DI CHỈ THẠCH LẠC
1. Tên di tích: Di chỉ Thạch Lạc
2. Loại công trình: Văn hóa vật thể.
3. Loại di tích: Di tích lịch sử cấp quốc gia.
4. Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 74/2008/QĐ – BVHTTDL ngày 22 tháng 08 năm 2008.
5. Địa chỉ di tích: Xã Thạch Lạc huyện Thạch Hà tĩnh Hà Tĩnh.
6. Tóm lược thông tin về di tích:
Di tích khảo cổ “Di chỉ Thạch Lạc” nằm trong hệ thống Di chỉ Cồn sò Điệp ven biển miền trung từ Hà Tĩnh đến Quảng Bình, có tọa độ 180. 21& 30&& Vĩ độ Bắc và 105058&16&& kinh đông, về phía hữu ngàn sông Cửa Sót, được phân bố ở xóm 2, xóm 3 và xóm 4 trên đồi núi cát chạy dài theo hướng Bắc Nam, song song với bờ biển trên diện tích 12.000 m2. Phía Bắc giáp UBND xã Thạch Lạc, trạm y tế, Bưu điện xã, Chợ chùa. Một phần phía nam di chỉ ấy xây dựng trường Tiểu học và chùa Tăng Phúc. Phía đông giáp Đài liệt sỹ và Đình nam; Phía tây giáp sân vân động xã Thạch lạc.
Theo truyền ngôn trước đây khi Cồn sò nguyên hình dáng ban đầu, cây mọc um tùm nên nhân dân thường gọi là “Rú cồn sò” bên cạnh có bàu nước ngọt là “Bàu Cồn rú” nước sâu có nhiều cá. Di chỉ cồn sò được 3 thế hệ các nhà khảo cổ tiến hành thám sát và khai quật. Quá trình khai quật để tìm và phát hiện các Di chỉ khảo cổ được tiến hành theo 2 gia đoạn lớn.
Giai đoạn I: Từ năm 1930 đến năm 1964
Giai đoạn II: Từ năm 2000 đến tháng 7 năm 2008
Kể từ khoảng giữa năm 1930-1932 nhà khảo cổ học người pháp Bà M.CooLaNi đã tiến hành thảm sát nhỏ và vẽ bản đồ Di chỉ Thạch Lạc, tuy nhiên đợt thảm sát đó không được tuyên bố.
Năm 1960 đội khảo cổ học cùng ty văn hóa Hà Tĩnh đã phát hiện hàng loạt Di chỉ khảo cổ trong hệ thống Cồn Sò Điệp ven biển thuộc 2 huyện Thạch hà và Cẩm xuyên, trên đất xã Thạch Đài, Thạch Lâm, Thạch Lạc, Đại Nài (huyện Thạch Hà) và xã Cẩm Thành (huyện Cẩm Xuyên).
Tháng 6 năm 1990 Vụ bảo tồn – Bảo tàng Việt Nam tiếp tục cử cán bộ chuyên gia về xác minh Di chỉ Thạch lạc.
Từ tháng 7 năm 1962 đến 1964 công cuộc khai quật trên vùng đất cồn sò xã Thạch Lạc được tiếp tục, do các nhà khảo cổ học Việt Nam như: Phạm Từ, Nguyễn Tôn Kiểm, Hoàng Xuân Chinh, Bùi Huy Cường cùng với các cộng sự đã tiến hành khai quật với diện tích rộng có độ sâu dưới 2,7 m đã xác định đây là “Di Chỉ Cư Trú”, đồ đá mài toàn thân nhưng chưa hoàn thiện, đồ gốm vừa có nét chung của đô đá mới, vừa có nét riêng như hoa văn khuôn nhạc, văn chải. Niên đại của Di chỉ được xác định có thể thuộc vào giai đoạn đầu hậu kì thời đại đá mới tìm ra được bộ sưu tập hiện vật rất phong phú gồm: Đồ đá, gốm, đồ xương, phân bố đều trong tầng văn hóa dày 2,7 m các hiện vật nằm lẫn lộn tròng lớp Sò Điệp, đất vụi than đen…Chứng tỏ đây là một Di Chỉ cư trú có niên đại vào giai đoạn hậu kỳ đá mới.
“Di chỉ Thạch Lạc” là một trong số các Di chỉ của một hệ thống Di khảo cổ học thuộc loại hình Di chỉ Cồn Sò Điệp ven biển miền Trung kéo dài từ Nghệ An đến Quảng Bình. Trong quá trình hình thành, khu vực này đã trải qua không ít biến động, trong đó không thể không kể tới biển tiến, biển thoái cực đại vào thời kỳ Holokene cổ, đến sự hình thành Di chỉ khảo cổ học thời đó. Ngay khi mảnh đất này được hình thành, người Việt cổ dường như đã nhận thấy điều kiện tự nhiên thuận lợi ở trên mảnh đất này. Ở đây họ có khả năng vừa khai thác được nguồn lợi từ rừng, họ đã chọn vùng đất này làm địa điểm cư trú, ngày nay Di chỉ Thạch lạc nằm cách biển khoảng 4 km, nước biển rút xa hơn so với mấy nghìn năm trước.
Trước đây Cồn Sò Điệp cao hơn 20 m so với mặt bằng hiện nay, do sự khai thác sò làm vật liệu xây dựng nên hiện tại toàn bộ cồn đã bị san bạt xuống thấp, trên bề mặt trồng phi lao và tràm. Trong khu vực cồn có xây dựng 1 số công trình như: Đền Sắc, bao gồm nhà thượng điện, hạ điện, nhà chờ, cổng tam quan dùng để thờ Thần Tam Lang và hiện còn lưu giữ 83 Đạo sắc của các triều Lê – Nguyễn, trong sân hiện vẫn còn 1 tấm bia đá là “Nam đình bi ký” dựng vào năm thứ 3 niên hiệu bảo đại năm 1927. Có 1 đài liệt sỹ của xã mới được xây dựng, phía nam của di chỉ chùa Tăng Phúc có niên đại trên 700 năm.
Do các dị vật, hiện vật tìm thấy được trong các cuộc khai quật có sự phong phú về loại hình và chất liệu đồ đá, đồ gốm, mãnh xương cùng bộ hài cốt, với nhiều mãnh xương người Việt Cổ đã minh chứng Di chỉ Thạch lạc là Di Chỉ cư trú giai đoạn hậu kỳ đá mới.
Vì vậy ngày 22 tháng 08 năm 2008 Bộ văn hóa Thể thao và Du lịch đã quyết định công nhận xếp hạnh Di Tích Quốc Gia.
7. Một số hoạt động nhà trường đã làm trong nội dung chăm sóc Di tích.
- Tuyên truyền cho học sinh nhận thức sâu sắc về giá trị lịch sử của di tích, vận động nhân dân và học sinh cùng tham gia xây dựng và bảo vệ Di tích.
- Ký cam kết với Đảng ủy, HĐND, UBND và Ban Văn hóa xã về việc nhận chăm sóc khu di tích lịch sử.
- Hàng tuần tổ chức làm vệ sinh, trồng hoa.
8. Thông tin về nhà trường:
- Họ và tên hiệu trưởng: Nguyễn Ngọc Tân
Di động: 0979075588
Địa chỉ email: Tanthachban@.yahoo.com
- Họ và tên tổng phụ trách Đội: Phan Đình Hùng
Điện thoại: 0976620313
- Địa chỉ trường: Trường THCS Thạch Lạc, xã Thạch Lạc huyện Thạch Hà tĩnh Hà Tĩnh.
Share on facebook 0 người thích - Thích
Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 74/2008/QĐ...
DI CHỈ THẠCH LẠC
1. Tên di tích: Di chỉ Thạch Lạc
2. Loại công trình: Văn hóa vật thể.
3. Loại di tích: Di tích lịch sử cấp quốc gia.
4. Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 74/2008/QĐ – BVHTTDL ngày 22 tháng 08 năm 2008.
5. Địa chỉ di tích: Xã Thạch Lạc huyện Thạch Hà tĩnh Hà Tĩnh.
6. Tóm lược thông tin về di tích:
Di tích khảo cổ “Di chỉ Thạch Lạc” nằm trong hệ thống Di chỉ Cồn sò Điệp ven biển miền trung từ Hà Tĩnh đến Quảng Bình, có tọa độ 180. 21& 30&& Vĩ độ Bắc và 105058&16&& kinh đông, về phía hữu ngàn sông Cửa Sót, được phân bố ở xóm 2, xóm 3 và xóm 4 trên đồi núi cát chạy dài theo hướng Bắc Nam, song song với bờ biển trên diện tích 12.000 m2. Phía Bắc giáp UBND xã Thạch Lạc, trạm y tế, Bưu điện xã, Chợ chùa. Một phần phía nam di chỉ ấy xây dựng trường Tiểu học và chùa Tăng Phúc. Phía đông giáp Đài liệt sỹ và Đình nam; Phía tây giáp sân vân động xã Thạch lạc.
Giai đoạn I: Từ năm 1930 đến năm 1964
Giai đoạn II: Từ năm 2000 đến tháng 7 năm 2008
Kể từ khoảng giữa năm 1930-1932 nhà khảo cổ học người pháp Bà M.CooLaNi đã tiến hành thảm sát nhỏ và vẽ bản đồ Di chỉ Thạch Lạc, tuy nhiên đợt thảm sát đó không được tuyên bố.
Năm 1960 đội khảo cổ học cùng ty văn hóa Hà Tĩnh đã phát hiện hàng loạt Di chỉ khảo cổ trong hệ thống Cồn Sò Điệp ven biển thuộc 2 huyện Thạch hà và Cẩm xuyên, trên đất xã Thạch Đài, Thạch Lâm, Thạch Lạc, Đại Nài (huyện Thạch Hà) và xã Cẩm Thành (huyện Cẩm Xuyên).
Tháng 6 năm 1990 Vụ bảo tồn – Bảo tàng Việt Nam tiếp tục cử cán bộ chuyên gia về xác minh Di chỉ Thạch lạc.
Từ tháng 7 năm 1962 đến 1964 công cuộc khai quật trên vùng đất cồn sò xã Thạch Lạc được tiếp tục, do các nhà khảo cổ học Việt Nam như: Phạm Từ, Nguyễn Tôn Kiểm, Hoàng Xuân Chinh, Bùi Huy Cường cùng với các cộng sự đã tiến hành khai quật với diện tích rộng có độ sâu dưới 2,7 m đã xác định đây là “Di Chỉ Cư Trú”, đồ đá mài toàn thân nhưng chưa hoàn thiện, đồ gốm vừa có nét chung của đô đá mới, vừa có nét riêng như hoa văn khuôn nhạc, văn chải. Niên đại của Di chỉ được xác định có thể thuộc vào giai đoạn đầu hậu kì thời đại đá mới tìm ra được bộ sưu tập hiện vật rất phong phú gồm: Đồ đá, gốm, đồ xương, phân bố đều trong tầng văn hóa dày 2,7 m các hiện vật nằm lẫn lộn tròng lớp Sò Điệp, đất vụi than đen…Chứng tỏ đây là một Di Chỉ cư trú có niên đại vào giai đoạn hậu kỳ đá mới.
“Di chỉ Thạch Lạc” là một trong số các Di chỉ của một hệ thống Di khảo cổ học thuộc loại hình Di chỉ Cồn Sò Điệp ven biển miền Trung kéo dài từ Nghệ An đến Quảng Bình. Trong quá trình hình thành, khu vực này đã trải qua không ít biến động, trong đó không thể không kể tới biển tiến, biển thoái cực đại vào thời kỳ Holokene cổ, đến sự hình thành Di chỉ khảo cổ học thời đó. Ngay khi mảnh đất này được hình thành, người Việt cổ dường như đã nhận thấy điều kiện tự nhiên thuận lợi ở trên mảnh đất này. Ở đây họ có khả năng vừa khai thác được nguồn lợi từ rừng, họ đã chọn vùng đất này làm địa điểm cư trú, ngày nay Di chỉ Thạch lạc nằm cách biển khoảng 4 km, nước biển rút xa hơn so với mấy nghìn năm trước.
Trước đây Cồn Sò Điệp cao hơn 20 m so với mặt bằng hiện nay, do sự khai thác sò làm vật liệu xây dựng nên hiện tại toàn bộ cồn đã bị san bạt xuống thấp, trên bề mặt trồng phi lao và tràm. Trong khu vực cồn có xây dựng 1 số công trình như: Đền Sắc, bao gồm nhà thượng điện, hạ điện, nhà chờ, cổng tam quan dùng để thờ Thần Tam Lang và hiện còn lưu giữ 83 Đạo sắc của các triều Lê – Nguyễn, trong sân hiện vẫn còn 1 tấm bia đá là “Nam đình bi ký” dựng vào năm thứ 3 niên hiệu bảo đại năm 1927. Có 1 đài liệt sỹ của xã mới được xây dựng, phía nam của di chỉ chùa Tăng Phúc có niên đại trên 700 năm.
Do các dị vật, hiện vật tìm thấy được trong các cuộc khai quật có sự phong phú về loại hình và chất liệu đồ đá, đồ gốm, mãnh xương cùng bộ hài cốt, với nhiều mãnh xương người Việt Cổ đã minh chứng Di chỉ Thạch lạc là Di Chỉ cư trú giai đoạn hậu kỳ đá mới.
Vì vậy ngày 22 tháng 08 năm 2008 Bộ văn hóa Thể thao và Du lịch đã quyết định công nhận xếp hạnh Di Tích Quốc Gia.
- Tuyên truyền cho học sinh nhận thức sâu sắc về giá trị lịch sử của di tích, vận động nhân dân và học sinh cùng tham gia xây dựng và bảo vệ Di tích.
- Ký cam kết với Đảng ủy, HĐND, UBND và Ban Văn hóa xã về việc nhận chăm sóc khu di tích lịch sử.
- Hàng tuần tổ chức làm vệ sinh, trồng hoa.
- Họ và tên hiệu trưởng: Nguyễn Ngọc Tân
Di động: 0979075588
Địa chỉ email: Tanthachban@.yahoo.com
- Họ và tên tổng phụ trách Đội: Phan Đình Hùng
Điện thoại: 0976620313
- Địa chỉ trường: Trường THCS Thạch Lạc, xã Thạch Lạc huyện Thạch Hà tĩnh Hà Tĩnh.
Share on facebook 0 người thích - Thích
0 Bình luận