Chùa Thần Quang hay còn gọi là chùa Keo, thuộc địa...
Sự hòa trộn của hai nền kiến trúc ở đây không bị kiến trúc lai căng mà còn làm giàu thêm kiến trúc Việt Nam, giống như Phật giáo đã từ ấn Độ, Trung Hoa vào Việt Nam đã có thêm màu sắc tín ngưỡng nhân dân, trở thành Phật giáo Việt Nam.
Chùa xây dựng trên một vùng đất rộng 100.000 mét vuông, dài từ chân đê đến con ngòi của thôn Bồng Tiên, gồm nhiều cụm kiến trúc xếp theo một trục dài cao thấp khác nhau.
Gác chuông chùa Keo là một công trình nghệ thuật bằng gỗ độc đáo, tiêu biểu cho kiến trúc cổ Việt Nam thời hậu Lê. Được dựng trên một nền gạch xây vuông vắn, gác chuông cao 11,04 m gồm 3 tầng mái, kết cấu bằng những con sơn chồng lên nhau.
Bộ khung gác chuông làm bằng gỗ liên kết với nhau bằng mộng ngậm, nâng bổng 12 mái ngói với 12 đao loan uốn cong dáng vẻ thanh thoát, nhẹ nhàng. Tầng một treo khánh đá 1,20 m và chuông đồng cao 1,30 m, đường kính 1m đúc vào thời Lê Hy Tông (1686); hai tầng trên treo chuông nhỏ cao 0,62m, đường kính 0,69 m đúc vào năm 1796.
Chùa là chốn thiền, là một khoảng không gian khép kín, không gian ấy không giống với chốn tu hành, thiên về sự khổ hạnh. Ở đây là một chốn thiền bao la trong suy tưởng cốt tìm đến trí và tuệ để giải thoát cuộc đời bể khổ.
Cho đến nay, chùa Keo đã tồn tại ngót 400 năm. Trong suốt thời gian ấy, chùa Keo vẫn trọn vẹn là một tác phẩm nghệ thuật, ghi đậm một tình cảm thẩm mỹ vừa thực, vừa huyền thoại của văn hóa Việt Nam.
Nguồn: website Thái Bình
Share on facebook 0 người thích - Thích