Số người đang online : 19 TẾT CHÔL CHNAM THMÂY CỦA DÂN TỘC KHMER NAM BỘ - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

TẾT CHÔL CHNAM THMÂY CỦA DÂN TỘC KHMER NAM BỘ
post image
TẾT CHÔL CHNAM THMÂY CỦA DÂN TỘC KHMER NAM BỘ

Vùng đất Hậu Giang, An Giang, Sóc Trăng với nhiều thành phần dân tộc khác nhau nhưng nhiều nhất vẫn là 3 dân tộc Kinh - Khmer - Hoa anh em. Sự kết hợp và giao thoa văn hóa hài hòa giữa 3 dân tộc đã tạo cho Sóc Trăng những nét văn hóa riêng, phong phú và đặc sắc.

Trong các lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer có 3 lễ hội được xem quan trọng và gắn liền với đời sống tâm linh đó là: Chôl Chnam Thmây, Dolta và Ooc-Om-Boc. Lễ Chôl Chnam Thmây tức “lễ vào năm mới” hay còn được gọi là “lễ chịu tuổi” đọc theo phát âm Khmer là “Bôn Châul Chnam Thmei”.

Chôl Chnam Thmây là Tết mừng năm mới theo lịch cổ truyền của dân tộc Khmer Nam Bộ. Tết Chôl Chnam Thmây cũng là ngày Tết của Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanma, Sri Lanka. Ngoài tôn giáo chính là Phật giáo, người Khmer còn tin rằng mỗi năm có một vị thần trên trời (Têvađa) được sai xuống để chăm lo cho cuộc sống và con người trong năm đó, hết năm lại về trời để vị thần khác xuống hạ giới.

Theo thông lệ vào ngày này gia đình nào cũng tập trung ăn mặc đẹp, các trẻ em được may sắm những bộ quần áo mới. Mọi nhà đều quét dọn, trang trí lại, chuẩn bị đồ ăn thức uống đầy đủ cho những ngày tết... Mọi công việc thường ngày đều dừng lại, mọi người nghỉ ngơi. Người người hào hứng chuẩn bị cho ngày tết như sửa sang nhà cửa, mua sắm quần áo. Đối với nông dân các chuồng trâu, chuồng bò đều phải đầy rơm đầy rạ. Trong các ngày diễn ra lễ hội mọi người đi thăm hỏi lẫn nhau, chúc nhau tài lộc, sức khoẻ, phát đạt.

Tết của dân tộc Khmer Nam Bộ thường được tổ chức khoảng đầu tháng Chét của lịch Phật giáo Khmer (khoảng giữa tháng 4 dương lịch). Kéo dài trong 3 ngày, năm nhuận kéo dài 4 ngày, tên gọi mỗi ngày tết khác nhau:

     - Ngày thứ nhất (Châul Sang Kran Thmei): Là ngày làm lễ rước đại lịch gọi là “Maha Sâng Kran”.
     - Ngày thứ hai (Wonbât): Là ngày làm lễ dâng cơm và đắp núi cát gọi là “Pun Phrôm Khoach”, nếu là năm nhuần thì có 2 ngày Wonbât.
     - Ngày thứ ba (Lơng săk): Là ngày làm lễ tắm tượng Phật và tắm các vị sư cao tuổi.

Vào đêm giao thừa nhà nào cũng làm cỗ, thắp hương, đốt đèn, cúng tiễn đưa vị Têvađa cũ, đón rước Têvađa mới. Trên bàn thờ có bày sẵn 5 nhánh hoa, 5 cây đèn cầy, 5 cây nhang, 5 hạt cốm và nhiều loại cây quả. Cả gia đình ngồi nghiêm trang trước bàn thờ tổ tiên, khấn vái, mong và tin rằng sẽ được thần ban phước lành. Đặc biệt là vào buổi tối không khí lễ hội càng trở nên sinh động hơn bởi các nghệ sĩ trình diễn các điệu múa lăm-thol, hát rô-băm, hát dù-kê, hát a-day, thi đấu cờ ốc, kéo co, đấu võ, đi cà kheo, biểu diễn trang phục dân tộc... Tiếng trống xa-dăm, tiếng kèn, tiếng thanh la rộn ràng, sôi nổi, vui tươi. Mọi người cùng hòa bước chân trong điệu lăm-thol đầy mê hoặc, trong điệu hát giao duyên trai gái a-day tình tứ....

Du lịch Hậu Giang ngày càng đang phát triển với nhiều loại hình du lịch đa dạng, phong phú hấp dẫn nhiều du khách. Đến thăm quê hương Hậu Giang hay những tỉnh ĐBSCL du khách sẽ được khám phá thêm những điều thú vị về lễ hội và bản sắc văn hóa độc đáo thông qua những lễ hội truyền thống, trong đó có tết Chôl Chnam Thmây của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ./.

 

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành