Số người đang online : 17 Hà Tĩnh: Lễ hội Chùa Hương Tích - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

Hà Tĩnh: Lễ hội Chùa Hương Tích
post image
Hà Tĩnh: Lễ hội Chùa Hương Tích

Đã thành thông lệ, hàng năm cứ đến ngày 10 tháng Giêng (âm lịch), tại xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, du khách và bà con nơi đây lại nô nức trẩy hội Chùa Hương Tích.

Chùa Hương Tích toạ lạc trên đỉnh núi Hồng Lĩnh thuộc xã Thiên Lộc huyện Can Lộc. Theo truyền thuyết, chùa là nơi thờ công chúa Diệu Thiện con vua Trang Vương nước Sở, (khá giống với truyền thuyết chùa Hương Hà Tây).

Căn cứ vào một số tư liệu cổ còn để lại, các nhà nghiên cứu cho rằng chùa Hương Hà Tĩnh có từ thế kỷ XIII dưới thời nhà Trần.

Để lên tới đỉnh chùa Hương Tích, du khách phải đi thuyền qua lòng hồ Nhà Đường chừng 2 cây số, sau đó vượt thêm 2 cây số đường rừng rợp bóng thông trúc và nhấp nhô đá suối.

Lên chùa, du khách có cơ hội thưởng ngoạn rất nhiều cảnh sắc kỳ thú của một vùng sơn thuỷ hữu tình. Có động Tiên Nữ 36 cửa ra vào, am Phun Mây, khe Tiên Tắm, bàn cờ Tiên…Nếu như động Hương Tích ở Hà Tây được mệnh danh là “Nam Thiên đệ nhất động” thì phong cảnh chùa Hưng ở Hà Tĩnh được người xưa phong tặng là “Hoan Châu đệ nhất danh thắng”.

Chùa Hương ở Hà Tĩnh đã trở thành điểm đến tâm linh của người dân các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh… cùng nhiều du khách thập phương khác. Quanh năm suốt tháng, chùa được đón du khách đạo hữu lên dâng hương, vãn cảnh. Vào mùa lễ hội (tháng giêng, tháng hai âm lịch) và mùa lễ vu lan (tháng bảy âm lịch), có hàng vạn du khách trẩy hội về ngôi chùa linh thiêng này.

Trước ngày hội chính, từ ngày mùng 4 đến 9 Tết mỗi ngày có hàng nghìn lượt người từ khắp các địa phương và việt kiều về chùa Hương Tích để hành hương vãn cảnh, trẩy hội, dâng hương, hoa, dâng lễ cầu nguyện cho một năm mới quốc thái, dân an, gia đình an lành, làm ăn gặp nhiều may mắn.

Du khách ngoài hành hương vãn cảnh, trẩy hội, còn được tham dự rất nhiều hoạt động văn hoá thú vị, có ý nghĩa như: kéo co, vật, bóng chuyền, giao lưu văn hoá văn nghệ với địa phương…, và đặc biệt là được tham quan triển lãm những hiện vật cổ vừa được khai quật từ di tích nền Trang Vương. 

Hiện khi du khách đi lễ hội, vãn cảnh chùa đã có hệ thống cabin - cáp treo. Vì vậy thời gian một lượt đi từ Miếu Cô đến chùa Hương Tích và ngược lại bây giờ chỉ mất khoảng 4 phút.

Cinet

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành