Số người đang online : 34 Lễ hội đền Đức Hoàng - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

Lễ hội đền Đức Hoàng
post image
Lễ hội đền Đức Hoàng

Lễ hội đền Đức Hoàng được tổ chức vào ngày 30/1 và 1/2 âm lịch hàng năm, tại xã Phúc Thành (huyện Yên Thành, Nghệ An), để tưởng nhớ công lao của Hoàng Tá Thốn.

Theo các sử liệu, Hoàng Tá Thốn không những có tài thao lược mà còn có công lớn trong việc chiêu dân, mở đất, lập làng... nên được nhân dân nhiều địa phương tôn làm Thành hoàng.

Văn bia và phả tộc họ Hoàng (ở Vạn Tràng) ghi chép: Sát Hải Đại Vương Hoàng Tá Thốn sinh năm Giáp Dần (1254) vào đời vua Trần Thái Tông, ở làng Vạn Phần, phủ Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.

Lịch sử ghi lại, đời vua Trần Nhân Tông, năm Mậu Tý (1288), tướng nhà Nguyên - Mông là Thoát Hoan và Ô Mã Nhi đem quân sang xâm lư­ợc nước ta. Tư­ớng quân Hoàng Tá Thốn được cấp ấn phù, thống lĩnh hàng vạn quân cùng tàu thuyền phục kích ở sông Bạch Đằng để đại phá quân giặc.... Dưới tài tổng chỉ huy của Trần Hưng Đạo, trận đánh diễn ra ác liệt, quân ta đại thắng, Ô Mã Nhi bị bắt sống. Vua Trần Nhân Tông phong cho Hoàng Tá Thốn là “Sát Hải Chàng Lại Đại T­ướng Quân”. Là vị tướng có dũng khí, trí thông minh và nhiều mư­u l­ược, có công với dân với nước nên sau khi ông mất, triều đình cho lập đền thờ ở nhiều nơi, trong đó có đền Đức Hoàng, xã Phúc Thành huyện Yên Thành. Năm 2000, Đền Đức Hoàng được Nhà nước công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia.

Lễ hội đền Đức Hoàng gồm hai phần:

Phần lễ được tổ chức với các nội dung: lễ khai quang, lễ yết cáo, lễ rước, lễ tế thần, lễ tạ và lễ hoa đăng (lễ cáo từ).

Phần hội nhiều hoạt động phong phú gồm: biểu diễn văn nghệ quần chúng, thi đấu bóng chuyền nam, nữ, đấu vật tự do toàn huyện, thi người đẹp đền Hoàng; các trò chơi dân gian như kéo co, đánh đu, chọi gà, đua thuyền, nấu cơm, bắt cá; các trò chơi hiện đại như mô tô bay, điện tử, xe điện dụng, nhà hơi siêu nhân, xe tàu điện cùng nhiều hoạt động khác.

Lễ hội là dịp để bà con nhân dân địa phương và du khách gần xa tưởng nhớ công đức của Sát Hải Đại Vương Hoàng Tá Thốn - người có công đánh đuổi giặc Nguyên - Mông, đem lại thái bình cho đất nước

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành