Số người đang online : 15 Lễ hội đền Cuông - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

Lễ hội đền Cuông
post image
Lễ hội đền Cuông

Nối tiếp lễ hội Cổ Loa diễn ra tại Đông Anh - Hà Nội, lễ hội Đền Cuông được tổ chức long trọng từ ngày 12 đến ngày 16/2 âm lịch, trong đó ngày chính lễ là 14 và 15/2 tại xã Diễn An, huyện Diễn Châu,tỉnh Nghệ An. Theo truyền thuyết,lễ hội đền Cuông (đền Công) không chỉ là dịp cầu phúc cầu tài mà còn là dịp để lòng người ghi dấu đoạn kết của câu chuyện Loa Thành: An Dương Vương đem công chúa Mỵ Châu chạy trốn kẻ thù, tới Diễn Châu thì dừng lại. Lễ hội Đền Cuông chính thức ra đời từ năm 1993, còn trước đó nó chỉ tồn tại dưới hình thức lễ tế thần.

Phần lễ của lễ hội đền Cuông bao gồm năm lễ: lễ khai quang, lễ cáo trung thiên, lễ yết, lễ đại và lễ tạ. Ngoài ra, còn có thêm lễ túc trực. Khi tham gia lễ, các vị trong ban hành lễ sẽ mặc lễ phục theo quy định.

Lễ khai quang là lễ diễn ra đầu tiên trong lễ hội đền Cuông. Lễ được tổ chức vào ngày 12 tháng 2 âm lịch hàng năm. Nội dung của phần lễ là dâng hương xin các vị về trời để nhân dân làm công tác don dẹp đền chuẩn bị cho lễ hội sắp tới.

Lễ cáo trung thiên được tổ chức sau khi kết thúc công việc dọn dẹp. Lễ diễn ra khá đơn giản và nhanh chóng. Nội dung của lễ là báo với các vị công việc dọn dẹp đền đã hoàn thành, mời các vị về đền tham dự lễ hội và lắng nghe những nguyện vọng, mong ước và chứng giám cho lòng thành kính của nhân dân.

Lễ yết là lễ thứ ba trong phần lễ và cũng là lễ có tính chất mở đầu lễ hội đền Cuông. Lễ được diễn ra vào chiều tối ngày 14 tháng 2 âm lịch.Theo đúng thông lệ, lễ phải diễn ra vào tối khuya khoảng 22 giờ trở đi nhưng do yêu cầu hành lễ của bà con nên lễ được tiến hành sớm hơn, vào khoảng 17h chiều ngày 14 tháng 2 âm lịch. Lễ yết gồm 6 bước được tiến hành qua 35 lần xướng trong đó chỉ có một lần xướng ở mỗi bước. Nội dung của lễ yết là xin phép các vị cho mở lễ và mời các ngài về dự lễ.

 

Lễ rước kiệu bao gồm ba phần: Lễ rước vua và công chúa vi hành, lễ rước kiệu từ nhà thờ họ Cao và đình Xuân Ái về đền Cuông, lễ rước kiệu về nhà thờ họ Cao( nơi thờ tướng quân Cao Lỗ, một vị tướng tài ba trong thời đại An Dương Vương có công chế tạo ra nỏ thần). Lễ rước vua và công chúa vi hành là bước đầu tiên trong quá trình diễn ra lễ rước kiệu. Lễ diễn ra khoảng vào 11 giờ tối ngày 14 tháng 2 âm lịch. Việc đầu tiên trong quá trình diễn ra lễ là phải làm lễ xin vua và công chúa cho phép nhân dân được mang linh vị lên kiệu để đưa về đình Xuân Ái phục vụ cho lễ rước kiệu ngày mai. Sau đó rước vua và công chúa về đình Xuân Ái cách đền khoảng 2km. Tương truyền, đình Xuân Aí được nhân dân xây dựng để tưởng nhớ công ơn của vua An Dương Vương và đình được xây dựng trước đền vì theo quan niệm dân gian đền chỉ là nơi ngài ngự còn đình mới là nơi ngài về với dân. Cũng do quan niệm đó nên khi diễn ra lễ hội phải rước ngài từ đình ra đền để làm lễ, cho nhân dân cầu nguyện.

Lễ rước kiệu từ nhà thờ họ Cao và đình Xuân Ái về đền Cuông bắt đàu từ sáng sớm ngày 15/2. Đi đầu đám rước là cờ lễ của cả đình và nhà thờ, ban âm nhạc, tiếp đến là kiệu của vua, sau đó là kiệu của công chúa Mỵ Châu, và tiếp theo nữa là kiệu của tướng Cao Lỗ. Khi kiệu về đến đền, cửa chính của tam quan sẽ được mở ra để cho đoàn rước kiệu đi vào. Kiệu được đặt ở sân trước bái đường để chuẩn bị làm lễ.

 Đại lễ tại đền là lễ chính trong phần lễ của lễ hội đền Cuông, đây là lễ lớn nhất, kéo dài nhất và đông người tham gia nhất. Lễ đại diễn ra vào sáng ngày 15 tháng 2 âm lịch. Buổi lễ là sự phối hợp nhịp nhàng giữa ông đông xướng, tây xướng, những nhạc công, và những người hành lễ. Kết thúc phần hành lễ của ban hành lễ, cũng như trong lễ yết là phần dâng hương. Đầu tiên, đại diện của các ban ngành mỗi người cầm một que hương lên thắp. Sau đó cửa tam quan được mở để cho nhân dân lên dâng hương.Sau khi làm xong lễ, kiệu của vua và công chúa được vào tả vu.

Lễ tất diễn ra vào 16 tháng 2 âm lịch.Lễ tất được tiến hành rất đơn giản. Nội dung của lễ là cảm ơn các vị đã về dự lễ. Sau lễ kết thúc, tất cả lễ vật trên bàn thờ được hạ xuống để mọi người hưởng lộc vua ban. Sau lễ tất, phần lễ của lễ hội coi như kết thúc nhưng phần hội còn kéo dài cho đền hết ngày 16 mới kết thúc

 

Phần hội là phần đặc sắc nhất của lễ hội đền Cuông. Hội được diễn ra từ ngày 14 cho đến hết ngày 16 tháng hai âm lịch. Hội bao gồm rất nhiều trò chơi dân gian, nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, nhiều hoạt động giải trí…. Không gian của hội chính là khoảng đất trống đối diện đền. Hội thu hút không chỉ trẻ em, thanh niên mà tất cả nhân dân ở mọi lứa tuổi

Lễ hội đền Cuông năm nào cũng có trò chơi chọi gà. Đến lễ hội, mọi người sẽ được chiêm ngưỡng những con gà nòi đẹp nhất, khỏe nhất mà nhân dân khắp nơi đưa về. Hết lễ hội, con gà thắng cuộc cuối cùng sẽ được vinh danh và chủ nhân của nó sẽ được thưởng.

Không chỉ thế, hầu như năm nào trong lễ hội đền Cuông cũng có chơi cờ người. Các cuộc thi không phải là giữa những xã với nhau như những trò chơi thể thao khác mà là cuộc thi giữa một số huyện trong tỉnh có đoàn về tham gia trò chơi này trong lễ hội.

Bên cạnh những trò chơi truyền thống lễ hội đền Cuông còn sôi nổi cùng phong trào thể thao như: bóng đã, bóng chuyền, kéo co…Các hoạt động văn nghệ biểu diễn nghệ thuật, chiếu phim, thi nét đẹp đền Cuông, hát chầu văn …

Lễ hội đền Cuông thực sự trở thành một hoạt động văn hóa tâm linh không thể thiếu được của người dân Diễn Châu nói riêng và du khách thập phương nói chung, là sự tri ân của thế hệ hôm nay với những người có công với đất nước, là đạo lý uống nước nhớ nguồn ngàn đời của dân tộc ta, để các thế hệ nối tiếp nhau phát huy truyền thống hào hùng của dân tộc.

 

Cinet.vn

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành