thông tin số 776 ngày 23 tháng 6 năm 1992)
5)    Địa chỉ: xã Song Lộc – Can Lộc – Hà Tĩnh
6)    Tóm lược thông tin về di tích.
Phan Kính sinh năm 1715 tại làng Lai Thạch một vùng quê đồng bằng trù phú, từ nhỏ ông nổi tiếng là người thông minh, năm 20 tuổi đậu Cử nhân, thi hội đỗ tiến sĩ đứng thứ nhất . Ông sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo, nhưng ông có chí học tập, học với cha, sau học với cậu, nổi tiếng thần đồng. Ông là một người sống hào hiệp, vì người dân nghèo, có nhiều công lao với đất nước.
 Là một người học hành đỗ đạt cao, thanh liêm trung thực, kiêm tài văn võ, nội trị ngoại giao có nhiều đóng góp đối với đất nước vào những năm giữa thế kỷ XVIII. Với tài năng đức độ Phan Kính được bổ nhiệm làm nhiều chức tước khác nhau, năm 1748 ông cử đi làm Hiệp trấn Sơn Tây, nơi có cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Danh Phương mấy năm trước mà triều đình bất lực chưa dẹp được. Chiến lược của Phan Kính là không nhằm tiêu diệt lực lượng mà tìm cách hoà hợp dàn xếp để làm yên dân và thoã mãn một phần nào nguyện vọng của quân khởi nghĩa. Ông được giao nhiều trọng trách, nhưng bất kỳ ở đâu và đảm trách nhiệm vụ gì Phan Kính cũng chỉ có quan điểm vì dân, vì nước nên ông đã được nhân dân ủng hộ. Đặc biệt thời kỳ ông làm Đốc đồng xứ Tuyên Quang nhờ ông mà tình hình biên giới được ổn định, chính vì uy tín của ông trong công việc mà vua nhà Thanh đã tặng Phan Kính danh hiệu: “ Lưỡng quốc Thám Hoa” và ban tặng ông một áo gấm màu vàng (cẩm bào) và một bức trướng ghi dòng chữ: "Thiên triều đặc tứ, Bắc đầu dị nam, nhất nhân nhi dĩ" (Thiên triều đặc ban, phía nam bắc đầu, chỉ một người thôi), hiện nay con cháu còn cất giữ tại từ đường ở Song Lộc.
Năm 1760 vua Lê giao thêm cho chức Tham mưu nhung vụ đạo Hưng Hoá, song tiếc thay vì làm việc quá sức lại ở nơi khí thiêng nước độc Phan Kính đã mất tại nhiệm sở năm Tân Tỵ (1761).
Sau khi ông mất triều đình ban cho ông thuỵ là Trung hiển, thăng Hữu thị lang bộ Hình tước Quý dương bá, nhân dân địa phương tôn thờ và vua Lê Hiển Tôn phong sắc làm Thành hoàng (hiệu Anh Nghị Đại vương), lập đền thờ ở làng Lai Thạch có ngựa đá, voi đá, sư tử đá, theo thể thức của một vương tướng. Theo gia phả của dòng họ Phan và nhân dân địa phương cho biết, ngày trước quần thể di tích này hết sức uy nghi, đồ sộ, song đáng tiếc hiện nay do thời gian, chiến tranh, con người vô thức đã tàn phá hoàn toàn ngôi đền thờ Thành hoàng Phan Kính và ngôi chùa xây dựng cùng thời. Di tích hiện còn là nhà thờ họ Phan, thờ Phan Kính với tấm bia đá lớn do chính Phan Kính soạn nội dung văn bia vào năm 1756.
Nhà thờ Phan Kính cũng như những nhà thờ khác trong vùng có cổng, sân và nhà thờ. Cổng là 2 cột nanh được xây dựng bằng đá vôi vữa, có đôi câu đối:
“Nhân di sự, quá tắc xu
Tiền Trà sơn, hậu Linh thuỷ”.

(Có việc thì vào, không việc đi qua
Trước núi Trà, sau sông Linh)
Sân nhà thờ Phan Kính hình chữ nhật, góc trái sân có nhà bia với kết cấu theo lối chồng diêm thượng thu hạ sách. Bia đặt trong nhà bia làm bằng chất liệu đá thanh có kích thước cao 1,65m rộng 0,86m, dày 0,18m được đặt trên bia đá hình chữ nhật. Nội dung bia nói về gia thế, cuộc đời của Phan Kính cũng như những câu răn dạy con cháu. Nhà thờ Phan Kính được làm theo lối nhà kẻ ba gian bằng gỗ lim lợp ngói mũi, các vì kèo có chạm trỗ một số hoạ tiết mây lá, gian giữa có hương án bằng gỗ sơn son thếp vàng, lư hương ba mâm gỗ tròn. Đặc biệt nơi tiếp giáp giữa gian trái gian phải và gian giữa có đặt hai giá kiếm gồm hai siêu kiếm, hai thẻ gỗ được trang trí đầu rồng xung quanh, có ghi chữ Hán “ Thưởng tượng cần, chính phủ đường thưởng tổng đốc Vân Nam lưỡng viện”. Đây là phần thưởng mà thời gian Phan Kính đi kinh lý ở vùng biên giới và được triều Thanh ban thưởng.

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành