MỘ VÀ ĐỀN THỜ NGUYỄN LỖI
1) Tên di tích: Mộ và Đền thờ Nguyễn Lỗi
2) Loại công trình: Đền
3) Loại di tích: Lịch sử và kiến trúc nghệ thuật
4) Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo Quyết định số 53/ 2001/QĐBVHTT ngày 28 / 12 / 2001.
5) Địa chỉ: Xã Sơn Bình, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh
6) Tóm lược thông tin về di tích.
Nguyễn Lỗi sinh năm Mậu Thân (1370) mất năm Giáp Dần (1434). Ông là một vị tướng tài thời Lê Lợi có mặt từ những ngày đầu tụ nghĩa Lam Sơn. Ông là một trong 18 người chiến hữu cận thần của Lê Lợi có mặt trong hội thề Lũng Nhai ở đất Lam Sơn vào năm 1417. Nguyễn Lỗi được xếp thứ 17 trong số 93 vị khai quốc công thần triều Lê, ông được ban tước Đinh Thượng hầu, quân hàm Thượng tướng, được ban quốc tính họ Lê. Ngày 7/11/1434 Đình thượng hầu, Thượng tướng quân Nguyễn Lỗi mất khi ông đang giữ chức vụ Tây đạo hành khiển - tả bộc xạ. Xét công lao của ông đối với sự nghiệp giúp dân cứu nước, vua Lê Thánh Tông truy tặng “Bảo chính công thần phụ quốc, thượng tướng quân nhập nội Trung thủ lệnh, hương Thượng hầu, thuỵ Trung giản” ông được xếp vào hàng ngũ các công thần tiết nghĩa.
Đền thờ Nguyễn Lỗi đặt tại xóm 4 Xã Sơn Bình, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Đền thờ Nguyễn Lỗi được cấu trúc theo kiểu chữ Nhị bao gồm 2 bộ phận chính là hạ điện và thượng điện. Hạ điện có kết cấu kiến trúc ngang kiểu chữ nhất, gồm 3 gian 2 hồi xây tường bít đốc. Mái được lợp ngói âm dương, trên nóc mái có trang trí lưỡng long chầu nguyệt. Kết cấu nội thất nhà được kiến trúc theo kiểu tứ trụ “nội kẻ cầu, ngoại kẻ mái” rất phổ biến trong các làng quê Nghệ Tĩnh. Thượng điện kết cấu gồm 3 gian 2 hồi, xung quanh xây tường bít đốc, mái lợp ngói âm dương, trên đỉnh nóc mái ở chính giữa được đắp nổi hình hổ phù đội mặt trời, 2 đầu là hình đầu rồng được đắp nổi bằng vôi vữa và các mảnh sành sứ cố ghép lại. Nội thất có các bàn thờ Nguyễn Lỗi và hậu duệ của ông, có đầy đủ các đồ thờ theo truyền thống.
Mộ của ông an táng tại vùng Trại Lăng thôn Hậu Trạch (nay là xã Sơn Diệm). Về sau được cải táng đưa về núi Vũ công (núi Nhà Chàng - Sơn Bình), nơi căn cứ sở chỉ huy ngày xưa của nghĩa quân ông cũng là quê con trai trưởng Nguyễn Đức Ly của ông.
Share on facebook 0 người thích - Thích
Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo Quyết định số 53/...
MỘ VÀ ĐỀN THỜ NGUYỄN LỖI
1) Tên di tích: Mộ và Đền thờ Nguyễn Lỗi
2) Loại công trình: Đền
3) Loại di tích: Lịch sử và kiến trúc nghệ thuật
4) Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo Quyết định số 53/ 2001/QĐBVHTT ngày 28 / 12 / 2001.
5) Địa chỉ: Xã Sơn Bình, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh
6) Tóm lược thông tin về di tích.
Nguyễn Lỗi sinh năm Mậu Thân (1370) mất năm Giáp Dần (1434). Ông là một vị tướng tài thời Lê Lợi có mặt từ những ngày đầu tụ nghĩa Lam Sơn. Ông là một trong 18 người chiến hữu cận thần của Lê Lợi có mặt trong hội thề Lũng Nhai ở đất Lam Sơn vào năm 1417. Nguyễn Lỗi được xếp thứ 17 trong số 93 vị khai quốc công thần triều Lê, ông được ban tước Đinh Thượng hầu, quân hàm Thượng tướng, được ban quốc tính họ Lê. Ngày 7/11/1434 Đình thượng hầu, Thượng tướng quân Nguyễn Lỗi mất khi ông đang giữ chức vụ Tây đạo hành khiển - tả bộc xạ. Xét công lao của ông đối với sự nghiệp giúp dân cứu nước, vua Lê Thánh Tông truy tặng “Bảo chính công thần phụ quốc, thượng tướng quân nhập nội Trung thủ lệnh, hương Thượng hầu, thuỵ Trung giản” ông được xếp vào hàng ngũ các công thần tiết nghĩa.
Đền thờ Nguyễn Lỗi đặt tại xóm 4 Xã Sơn Bình, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Đền thờ Nguyễn Lỗi được cấu trúc theo kiểu chữ Nhị bao gồm 2 bộ phận chính là hạ điện và thượng điện. Hạ điện có kết cấu kiến trúc ngang kiểu chữ nhất, gồm 3 gian 2 hồi xây tường bít đốc. Mái được lợp ngói âm dương, trên nóc mái có trang trí lưỡng long chầu nguyệt. Kết cấu nội thất nhà được kiến trúc theo kiểu tứ trụ “nội kẻ cầu, ngoại kẻ mái” rất phổ biến trong các làng quê Nghệ Tĩnh. Thượng điện kết cấu gồm 3 gian 2 hồi, xung quanh xây tường bít đốc, mái lợp ngói âm dương, trên đỉnh nóc mái ở chính giữa được đắp nổi hình hổ phù đội mặt trời, 2 đầu là hình đầu rồng được đắp nổi bằng vôi vữa và các mảnh sành sứ cố ghép lại. Nội thất có các bàn thờ Nguyễn Lỗi và hậu duệ của ông, có đầy đủ các đồ thờ theo truyền thống.
Mộ của ông an táng tại vùng Trại Lăng thôn Hậu Trạch (nay là xã Sơn Diệm). Về sau được cải táng đưa về núi Vũ công (núi Nhà Chàng - Sơn Bình), nơi căn cứ sở chỉ huy ngày xưa của nghĩa quân ông cũng là quê con trai trưởng Nguyễn Đức Ly của ông.
Share on facebook 0 người thích - Thích
0 Bình luận