ĐÌNH LÀNG THƯỢNG PHÚC
ĐÌNH LÀNG THƯỢNG PHÚC
Share on facebook 0 người thích - Thích
ĐÌNH LÀNG THƯỢNG PHÚC
1. Tên di tích: Đình làng Thượng Phúc
2. Loại công trình: Đình
3. Loại di tích: Lịch sử
4. Quyết định: Theo quyết định số 1214 QĐ ngày 30 tháng 10 năm 1990
2. Loại công trình: Đình
3. Loại di tích: Lịch sử
4. Quyết định: Theo quyết định số 1214 QĐ ngày 30 tháng 10 năm 1990
5. Địa chỉ di tích: Xã Quang Trung - Huyện Kiến Xương - Tỉnh Thái Bình
6. Tóm lược thông tin về di tích
Đình Thượng Phúc là một ngôi Đình cổ có quy mô lớn kiến trúc theo kiểu “Tiên nhất Hậu công” có gác Lầu trồng diêm ba tầng. Tiền thân của ngôi Đình có từ khá sớm, ban đầu là một ngôi miếu nhỏ ba gian sơ sài, Đình được xây dựng lại vào thời Lê Trung Hưng thế kỷ thứ 17. Hiện tại trong long cốt Đình có ghi năm tháng trùng tu “Thành Thái Quý Tỵ niên” (1893). Cách đây 118 năm được trùng tu lần thứ nhất và đền Hoàng triều Khải Định kỷ mùi 1919 cách đây 92 năm Đình được xây dựng lại to đẹp hơn.
Trải qua biến đổi nhiều đời, ngôi Đình luôn được tu bổ, tôn tạo to đẹp như ngày hôm nay. Đình Thượng Phúc là một ngôi Đình cổ có kiến trúc văn hóa nghệ thuật, hệ thống 5 gian cửa ô cung khách, báy tiền trạm trổ hoa văn, thông, cúc, trúc, mai, có cấu trúc theo kiểu “Thượng sườn hạ tốn” các đầu lư trạm lộng 3 tầng, cốn trạm hoa văn Triện cài lá dắt, đấu trạm hoa sen, câu đầu trạm dải lụa làm thư, hoa gấm lục lăng.
Tòa đệ nhị 3 gian cuốn vòm, mái lợp ngói mũi, tòa chính tẩm xây kiểu chồng diêm 3 tầng, cao hơn 10m, nóc đắp gạc long, mái lợp ngói mũi, đao đắp song loan, cổ các phù điêu tứ Linh, với phong cách phong nhã hào hoa và cổ kính rêu phong.
Ngoài giá trị là một di sản có kiến trúc nghệ thuật, Đình còn là nơi phụng thờ vị Thánh Hoàng “Đông Hải Đại Vương” vị tôn thần, tên húy là Đoàn Thượng.
Vào thời Vua Lý Anh Tông trị vì ở Trang Hồng Thị, Hồng Châu đạo Hải Dương, có một người họ Đoàn Tên là Trung, thi thư tài giỏi, sử thế hiều đễ làm quan trong bộ lễ thời vua Lý Anh Tông, cùng vợ là Nguyên Thị Phương vốn là người tích đức hành nhân chăm lo tế tự. Lúc này vợ chồng ông họ Đoàn đã ngoài 50 tuổi mà vẫn chưa có ứng mộng tin mừng, không có chùa, miếu nào là ông không đến để cầu phúc, rồi một ngày vợ chồng ông lên núi Yên Tử để cầu phúc. Bỗng ông mộng thấy ánh hào quang rực rỡ bao quanh chùa, có 1 con giảo long từ dưới nước nổi lên, vợ chồng ông ôm lấy định trở về ông chợt tỉnh mới biết là mình vừa qua cơn giấc mộng, từ ngày đó bà vợ họ Nguyễn hoài thai. Rồi ngày 10 tháng 2 năm Giáp Thìn bà sinh hạ được 1 bé trai mình rồng, mắt phượng, hàm yến mày ngài năm 1 tuổi đã biết nói, 5 tuổi đã hiểu được âm luật. Quả nhiên được cha mẹ rất yêu quý và đặt tên là Đoàn Thượng, 15 tuổi đã tầm sư học đạo vốn tinh thông, 20 tuổi đã tinh thông bác cổ.
Đến năm 23 tuổi Vua Lý Anh Tông băng hà, Thái tử kế vị lấy tên là Lý Cao Tông.
Xứ Hồng Châu ứng chiếu cử ông đến bệ kiến Cao Tông ứng thí,Ông là người văn,võ song toàn, ông được vua phong làm chức quan Thị Tòng, hậu cận bên vua, ông là người am hiểu thời thế, tinh thông mọi việc, từ đó ông được tham dự mọi việc chính sự trong triều.
Trong cảnh vua tôi đồng lòng, Quộc thái dân an, trăm họ kính phục, Vua Lý Cao Tông xét thấy ngài có công bèn ban tặng ông là “Thiết Việt Hưng Quốc Đồng Hưu
Lý Cao Tông băng hà, Lý Huệ tông kế nghiệp. Vua Lý Huệ Tông không có con Trai, duy chỉ có 2 người con gái, con gái cả tên là Thiên Thanh Công Chúa, nhà vua gả con gái cả cho Trần Liễn, công Chúa thứ 2 là Phật kim lấy Trần Cảnh. Quyền binh của nhà Lý lúc này không thể làm được gì hơn. Vua Lý Huệ Tông xuất gia đi tu ở chùa Chân Giáo và truyền ngôi vua cho Phật km hiệu là Chiêu Hoàng - Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh niên hiệu là Trần Thái Tông.
Cuộc đời làm vua của Lý Chiêu Hoàng trị vì thời gian ngắn là 14 tháng: Từ tháng 10 năm Giáp Thân (1224) đến tháng 12 năm Ât Dậu (1225).
Kỷ nguyên Đại Việt tồn tại 8 thế kỷ duy nhất một lần có vua nữ là Lý Chiêu Hoàng.
Quan thừa tướng Đoàn Thượng không chịu làm tôi cho họ Trần. Vua Trần Thái Tông cho tìm ông, ông không đến nhà Vua ban sắc phong tước vương ông không nhận và ngài cùng cận vệ trở về Hồng Châu chiêu tập nghĩa quân lập thành lũy ở Yên Nhân (Nay là Bân Yên Nhân, thuộc tỉnh Hưng Yên) và tự xưng là “Đông Hải Đại Vương”.
Thế quân nhà Trần rất mạnh, Trần Thái Tông sai quân đánh 18 trận không phân biệt thắng bại, triều đình nhà Trần đưa sắc phong đến và hứa gả con gái cho ông nhưng ông không nhận. Trần Thái Tông giận lắm liền cùng với Nguyễn Lật trước đây là bộ tướng của Đoàn Thượng sau ăn ở hai lòng ra hàng,nhà Trần đem quân đánh úp. Đoàn Thượng bị đánh bất ngờ nên bị thua ở cửa bể Bình Đầu ông bị mất ngày 12 tháng 7 nơi đấy là địa phận An Phú - An Nhân (Ngài hưởng thọ 56 tuổi).
Sau này vua Trần Thái Tông Mất, vua Thánh Tông Lên ngôi xây dựng đền thờ Ông ban cho 3 chữ ‘”Tối Linh Từ”
Đến thời Vua Lê Thánh Tông, triều Lê đã sắc phong cho ông là “Bỉnh Trung Phù Chính Trương Nghĩa Đại Vương” và đến thời Vua Khải Định cửu niên thất nguyệt nhị thập ngũ nhật 9 Ngày 25 tháng 7 năm Khải Định thứ 9 (1924) phong sắc Ông là “ Đông Hải Đại Vương Thượng Đăng Thần ”
Khi ông mất các vương triều phong sắc và xuống chiếu cho 7 làng ở Hải Dương phụng thờ đến nay đã có 72 làng ở Bắc Bộ đang phụng thơ Ông trong đó có Đình làng Thượng Phúc.
* Nói Về Miêú Trung
Miếu Trung các cụ thời xưa gọi là đền Trung. Một Miếu được tọa lạc trên một khu đất về phía đông bắc của Làng được xây dựng 3 gia: Cửa ô, cung khách, và hậu cung phụng thờ 2 vị thần Hoàng: Nam Hải Đại Vương và Bạch y tôn thần.
Khi Miếu Trung hạ giải năm 1966, các cụ cao niên trong làng đã rước bài vị và bát hương của 2 vị thần Hoàng cũng như đồ khí tế và câu đối vào Đình để thờ Phụng. Đặc biệt là bát hương thờ vị Bạch y tôn thần là một nồi gốm, hiện nay bát hương bằng nồi gốm thờ vị bạch y tôn thần vẫn còn nguyên vẹn. Đây là một báu vật của dân làng.
Từ đấy đến nay đã trải qua hơn 4 thập kỷ Đình làng Thương Phúc đang thờ phụng 3 vị thành Hoàng: Đông Hải Đại Vương, Nam Hải Đại Vương và Bạch Y Tôn Thần.
Đặc biệt hơn nữa mà từ trược tới nay chua bao giờ có đó là 7 sắc phong của các Vương triều nhà Nguyễn đã ban sắc phong tặng cho các vị thành hoàng cho Đình Thượng Phúc phụng thờ, trải qua thời gia lưu giữ khá lâu 144 năm giấy mực đã bị cũ nát.
Để gữi gìn và phục chế “Những đạo sắc phong là những cổ vật mà tổ tiên ta để lại, ban liên lạc hội đông hương và bà con, cô dì, chú Bac đồng hương người làng Thượng Phúc ở hà Nội đã phục chế lại đạo sắc phong đẹp như mới mà vẫn giữu nguyên giá trị nguyên bản Hán nôm và giá trị lịch sử của các đạo sắc phong”.
Đây là một cổ vật có giá trị về lịch sử văn hóa nhân văn mà các thế hệ người làng Thượng Phúc đang thừa hưởng những tinh hoa văn hóa vô cùng quý giá này đối với di tích lịch sử văn hóa QuốC Gia.
Đình Thượng Phúc ngoài giá trị kến trúc văn hóa nghệ thuật là nơi tôn thờ 3 vị Thành Hoàng đồng thời còn là một địa danh sớm có truền thống cách mạng từ những năm 1936-1939.
Cùng với phong trào cách mạng của các gia đình cơ sở cách mạng trong làng, Đình Làng Thượng Phúc còn là cơ sở cách mạng đáng tin cậy của vùng Nam Kiến Xương, là nơi hoạt động của tổ chức cách mạng bí mật của Đảng, Đình còn là nơi in ấn, cất giấu tài liệu truyền đơn của xứ ủy Bắc Kỳ, Tỉnh ủy Thái Bình.
Trải qua các thời kỳ cách mạng từ tiền khởi nghĩa, khàng chiến chống Pháp, chống Mỹ và thời kỳ xây dựng bảo vệ Tổ Quốc cùng với phong trào cách mạng của nhân dân trong làng Đình Thượng Phúc đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc đã được nhà nược phong tặng kỷ niệm chương.
Sau khi hoà bình lập lại Đình làng vẫn là nơi tập trung đưa tiễn các con em trong làng lên đường chồng mỹ cứu nước, bảo vệ tổ quốc.
Từ năm 1970 - 1975 Đình làng là nơi đón tiếp các đồng chỉ thương Binh, bệnh Binh nặng của Tỉnh Thái Bình từ chiến trường Miền Nam chuyển về.
Năm 1990 Đình làng được đón nhận bằng công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia.Từ đó tới nay học sinh Trường THCS Quang Trung thường xuyên chăm sóc và bảo vệ khu di tích lịch sử, đặc biệt là từ khi Bộ Giáo Dục và Đào Tạo phát động phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.Ban giám hiệu nhà trường coi đó là một trong những yêu cầu của “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Nơi đây Trường THCS Quang Trung giáo dục học sinh nét đẹp hướng về cội nguồn, qua đó hình thành cho học sinh những tính cách yêu quê hương, hiểu những giá trị mà ông cha ta đã để lại cho con cháu mai sau.
Đình làng tổ chức lễ hội vào ngày 10 tháng 2 âm lịch hàng năm.
6. Tóm lược thông tin về di tích
Đình Thượng Phúc là một ngôi Đình cổ có quy mô lớn kiến trúc theo kiểu “Tiên nhất Hậu công” có gác Lầu trồng diêm ba tầng. Tiền thân của ngôi Đình có từ khá sớm, ban đầu là một ngôi miếu nhỏ ba gian sơ sài, Đình được xây dựng lại vào thời Lê Trung Hưng thế kỷ thứ 17. Hiện tại trong long cốt Đình có ghi năm tháng trùng tu “Thành Thái Quý Tỵ niên” (1893). Cách đây 118 năm được trùng tu lần thứ nhất và đền Hoàng triều Khải Định kỷ mùi 1919 cách đây 92 năm Đình được xây dựng lại to đẹp hơn.
Trải qua biến đổi nhiều đời, ngôi Đình luôn được tu bổ, tôn tạo to đẹp như ngày hôm nay. Đình Thượng Phúc là một ngôi Đình cổ có kiến trúc văn hóa nghệ thuật, hệ thống 5 gian cửa ô cung khách, báy tiền trạm trổ hoa văn, thông, cúc, trúc, mai, có cấu trúc theo kiểu “Thượng sườn hạ tốn” các đầu lư trạm lộng 3 tầng, cốn trạm hoa văn Triện cài lá dắt, đấu trạm hoa sen, câu đầu trạm dải lụa làm thư, hoa gấm lục lăng.
Tòa đệ nhị 3 gian cuốn vòm, mái lợp ngói mũi, tòa chính tẩm xây kiểu chồng diêm 3 tầng, cao hơn 10m, nóc đắp gạc long, mái lợp ngói mũi, đao đắp song loan, cổ các phù điêu tứ Linh, với phong cách phong nhã hào hoa và cổ kính rêu phong.
Ngoài giá trị là một di sản có kiến trúc nghệ thuật, Đình còn là nơi phụng thờ vị Thánh Hoàng “Đông Hải Đại Vương” vị tôn thần, tên húy là Đoàn Thượng.
Vào thời Vua Lý Anh Tông trị vì ở Trang Hồng Thị, Hồng Châu đạo Hải Dương, có một người họ Đoàn Tên là Trung, thi thư tài giỏi, sử thế hiều đễ làm quan trong bộ lễ thời vua Lý Anh Tông, cùng vợ là Nguyên Thị Phương vốn là người tích đức hành nhân chăm lo tế tự. Lúc này vợ chồng ông họ Đoàn đã ngoài 50 tuổi mà vẫn chưa có ứng mộng tin mừng, không có chùa, miếu nào là ông không đến để cầu phúc, rồi một ngày vợ chồng ông lên núi Yên Tử để cầu phúc. Bỗng ông mộng thấy ánh hào quang rực rỡ bao quanh chùa, có 1 con giảo long từ dưới nước nổi lên, vợ chồng ông ôm lấy định trở về ông chợt tỉnh mới biết là mình vừa qua cơn giấc mộng, từ ngày đó bà vợ họ Nguyễn hoài thai. Rồi ngày 10 tháng 2 năm Giáp Thìn bà sinh hạ được 1 bé trai mình rồng, mắt phượng, hàm yến mày ngài năm 1 tuổi đã biết nói, 5 tuổi đã hiểu được âm luật. Quả nhiên được cha mẹ rất yêu quý và đặt tên là Đoàn Thượng, 15 tuổi đã tầm sư học đạo vốn tinh thông, 20 tuổi đã tinh thông bác cổ.
Đến năm 23 tuổi Vua Lý Anh Tông băng hà, Thái tử kế vị lấy tên là Lý Cao Tông.
Xứ Hồng Châu ứng chiếu cử ông đến bệ kiến Cao Tông ứng thí,Ông là người văn,võ song toàn, ông được vua phong làm chức quan Thị Tòng, hậu cận bên vua, ông là người am hiểu thời thế, tinh thông mọi việc, từ đó ông được tham dự mọi việc chính sự trong triều.
Trong cảnh vua tôi đồng lòng, Quộc thái dân an, trăm họ kính phục, Vua Lý Cao Tông xét thấy ngài có công bèn ban tặng ông là “Thiết Việt Hưng Quốc Đồng Hưu
Lý Cao Tông băng hà, Lý Huệ tông kế nghiệp. Vua Lý Huệ Tông không có con Trai, duy chỉ có 2 người con gái, con gái cả tên là Thiên Thanh Công Chúa, nhà vua gả con gái cả cho Trần Liễn, công Chúa thứ 2 là Phật kim lấy Trần Cảnh. Quyền binh của nhà Lý lúc này không thể làm được gì hơn. Vua Lý Huệ Tông xuất gia đi tu ở chùa Chân Giáo và truyền ngôi vua cho Phật km hiệu là Chiêu Hoàng - Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh niên hiệu là Trần Thái Tông.
Cuộc đời làm vua của Lý Chiêu Hoàng trị vì thời gian ngắn là 14 tháng: Từ tháng 10 năm Giáp Thân (1224) đến tháng 12 năm Ât Dậu (1225).
Kỷ nguyên Đại Việt tồn tại 8 thế kỷ duy nhất một lần có vua nữ là Lý Chiêu Hoàng.
Quan thừa tướng Đoàn Thượng không chịu làm tôi cho họ Trần. Vua Trần Thái Tông cho tìm ông, ông không đến nhà Vua ban sắc phong tước vương ông không nhận và ngài cùng cận vệ trở về Hồng Châu chiêu tập nghĩa quân lập thành lũy ở Yên Nhân (Nay là Bân Yên Nhân, thuộc tỉnh Hưng Yên) và tự xưng là “Đông Hải Đại Vương”.
Thế quân nhà Trần rất mạnh, Trần Thái Tông sai quân đánh 18 trận không phân biệt thắng bại, triều đình nhà Trần đưa sắc phong đến và hứa gả con gái cho ông nhưng ông không nhận. Trần Thái Tông giận lắm liền cùng với Nguyễn Lật trước đây là bộ tướng của Đoàn Thượng sau ăn ở hai lòng ra hàng,nhà Trần đem quân đánh úp. Đoàn Thượng bị đánh bất ngờ nên bị thua ở cửa bể Bình Đầu ông bị mất ngày 12 tháng 7 nơi đấy là địa phận An Phú - An Nhân (Ngài hưởng thọ 56 tuổi).
Sau này vua Trần Thái Tông Mất, vua Thánh Tông Lên ngôi xây dựng đền thờ Ông ban cho 3 chữ ‘”Tối Linh Từ”
Đến thời Vua Lê Thánh Tông, triều Lê đã sắc phong cho ông là “Bỉnh Trung Phù Chính Trương Nghĩa Đại Vương” và đến thời Vua Khải Định cửu niên thất nguyệt nhị thập ngũ nhật 9 Ngày 25 tháng 7 năm Khải Định thứ 9 (1924) phong sắc Ông là “ Đông Hải Đại Vương Thượng Đăng Thần ”
Khi ông mất các vương triều phong sắc và xuống chiếu cho 7 làng ở Hải Dương phụng thờ đến nay đã có 72 làng ở Bắc Bộ đang phụng thơ Ông trong đó có Đình làng Thượng Phúc.
* Nói Về Miêú Trung
Miếu Trung các cụ thời xưa gọi là đền Trung. Một Miếu được tọa lạc trên một khu đất về phía đông bắc của Làng được xây dựng 3 gia: Cửa ô, cung khách, và hậu cung phụng thờ 2 vị thần Hoàng: Nam Hải Đại Vương và Bạch y tôn thần.
Khi Miếu Trung hạ giải năm 1966, các cụ cao niên trong làng đã rước bài vị và bát hương của 2 vị thần Hoàng cũng như đồ khí tế và câu đối vào Đình để thờ Phụng. Đặc biệt là bát hương thờ vị Bạch y tôn thần là một nồi gốm, hiện nay bát hương bằng nồi gốm thờ vị bạch y tôn thần vẫn còn nguyên vẹn. Đây là một báu vật của dân làng.
Từ đấy đến nay đã trải qua hơn 4 thập kỷ Đình làng Thương Phúc đang thờ phụng 3 vị thành Hoàng: Đông Hải Đại Vương, Nam Hải Đại Vương và Bạch Y Tôn Thần.
Đặc biệt hơn nữa mà từ trược tới nay chua bao giờ có đó là 7 sắc phong của các Vương triều nhà Nguyễn đã ban sắc phong tặng cho các vị thành hoàng cho Đình Thượng Phúc phụng thờ, trải qua thời gia lưu giữ khá lâu 144 năm giấy mực đã bị cũ nát.
Để gữi gìn và phục chế “Những đạo sắc phong là những cổ vật mà tổ tiên ta để lại, ban liên lạc hội đông hương và bà con, cô dì, chú Bac đồng hương người làng Thượng Phúc ở hà Nội đã phục chế lại đạo sắc phong đẹp như mới mà vẫn giữu nguyên giá trị nguyên bản Hán nôm và giá trị lịch sử của các đạo sắc phong”.
Đây là một cổ vật có giá trị về lịch sử văn hóa nhân văn mà các thế hệ người làng Thượng Phúc đang thừa hưởng những tinh hoa văn hóa vô cùng quý giá này đối với di tích lịch sử văn hóa QuốC Gia.
Đình Thượng Phúc ngoài giá trị kến trúc văn hóa nghệ thuật là nơi tôn thờ 3 vị Thành Hoàng đồng thời còn là một địa danh sớm có truền thống cách mạng từ những năm 1936-1939.
Cùng với phong trào cách mạng của các gia đình cơ sở cách mạng trong làng, Đình Làng Thượng Phúc còn là cơ sở cách mạng đáng tin cậy của vùng Nam Kiến Xương, là nơi hoạt động của tổ chức cách mạng bí mật của Đảng, Đình còn là nơi in ấn, cất giấu tài liệu truyền đơn của xứ ủy Bắc Kỳ, Tỉnh ủy Thái Bình.
Trải qua các thời kỳ cách mạng từ tiền khởi nghĩa, khàng chiến chống Pháp, chống Mỹ và thời kỳ xây dựng bảo vệ Tổ Quốc cùng với phong trào cách mạng của nhân dân trong làng Đình Thượng Phúc đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc đã được nhà nược phong tặng kỷ niệm chương.
Sau khi hoà bình lập lại Đình làng vẫn là nơi tập trung đưa tiễn các con em trong làng lên đường chồng mỹ cứu nước, bảo vệ tổ quốc.
Từ năm 1970 - 1975 Đình làng là nơi đón tiếp các đồng chỉ thương Binh, bệnh Binh nặng của Tỉnh Thái Bình từ chiến trường Miền Nam chuyển về.
Năm 1990 Đình làng được đón nhận bằng công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia.Từ đó tới nay học sinh Trường THCS Quang Trung thường xuyên chăm sóc và bảo vệ khu di tích lịch sử, đặc biệt là từ khi Bộ Giáo Dục và Đào Tạo phát động phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.Ban giám hiệu nhà trường coi đó là một trong những yêu cầu của “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Nơi đây Trường THCS Quang Trung giáo dục học sinh nét đẹp hướng về cội nguồn, qua đó hình thành cho học sinh những tính cách yêu quê hương, hiểu những giá trị mà ông cha ta đã để lại cho con cháu mai sau.
Đình làng tổ chức lễ hội vào ngày 10 tháng 2 âm lịch hàng năm.
Share on facebook 0 người thích - Thích
0 Bình luận