Số người đang online : 25 ĐÌNH ĐÔNG QUÁCH - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

ĐÌNH ĐÔNG QUÁCH
post image
ĐÌNH ĐÔNG QUÁCH


ĐÌNH ĐÔNG QUÁCH





1.    Tên di tích: Đình Đông Quách
2.    Loại công trình: Kiến trúc
3.    Loại di tích: Lịch sử
4.    Quyết định: Được công nhận di tích theo quyết định số 83/2006/QĐ-BVHTT ngày 11 tháng 10 năm 2006


 
5.    Địa chỉ di tích: Đình của làng Đông Quách xã Nam Hà, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
6.    Tóm lược thông tin về di tích

        Đình Đông Quách được phân bố gọn trên một lô đất diện tích 1640m2 tại trung tâm làng Đông Quách, mặt hướng về phía Tây nam, xung quang là ruộng lúa ao hồ và vườn cây ăn quả, môi trường xanh – sạch - đẹp thoáng mát.
        Đình Đông Quách xã Nam Hà, Huyện Tiền Hải nay là nơi thờ phụng: Đức bản thổ thành hoàng, đức đại càn quốc gia Nam Hải Tứ Vị Hồng Lương là vị thần thờ phổ biến tại các xã ven biển của tỉnh Thái Bình nói chung. Đình Đông Quách là nơi thờ Đức thánh Trần Hưng Đạo đại vương, thờ đức doanh điền xứ Nguyễn Công Trứ. Những vị thần này đều thuộc hệ chính thần đã được các triều đại phong kiến Việt Nam từ thời Trần đến thời Nguyễn đều cho phép người Việt Nam thờ phụng. Ngày nay đình còn lưu được các sắc phong của các đời vua như Thiệu Trị, Tự Đức, Đồng Khánh, Duy Tân, Khải Định phong cho các vị thần đã nêu trên.
        Theo truyền khẩu và các tư liệu văn bia đá, sắc phong, dòng lạc khoản ghi tại thượng lương thì đình được khởi dựng từ khi lập làng vào triều vua Minh Mệnh (1829). Qua các đời vua Thiệu trị và Tự Đức thì đình được củng cố to đẹp thêm. Đến triều vua Duy Tân thì dân làng đã đông, kinh tế đã mở mang lên làng xây dựng toà bái đường to cao lộng lẫy và các toà điện trung tế và hậu cung đều được làm vào thời Nguyễn. Niên đại tuyệt đối ghi tại cây thượng lương toà bái đường là năm Duy Tân thứ 9 (1915).
        Quy mô kiến trúc của đình Đông Quách hiện tại theo thể thức “Tiền chữ nhất, hậu chữ công”. Từ bên ngoài vào toà bái đường 05 gian, 03 gian toà trung, tiếp đến là 02 gian ống muống nối với 3 gian hậu cung. Tổng số toàn bộ ngôi đình là 13 gian.
 -  Toà bái đường là ngôi đình lớn có quy  mô 5 gian được xây dựng theo kiểu thức hồi văn năm đấu. Phần mái có kìm đại bờ đấp trụ đấu và hai đầu hồi phần hiên tiếp đắp thụ biểu hoa giành giành lồng đèn. Chái hai hồi đình trang trí chỉ ô sa và chữ ô chữ thọ dạng hán tự.
 -  Phần nội thất: Đình làm theo kiểu tứ trụ lòng thuyền khung kiến trúc bằng gỗ lim bốn vì kéo giữa đình được chạm trổ tinh vi các nội dung Tứ Linh tại các cốn tiền và cốn hậu, phần rốn nhện và má câu đầu của bốn cặp vì kéo đều chạm rồng đỡ cây thượng lương, đôi con Lân giơ cho rồng tỳ vào nâng đỡ sức nặng của mái đình.
        Mặt bên trái của mảng cốn này chạm hoa văn hoạ tiết kỷ hà lá lật, 08 đầu dư chạm đầu rồng các ghé dỡ, bẩy hiên tiền và bẩy hiên hậu chạm trổ nội dung tứ quý và tứ linh.
 -  Kiến trúc toà điện trung tế: Quy mô xây dựng là 3 gian làm theo kiểu hồi văn 3 đấu. Nội thất làm theo kiểu lộn thềm, kết cấu kéo: “Thượng chúa báng, hạ kẻ chuyền” xà vượt và các câu đầu đều soi chỉ gờ má trai bào trơn đóng bén, chạm trổ không có gì đặc biệt.
 -  Kiến trúc toà điện ống muống nối toà trung tế với hậu cung: Đây là 2 gian nhà làm theo kiểu kéo cầu quá giang vượt. Các vì kéo làm theo kiểu thượng quang đèn, hạ kẻ chuyền.
 -  Kiến trúc toà điện hậu cung: Toà điện này cũng được làm theo kiểu hồi văn cánh bảng. Gian trung tâm nối liền với gian ống muống. Phần mái điện cuốn vòm và dán ngói cổ vảy rồng, không chạm trổ gì đắc biệt.








 

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành