KHU LƯU NIỆM ĐẠI THI HÀO NGUYỄN DU
1. Tên di tích: Khu lưu niệm đại thi hào Nguyễn Du
2. Loại công trình: Khu lưu niệm
3. Loại di tích: Văn hóa
4. Quyết định: Đã xếp hạng di tích số 78/2005/QĐ-BVHTT ngày 28/11/ 2005 .
5. Địa chỉ: làng Tiên Điền, xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh
6. Tóm lược thông tin về di tích
Nguyễn Du (1765-1820). Tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, biệt hiệu là Hồng Sơn Liệp Bộ. Quê ở xã Tiên Điền, nay là xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân. Xuất thân trong gia tộc có truyền thống khoa bảng và nhiều đời làm quan to. Năm 19 tuổi, đỗ Tam trường, rồi tập tước quan võ làm chánh thủ hiệu ở Thái Nguyên. Kể từ khi nhà Tây Sơn thay thế nhà Lê-Trịnh, trở về sống trong cảnh sa sút. Năm 1802, ra làm quan với nhà Nguyễn, từ tri huyện Phu Dực, Tri Phủ Thường Tín, đến Đông Các Đại học sỹ, Chánh sứ sang nhà Thanh, rồi Hữu Tham tri bộ Lại. Năm 1820, được cử làm chánh sứ sang nhà Thanh cầu phong cho vua Minh Mạng, chưa kịp đi thì bổ bệnh qua đời. Sự nghiệp lớn lao của Nguyễn Du là văn chương, với 3 tập thơ chữ Hán: Bắc hành tạp lục, Nam Trung tạp ngâm, Thanh Hiên thi tập. Các tác phẩm thơ Nôm có: Văn tế sống hai cô gái Tràng Lưu, Văn tế thập loài chúng sinh, Thác lời con trai phường Nón. Nổi bật nhất là Truyện Kiều, tức Đoạn Trường Tân Thanh, truyện thơ Nôm theo thể lục bát gồm 3.254 câu, xứng đáng đưa ông lên vị trí là Đại thi hào dân tộc. Năm 1965, nhân kỷ niệm 200 năm sinh, UNESCO phong tặng ông là Danh nhân Văn hoá thế giới.
Khu di tích Tiên Điền là một tổ hợp nhiều di tích bao gồm đền thờ Đại Vương tiến sĩ Nguyễn Huệ, cầu tiên, khu lưu niệm, đền thờ Nguyễn Nghiễm, Nguyễn Trọng, khu mộ đại thi hào Nguyễn Du và bảo tàng Nguyễn Du.
Toàn bộ khu di tích Nguyễn Du và dòng họ Nguyễn Tiên Điền nằm rải rác trên vùng đất rộng chừng 20 ha từ bờ nam Sông Lam đến xứ Đồng Cùng, bao gồm đền thờ Nguyễn Huệ Đại Vương, cầu Tiên, khu lưu niệm, đền thờ Nguyễn Nghiễm, Nguyễn Trọng, từ đây đi về khoảng 1 km sẽ đến mộ Nguyễn DuNhà thờ Nguyễn Du được xây dựng vào năm 1825 trên mảnh vườn nhà tại làng Tiên Điền. Trong nhà có bàn thờ bằng vôi cát, một bàn nhỏ để góc bút nghiên, trên bàn thờ có một bức hoành đề chữ “ Hồng Sơn thế phả” do Hoàng Phù phái tước Trung hiến Đại phu tặng vào năm thứ 55 triều Càn Long đời nhà Thanh, phía ngoài nhà thờ treo bức đề chữ “ Địa linh nhân kiệt”.
Từ cổng chính đi vào bên phải nhà thờ Nguyễn Du là nhà trưng bày bảo tàng. nội thất nhà trưng bày ngoài một số tài liệu tranh ảnh minh hoạ tác phẩm của Nguyễn Du thì có một số hiện vật quý như: nghiên mực, đĩa mai hạc Nguyễn Du được tặng trong thời gian đi sứ, nậm và chén uống rượu, gạc nai treo áo, la bàn dùng đi săn, bức phù điêu bằng gỗ ghi lại hình ảnh rước Tiến sĩ, hoàn sắc của Nguyễn Nghiễm.
Từ khu lưu niệm về phía đông vài trăm mét là đến đền thờ Nguyễn Nghiễm còn gọi là đền Đức Đại Vương. Trước cổng là hai voi đá và ngựa đá, thượng điện nay chỉ còn bàn thờ bằng đá thanh, bát hương bằng đá, mái lợp ngói xi măng. Hạ điện làm bằng gỗ li, lợp ngói mũi hài.
Cách đền Nguyễn Nghiễm vài trăm mét là đền Nguyễn Trọng, đền có bia đặt trước tiền sảnh nội dung bia là bài ca tựa như “ Gia Huấn ca” của Nguyễn Trãi dùng để khuyên con cháu bảo vệ đạo lý của cha ông để lại.
Ngoài khu lưu niệm là phần mộ đại thi hào Nguyễn Du, mộ được xây bằng gạch bao gồm 3 phần: bàn thờ, phần mộ và vườn cây. Bàn thờ có bia tường hình cuốn thư, lư hương. Bia bằng đá Thanh đề dòng chữ “Danh nhân văn hoá thế giới - Đại thi hào Nguyễn Du”. Quanh bia khắc hình hoa văn thế kỷ XVIII theo luật đường triện.
Ngôi nhà thờ Nguyễn Du được xây dựng vào năm 1825 trên mảnh vườn nhà ở xóm Tiền Giáp. Trong nhà có bàn thờ xây bằng vôi cát, trên để bức hoành phi đề chữ "Hồng sơn thế phả" do Hoàng Phù Phái, tước trung hiếu đại phu đời nhà Thanh tặng vào năm thứ 55 triều Càn Long (1790).
Trên bàn thờ có bài vị bằng đá, phía trên có dòng chữ "Thanh Hiên Nguyễn Tiên Sinh". Tiếp theo nhà thờ Nguyễn Du và bảo tàng nguyễn Du, nơi trưng bày nhiều tài liệu, hiện vật gốc quý liên quan trực tiếp đến cuộc đời và sự nghiệp của đại thi hào Nguyễn Du.
Share on facebook 0 người thích - Thích
Đã xếp hạng di tích số 78/2005/QĐ-BVHTT ngày 28/11/ 2005 .
KHU LƯU NIỆM ĐẠI THI HÀO NGUYỄN DU
1. Tên di tích: Khu lưu niệm đại thi hào Nguyễn Du
2. Loại công trình: Khu lưu niệm
3. Loại di tích: Văn hóa
4. Quyết định: Đã xếp hạng di tích số 78/2005/QĐ-BVHTT ngày 28/11/ 2005 .
5. Địa chỉ: làng Tiên Điền, xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh
6. Tóm lược thông tin về di tích
Nguyễn Du (1765-1820). Tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, biệt hiệu là Hồng Sơn Liệp Bộ. Quê ở xã Tiên Điền, nay là xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân. Xuất thân trong gia tộc có truyền thống khoa bảng và nhiều đời làm quan to. Năm 19 tuổi, đỗ Tam trường, rồi tập tước quan võ làm chánh thủ hiệu ở Thái Nguyên. Kể từ khi nhà Tây Sơn thay thế nhà Lê-Trịnh, trở về sống trong cảnh sa sút. Năm 1802, ra làm quan với nhà Nguyễn, từ tri huyện Phu Dực, Tri Phủ Thường Tín, đến Đông Các Đại học sỹ, Chánh sứ sang nhà Thanh, rồi Hữu Tham tri bộ Lại. Năm 1820, được cử làm chánh sứ sang nhà Thanh cầu phong cho vua Minh Mạng, chưa kịp đi thì bổ bệnh qua đời. Sự nghiệp lớn lao của Nguyễn Du là văn chương, với 3 tập thơ chữ Hán: Bắc hành tạp lục, Nam Trung tạp ngâm, Thanh Hiên thi tập. Các tác phẩm thơ Nôm có: Văn tế sống hai cô gái Tràng Lưu, Văn tế thập loài chúng sinh, Thác lời con trai phường Nón. Nổi bật nhất là Truyện Kiều, tức Đoạn Trường Tân Thanh, truyện thơ Nôm theo thể lục bát gồm 3.254 câu, xứng đáng đưa ông lên vị trí là Đại thi hào dân tộc. Năm 1965, nhân kỷ niệm 200 năm sinh, UNESCO phong tặng ông là Danh nhân Văn hoá thế giới.
Khu di tích Tiên Điền là một tổ hợp nhiều di tích bao gồm đền thờ Đại Vương tiến sĩ Nguyễn Huệ, cầu tiên, khu lưu niệm, đền thờ Nguyễn Nghiễm, Nguyễn Trọng, khu mộ đại thi hào Nguyễn Du và bảo tàng Nguyễn Du.
Toàn bộ khu di tích Nguyễn Du và dòng họ Nguyễn Tiên Điền nằm rải rác trên vùng đất rộng chừng 20 ha từ bờ nam Sông Lam đến xứ Đồng Cùng, bao gồm đền thờ Nguyễn Huệ Đại Vương, cầu Tiên, khu lưu niệm, đền thờ Nguyễn Nghiễm, Nguyễn Trọng, từ đây đi về khoảng 1 km sẽ đến mộ Nguyễn DuNhà thờ Nguyễn Du được xây dựng vào năm 1825 trên mảnh vườn nhà tại làng Tiên Điền. Trong nhà có bàn thờ bằng vôi cát, một bàn nhỏ để góc bút nghiên, trên bàn thờ có một bức hoành đề chữ “ Hồng Sơn thế phả” do Hoàng Phù phái tước Trung hiến Đại phu tặng vào năm thứ 55 triều Càn Long đời nhà Thanh, phía ngoài nhà thờ treo bức đề chữ “ Địa linh nhân kiệt”.
Từ cổng chính đi vào bên phải nhà thờ Nguyễn Du là nhà trưng bày bảo tàng. nội thất nhà trưng bày ngoài một số tài liệu tranh ảnh minh hoạ tác phẩm của Nguyễn Du thì có một số hiện vật quý như: nghiên mực, đĩa mai hạc Nguyễn Du được tặng trong thời gian đi sứ, nậm và chén uống rượu, gạc nai treo áo, la bàn dùng đi săn, bức phù điêu bằng gỗ ghi lại hình ảnh rước Tiến sĩ, hoàn sắc của Nguyễn Nghiễm.
Từ khu lưu niệm về phía đông vài trăm mét là đến đền thờ Nguyễn Nghiễm còn gọi là đền Đức Đại Vương. Trước cổng là hai voi đá và ngựa đá, thượng điện nay chỉ còn bàn thờ bằng đá thanh, bát hương bằng đá, mái lợp ngói xi măng. Hạ điện làm bằng gỗ li, lợp ngói mũi hài.
Cách đền Nguyễn Nghiễm vài trăm mét là đền Nguyễn Trọng, đền có bia đặt trước tiền sảnh nội dung bia là bài ca tựa như “ Gia Huấn ca” của Nguyễn Trãi dùng để khuyên con cháu bảo vệ đạo lý của cha ông để lại.
Ngoài khu lưu niệm là phần mộ đại thi hào Nguyễn Du, mộ được xây bằng gạch bao gồm 3 phần: bàn thờ, phần mộ và vườn cây. Bàn thờ có bia tường hình cuốn thư, lư hương. Bia bằng đá Thanh đề dòng chữ “Danh nhân văn hoá thế giới - Đại thi hào Nguyễn Du”. Quanh bia khắc hình hoa văn thế kỷ XVIII theo luật đường triện.
Ngôi nhà thờ Nguyễn Du được xây dựng vào năm 1825 trên mảnh vườn nhà ở xóm Tiền Giáp. Trong nhà có bàn thờ xây bằng vôi cát, trên để bức hoành phi đề chữ "Hồng sơn thế phả" do Hoàng Phù Phái, tước trung hiếu đại phu đời nhà Thanh tặng vào năm thứ 55 triều Càn Long (1790).
Trên bàn thờ có bài vị bằng đá, phía trên có dòng chữ "Thanh Hiên Nguyễn Tiên Sinh". Tiếp theo nhà thờ Nguyễn Du và bảo tàng nguyễn Du, nơi trưng bày nhiều tài liệu, hiện vật gốc quý liên quan trực tiếp đến cuộc đời và sự nghiệp của đại thi hào Nguyễn Du.
Share on facebook 0 người thích - Thích
0 Bình luận