Số người đang online : 19 ĐÌNH LÀNG DŨNG THUÝ - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

ĐÌNH LÀNG DŨNG THUÝ
post image
ĐÌNH LÀNG DŨNG THUÝ


ĐÌNH LÀNG DŨNG THUÝ



 
1.    Tên di tích: Đình làng Dũng Thuý
2.    Loại công trình: Kiến trúc
3.    Loại di tích: Lịch sử
4.    Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia quyết định số 2015 ngày 18 tháng 12 năm 1993


 
5.    Địa chỉ di tích: Thôn Dũng Thuý Hạ - xã Dũng Nghĩa – huyện Vũ Thư – tỉnh Thái Bình.
6.    Tóm lược thông tin về di tích

         Thôn Dũng Thuý Hạ và thôn Vô Ngại Thái xã Dũng Nghĩa – huyện Vũ Thư nằm trên trục lộ giao thông chiến lược đường thuỷ đối diện bên kia sông Hồng là chấn thành vị Hoàng, bên đây là tuần Sở Dũng Thuý.
         Ngay từ thời nhà Trần trên sông Tiền Khê (làng Dũng Thuý Hạ) Trần Thánh Tôn đã cho lập căn cứ thuỷ quân tháng 01/1288 Vua Trần lui quân từ Thăng Long xuống Long Hưng và đóng quân ở Tiền Khê trên sông Đức Cương.
         Nắm được đường tiến công của giặc, nhóm quân của ta do Trần Công chỉ huy đã chặn đánh quân giặc trên sông Tiền Khê, quân giặc bị tấn công bất ngờ không kịp chở tay. Quân ta đại thắng và đã được nhà Vua sắc phong là Tây Khê Linh ứng, Dục Bảo Trung Hưng – cứu dân giúp nước.
Từ đó những chiến công của quân và dân Dũng Thuý Hạ đã làm nô nức lòng người.
         Năm 1640 chủ tướng Trần Công cầm quân đánh giặc bị thất bại, quân giặc đã kéo lên đốt phá và giết hại dân lành sự tích còn ghi lại đó là chợ cháy làng Quán xã Dũng Nghĩa – huyện Vũ Thư.
         Vì lúc bấy giờ nhiều anh hùng hào kiệt về chợ Quán hội tụ để bàn kế đánh giặc.
         Làng Quán là nơi dung nạp bầy tôi của chủ Tướng Mạc Kính Vũ và là tiến sĩ Viết Hải.
         Ông Tú Cao là cháu đích tôn đời thứ 5 của tiến sĩ Trần Viết Hải - ông giỏi võ lại thông thạo chữ nghĩa, thời đó ông đã đỗ bằng tú tài. Vì chán thời cuộc Vua Chúa phong kiến ông không ra làm quan mà ở nhà mở trường dạy học.
         Trong thời gian ông dạy học thấy cảnh cường bóc của quan lại đối với dân lành, ông đã bỏ nghề dạy học để thu nạp nghĩa quân và lập tổng đoàn.
         Ông đã cho quân đắp luỹ liên hoàn khắp tổng Vô Ngại để đánh trả các toán cướp bảo vệ dân lành, nhường cơm sẻ áo cho người nghèo.
Tiếng vang đã đồn xa, các toán cướp đều sợ hãi không dám bén mảng tới dân làng. Từ đó các chủ tướng và quân dân kéo nhau về tụ họp tại đây ngày một đông.
          Tại cửa Tiền Khê ông cho Nghĩa Quân khơi sâu dòng sông để thuyền bè đi lại dễ dàng, lúc triều cường cũng như lúc triều Hạ. Trên cạn ông đã lập căn cứ của nghĩa quân dài 1,5km từ Miếu Tây Khê qua đình Dũng Thuý Hạ về tận cây đa cổng Luỹ.
          Ngôi đình Dũng Thuý Hạ ngày nay là nơi thờ bản cảnh Thành Hoàng “Tây khê Linh ứng Đại Vương” và là nơi gặp gỡ luận bàn tiếp nhận anh tài hào kiệt của “Chiêm Anh Quán” thời xưa.
          Năm 1740 đội nghĩa binh đã lên tới trên 1triệu người và được trang bị nhiều vũ khí các loại.
          Trước tình hình nóng bỏng của Sơn Nam Hạ. Mùa hè năm 1740 Hoàng Công Chất – Tú Cao – Vũ Đình Dung đã phải cụm lại phối hợp chiến đấu. Hoàng Công Toản dẫn cảm tử quân lên chặn quânTrần ở Hưng Yên, nghĩa quân ngân dã cố thủ tại căn cứ Nghĩa Hưng. Đại quân chúa Trịnh bị Hoàng Công Toản đánh chặn ở Khoái Châu, Chấn Thành hoảng sợ cho đóng chặt cổng thành. Nhân lúc quân giặc hoảng sợ Trần Tú Cao từ căn cứ Vô Ngại – Dũng Thuý Hạ đã vượt sông Hồng tấn công thành Trực Ninh – huyện Hà Nam Ninh. Thành Trực Ninh bị tiêu diệt, chiến thắng Trực Ninh làm náo nức lòng nghĩa quân Sơn Nam hạ. Trần Tú Cao cho quân kéo về đình làng Dũng Thuý Hạ khao thưởng.
           Đoán trước được âm mưu của kẻ thù chúng sẽ tấn công căn cứ Dũng Thuý Hạ và căn cứ ngân giã - Trần Tú Cao họp toàn quân – toàn dân bố phòng lực lượng ở cửa Tiền Khê. Ông hạ lệnh đào hào chôn sập cây gạo ở đầu làng để giấu tiêu điểm của nghĩa quân và bảo vệ căn cứ ngân giã. Bọn giặc điên cuồng hung hăng đến tàn phá căn cứ ngân giã. Quân ta chiến đấu ngoan cường trận đánh diễn ra vô cùng ác liệt một mất một còn. Vì quân ít lại bị địch vây lâu ngày cuối cùng Trần Tú Cao cùng một số tướng sĩ đã hy sinh trên cánh đồng ngân giã, cánh đồng làng Dũng Thuý Hạ ngày nay.
           Để tưởng nhớ công lao của chủ tướng Trần Tú Cao cùng các anh hùng hào kiệt đã anh dũng hy sinh trên cánh đồng ngân giã (thôn Dũng Thuý Hạ). Dân làng đã lập ngôi đình làng Dũng Thuý Hạ để thờ. Hàng năm dân làng Dũng Thuý Hạ lấy ngày 20/11 âm lịch làm ngày giỗ trận tại đình làng.
            Năm 1993 ngôi đình làng đã được Bộ văn hoá thông tin thể thao (nay là Bộ văn hoá thông tin gia đình và du lịch) cấp bằng di tích lịch sử Quốc gia. Từ đó dân làng Dũng Thuý Hạ lấy ngày 10/3 hàng năm làm ngày kỷ niệm di tích lịch sử quốc gia tại đình làng.
 









  

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành