Số người đang online : 23 NHÀ THỜ BÙI DƯƠNG LỊCH - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

NHÀ THỜ BÙI DƯƠNG LỊCH
post image
NHÀ THỜ BÙI DƯƠNG LỊCH

Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định của Bộ văn...

NHÀ THỜ BÙI DƯƠNG LỊCH




1.    Tên di tích: Nhà thờ Bùi Dương Lịch
2.    Loại công trình: nhà thờ
3.    Loại di tích:
4.    Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định của Bộ văn hoá thông tin  ngày 24 tháng 1 năm 1998
5.    Địa chỉ: xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh
6.    Tóm lược thông tin về di tích.
 Bùi Dương Lịch sinh năm 1757 trong một gia đình Nho học nổi tiếng. Năm 17 tuổi Bùi Dương Lịch đậu Hương cống, sau đó ra Thăng Long dạy học và luỵên tập văn sách ở Quốc tử giám, năm 1786 ông được bổ làm Huấn đạo phủ Lý Nhân nhưng ông không nhận vì có tang cha. Lúc này phong trào Tây Sơn đã phát triển mạnh mẽ và kéo ra Thăng Long tiêu diệt chính quyền họ Trịnh, khi Tây Sơn rút về thì việc tranh chấp giữa hai dòng họ Lê - Trịnh lại diễn ra quyết liệt, triều Lê xuống chiếu tìm người tài và Bùi Dương Lịch được Lê Chiêu Thống tin dùng cho làm Nội hàm viện cung phụng sứ ngoại lang. Tháng 7-1787 thi Hội ông đỗ Hội nguyên, rồi thi đình đỗ Đình Nguyên nhị giáp Tiến Sĩ (Hoàng giáp). Đường công danh chưa kịp bước thì ông đứng trước thử thách mới, Lê Chiêu Thống rước quân Thanh xâm lược nước ta, đã bị quân ta dưới sự chỉ huy của vua Quang Trung đánh cho đại bại. Tuy mang ơn tri ngộ của vua Lê nhưng cuối cùng Bùi Dương Lịch không theo mà về quê ở ẩn giấu tông tích, nhưng không giấu được danh. Triều Tây Sơn biết ông là người có tài năng mời ông ra cộng tác giúp đỡ, sau nhiều lần từ chối ông nhận làm việc ở Viện Sùng Chính, khi vua Quang Trung mất Viện Sùng chính ngưng hoạt động ông về quê dạy học. Vua Gia Long lên ngôi triệu ông ra làm quan với chức Đốc học Nghệ An từ 1805-1808, sau đó ông cáo quan về quê dạy học và viết sách. Ông mất năm Mậu Tý (1828).
Nhà thờ Bùi Dương Lịch được xây dựng năm 1808, trong khu đất vườn của dòng họ, do những người học trò cũ ghi nhớ đến công ơn dạy dỗ của thầy, một nghĩa cử hết sức cao đẹp đáng trân trọng, là bằng chứng của đất hiếu học. Nhà thờ bao gồm nhà bái đường và thượng điện, được xây dựng theo kiểu chồng diêm, lợp ngói vảy, có diện tích 55,6m2, phía trên đỉnh mái đắp nổi bằng đá 2 con nghê chầu. Trước hiên nhà có 3 chữ "Lưỡng nguyên từ" (từ đường của 2 Hoàng giáp). Nhà Bái đường dài 5,5m, rộng 5,1m, xây kiểu một gian hai hồi, nền lát gạch Cẩm Trang, xung quanh có tường bao, các xà ngang và kẻ chuyền có chạm trổ hình chim, hoa, lá, cá, rồng, phượng. Nhà Thượng điện: Là gian thờ chính, cũng xây dựng giống nhà Bái đường, gồm một gian, hai hồi, chính giữa gian được bố trí bàn thờ lớn bằng gỗ và đền thờ ông.
Ngoài nhà thờ còn có một tấm bia đá và văn bia Bùi Tồn Trai được làm từ năm 1866, tức 38 năm sau ngày mất của ông. Bia bằng chất liệu đá Thanh, cao 0,9m, rộng 0,65m, dày 0, 15m có trang trí hoa văn đẹp, đây là tấm bia do con rể ông là Nguỵ Thiện Phủ chế tác, công việc chưa xong thì ông qua đời, sau đó con trai ông là Bùi Thúc Kiên tiếp nối hoàn thành. Nhưng bài văn bia lại do Nguyễn Văn Siêu soạn giúp, bài văn gồm 500 chữ nhận xét cô đọng cuộc đời và sự nghiệp của Hoàng giáp Bùi Dương Lịch.
          

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành