Số người đang online : 26 TỪ ĐƯỜNG TIẾN SĨ ĐÀO VŨ THƯỜNG - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

TỪ ĐƯỜNG TIẾN SĨ ĐÀO VŨ THƯỜNG
post image
TỪ ĐƯỜNG TIẾN SĨ ĐÀO VŨ THƯỜNG


TỪ ĐƯỜNG TIẾN SĨ ĐÀO VŨ THƯỜNG




1.    Tên di tích: Từ đường Tiến sĩ Đào Vũ Thường
2.    Loại công trình: Kiến trúc
3.    Loại di tích: Lịch sử
4.    Quyết định: Được công nhận di tích theo quyết định số 2015-VH/QĐ  ngày 16 tháng 12 năm 1993


 
5.    Địa chỉ di tích: Thôn 5 xã Đông Quang huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình
6.    Tóm lược thông tin về di tích

         Danh nhân Tiến sĩ Đào Vũ Thường, sinh giờ Mão, ngày 07 tháng 2 năm Ất dậu (1705) tại xã Yên Lũ, Thanh Lan (Nơi có kiểu đất đẹp Long Bàn) nay là thôn Hưng Đạo xã Đông Quang, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.
Cụ học vấn thông minh, hình dáng thanh tú, năm 18 tuổi đỗ Hương Cống khoa Quý Mão 1723 được tổ chức huấn đạo huyện Thanh Lan có Môn sinh theo học rất đông, nhiều người đỗ đạt thành tài, nhân gian truyền tụng:
Nức danh Yên Lũ họ Đào
Gần xa sĩ tử xin vào nhập môn
         Trong 23 năm làm huấn đạo huyện Thanh Lan (1723- 1746) tài sản duy nhất của cụ có 3 gian nhà gỗ lim, cụ bàn với tri huyện Thanh Lan hiến cho huyện làm văn từ thờ các vị văn thần yêu nước trong huyện (hiện ở xã Đông Động huyện Đông Hưng).
Cụ vừa dạy học và trông coi việc học hành trong huyện, vừa chăm chỉ dùi mài kinh sử. Năm Bính Dần 1746 niên hiệu Cảnh Hưng thứ 7, tự ra ứng thi, vượt sức 2000 cống sĩ, Cụ đỗ Tiến sĩ được vua Lê Hiển Tông ban áo, mũ, lộc điền vinh quy bái tổ về quê. Điền lộc 30 mẫu, quan nghè không nhận đất tốt Yên Lũ đang ở mà nhận mảnh đất hoang Mả lớn nằm giữa hai Tổng Cát Đàm và Tiên Hưng rồi đưa con cháu, dân làng đến khai phá, đào sông, dẫn thuỷ, nhập điền trở thành ruộng đồng, làng mạc và đặt tên là Đông Lan.
          Sau 8 năm đỗ Tiến sĩ, Cụ được sắc phong qua các chức: “Công khoa cấp sự trung”; “Nghệ An thanh bình hiến sát sứ”; “Ngự sử kinh Bắc”.
Thân phụ là cụ Phó sĩ lang Đào Vũ Trác sinh giờ Dần, ngày 5 tháng 8 năm Mậu Thìn 1688, tạ thế giờ Dần, ngày 01 tháng 03 năm Tân Dậu 1741, hưởng thọ 54 tuổi.
         Thân mẫu là cụ Vũ Thị Hoà, sinh năm Bính Dần 1686, tạ thế giờ Mão ngày 19 tháng 9 năm Mậu Thìn 1748 hưởng thọ 63 tuổi.
Phu nhân quan Ngự Sử là Phạm Thị Siêu, hiệu nhân anh Nghi Nhân, sinh năm Quý Tỵ 1713, tạ thế ngày 25 tháng 2 năm Giáp Dần 1794, hưởng thọ 82 tuổi. Khi đào sông Sa Lung quan Thượng Thư Lương Quy Chính triều Thành Thái nhà Nguyễn chuyển táng về quê nhà tại mả Rồi thôn Đoài xã Hồng Việt huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình nơi có kiểu đất đẹp “Nhị nữ hiến hoa”.
         Con trai cả Đào Vũ Hiển sinh giờ Dần, ngày 21 tháng 9 năm Quý Hợi 1743, tạ thế giờ Thân ngày 10 tháng 10 năm Canh Ngọ 1810, hưởng thọ 68 tuổi. Thông minh, học giỏi đỗ Hương Cống, được sắc phong tới chức Ngự Sử Đài Chiếu Khám năm 1777, khi mới 35 tuổi là bạn thân hữu với quan Bảng nhãn Lê Quý Đôn đồng triều.
         Đào tộc nguồn gốc Bút Sơn Thanh Hoá về huyện Thanh Lan hiện nay cư trú tại 3 địa danh: Đào tộc Đông Lan, Đào tộc Yên Lũ, Đào tộc Yên Bài. cả 3 nơi đều phát sinh quan Ngự Sử. Quan Ngự Sử Đào Vũ Thường là Thuỷ tổ Đào tộc Đông Lan (đời thứ nhất trong gia phả). Quan Ngự Sử Kinh Bắc tạ thế giờ Dậu ngày 23 tháng 7 năm 1754 tại Nghệ An, hưởng thọ 49 tuổi, con cháu an táng tại quê nhà.
         Năm 1762, sau khi đi sứ Trung Quốc 2 năm về quan Bảng Nhãn Lê Quý Đôn hiểu rõ danh tướng Hoàng Phúc là người giỏi địa lí đã sử dụng (Cao biền tấu thư, địa lí kiều tự) tại Việt Nam nên đã xin nhà Vua về làm Tổng Trấn ở tỉnh Hải Dương để quản lí đất Hạ Bì. Tri ân công đức của quan Ngự Sử Kinh Bắc quan Bảng Nhãn Lê Quý Đôn đã cấp ngôi mộ trong kiểu đất đẹp “Hạ Bì chi thuỷ” cùng với ruộng cho thủ mộ họ Nguyễn truyền nhiều đời trông nom. Năm 1777 con trai cả là Đào Vũ Điển chuyển cát táng thân phụ về Hạ Bì, nay thuộc thôn Đỗ Thượng xã Phạm Kha huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dương.





 

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành