KHU LƯU NIỆM CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
KHU LƯU NIỆM CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
Share on facebook 0 người thích - Thích
KHU LƯU NIỆM CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
1. Tên di tích: Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh.
2. Loại công trình: Kiến trúc
3. Loại di tích: Lịch sử
4. Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 235 ngày 12 tháng 12 năm 1986
5. Địa chỉ di tích: Thôn Đại Đồng – Xã Tân Hoà - Huyện Vũ Thư – Tỉnh Thái Bình
6. Tóm lược thông tin về di tích
Con đường 223 từ thị xã Thái Bình qua các làng quê bình yên của huyện Vũ Thư đưa chúng ta về xã Tân Hoà nơi gửi gắm tình thương yêu tôn kính của mỗi người dân quê lúa đối với Bác Hồ – Nơi ấy một vùng quê giàu truyền thống, nơi lưu giữ những tình cảm thiêng liêng của Hồ Chủ Tịch đã dành cho Đảng bộ và nhân dân Thái Bình lúc sinh thời. Hơn 30 năm về trước giữa lúc cuộc chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ diễn ra ác liệt, thôn Đại Đồng xã Tân Hoà là một vùng ven thị cách trung tâm tỉnh lỵ 7km về phía bác đã được tỉnh uỷ Thái Bình chọn làm nơi sơ tán trong những năm tháng ác liệt ấy, một ngôi nhà lợp lá 6 gian được bao bọc bởi những bức tường đất dày và hệ thống hầm hào kiên cố là trung tâm đầu não lãnh đạo nhân dân Thái Bình đánh Mỹ, nơi làm việc của thường vụ tỉnh uỷ và đồng chí Bí thư Ngô Duy Đông. Chính nơi đây tại căn nhà lá đơn xơ này ngày 31/12/1966 Bác Hồ đã làm việc với Tỉnh uỷ Thái Bình và nghỉ lại một đêm, hơn 30 năm đã trôi qua căn phòng vẫn còn nguyên vẹn, cháu con của Bác vẫn về đây hội tụ xum vầy tưởng nhớ những ngày người sống và làm việc ở đây, cũng như: Hồng An, Hưng Hà, Đông Lâm – Nam Cường Tiền Hải, thị xã Thái Bình, Hiệp Hoà, Thôn Đại Đồng xã Tân Hoà là một trong nhữn vùng quê vô cùng danh dự, tự hào thay mặt cho gần 900 làng xóm và hàng triệu người dân Thái Bình được đón Bác về thăm, mùa thu năm năm Kỷ Dậu 1969 người đi xa để lại muôn vàn tình thương yêu của nhân loại, tỉnh uỷ Thái Bình đã quyết định bảo vệ giữ gìn khu sơ tán của tỉnh uỷ nơi Bác đã làm việc và nghỉ lại một đêm cuối cùng năm 1966 trở thành khu lưu niệm danh nhân văn hoá Hồ Chí Minh trên quê lúa Thái Bình. Sang năm 1970 tỉnh uỷ – Uỷ ban hành chính tỉnh quyết định xây dựng nhà trưng bày về Hồ Chí Minh với Thái Bình, ngôi nhà ấy nay chính là nhà khách của khu di tích, bốn năm sau 1974 khi cuộc kháng chiến chống mỹ của dân tộc bước vào giai đoạn cuối tỉnh uỷ và uỷ ban hành chính tỉnh quyết định xây dựng nhà trưng bày với quy mô lớn với kiến trúc dân tộc kết hợp với hiện đại, đó chính là nhà trưng bày hiện nay của khu di tích trên tổng thể diện tích 2700m2, di tích lịch sử văn hoá khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh thôn Đại Đồng xã Tân Hoà gồm 3 phân khu công trình, ngôi nhà lá nơi làm việc của văn phòng tỉnh uỷ và đồng chí Ngô Duy Đông, nơi bác Hồ đã làm việc với thường vụ tỉnh uỷ và nghỉ lại đây một đêm cuối cùng năm 1966. Ngôi nhà khách tiền thân là nhà trưng bày xây dựng năm 1970 và khu trưng bày 5 lần Bác về thăm Thái Bình xây dựng năm 1974.
Tháng 5/1967 tỉnh uỷ Thái Bình quyết định tổ chức trưng bày có chỉnh lý và nâng cao tại lưu niệm Hồ Chủ Tịch trong nhà trưng bày mới giới thiệu những tài liệu, hiện vật hình ảnh về Hồ Chủ Tịch đối với Đảng bộ – nhân dân Thái Bình và tình cảm của nhân dân Thái Bình với Bác. Hơn một phần tư thế kỷ đã trôi qua, biết bao vật đổi sao dời khu di tích lưu niệm danh nhân văn hoá Hồ Chí Minh đã trở thành nơi hội tụ niềm tin lòng kính yêu vô hạn của thế hệ cháu con Thái Bình với Bác.
Vâng! Thưa Bác kính yêu dẫu rằng Bác đã đi xa nhưng những hình ảnh kỷ vật mỗi lần Bác về thăm vẫn được lưu giữ trong nhà trưng bày này, rất gần gũi thân thương như còn vấn vương hơi ấm của Người, hàng trăm tài liệu hình ảnh hiện vật lưu giữ tại nơi đây kể từ lần đầu tiên Bác về thăm năm 1946. Không vàng son lộng lẫy rất bình dị thân thương gần gũi như hương hoa đồng nội nhưng bao dung xúc động biết nhường nào bởi Bác là Hồ Chí Minh. Vẫn còn đây ánh mắt và nụ cười hồn hậu khi Bác về thăm và nói chuyện với nhân dân thị xã, Đông Lâm – Nam Cường, Đình Phương Cáp – Hiệp Hoà, mỗi lần về thăm Bác đều căn dặn cán bộ và nhân dân trong tỉnh thực hiện những nhiệm vụ sản xuất – học tập - đoàn kết chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Lời Bác dễ hiểu, dễ nhớ giản dị và gần gũi như chính cuộc đời và sự nghiệp vĩ đại của Người. Mỗi thành tích, mỗi bước đi lên của Thái Bình Bác đều theo sát khen ngợi động viên, những nét bút của Bác còn lưu trên trang báo, lá thư khen – văn phong của Bác mộc mạc cụ thể mà sâu sắc, giản dị mà hàm súc, bằng những hiện vật lưu giữ nơi đây sẽ đưa chúng ta trở về với lịch sử hơn 30 năm về trước Bác Hồ vị cha già kính yêu của dân tộc. Con thuyền chở gỗ chở Bác qua sông Trà Lý – trong lần cuối cùng về thăm quê lúa là một di vật lịch sử có giá trị bảo tàng học của khu di tích. Trong tĩnh lặng của không gian trầm mặc các biến động không ngừng của dòng chảy lịch sử những tài liệu hiện vật hình ảnh trong nhà trưng bày sẽ đưa chúng ta trở về với khí thế hào hùng của những nhày chống Mỹ.
Đảng bộ và nhân dân Thái Bình làm theo lời Bác, chắc tay cày vững tay súng – thóc thừa cân, quân vượt mức tất cả cho tiền tuyến lớn anh hùng. Những tấm ảnh tư liệu vừa có gía trị lịch sử vừa có giá trị nghệ thuật như muốn nhắn nhủ thế hệ hôm nay và mai sau hãy đừng quên lãng quá khứ, hệ thống tài liệu hiện vật khá phong phú sinh động cùng với các tài liệu khoa học phụ đã giới thiệu những thành tựu của đảng bộ và nhân dân Thái Bình thực hiện lời dạy của Hồ chủ tịch đó chính là tình cảm niềm tin và lòng tôn kính của mỗi người dân quê lúa kính dâng lên Người. Khi Người đã đi xa, trong nhiều năm gần đây bảo tàng Thái Bình đã tiến hành sưu tầm những tài liệu hình ảnh hiện vật Hồ Chủ Tịch với nhân dân Thái Bình. Nhiều tài liệu, hiện vật được chuyển từ các bảo tàng trung ương và bảo tàng Hồ Chí Minh sẽ sớm giới thiệu với cán bộ nhân dân trong tỉnh. Bao năm đã trôi qua, sự tồn tại của khu lưu niệm Hồ Chủ Tịch là một sự khẳng định niềm tin và tình yêu tôn kính của Đảng bộ và nhân Thái Bình với Bác. Trong nhiều năm qua Bảo tàng Thái Bình và ban quản lý khu lưu niệm đã thực sự cố gắng giữ gìn và tôn tạo tu bổ khu di tích lưu niệm Hồ chủ Tịch góp phần đền đáp xứng đáng với tình cảm cao quý sâu nặng mà Bác đã dành cho quê lúa.
Vâng! Thưa Bác kính yêu, vẫn biết rằng cuộc đời thanh bạch chẳng vàng son, các thế hệ cháu con của Bác trên đất Thái Bình luôn dành trọn niềm tin yêu tôn kính hướng về khu di tích lưu niệm tình cảm của Bác với nhân dân Thái Bình, nơi đây sẽ mãi mãi trường tồn, điểm hẹn của thời gian và lòng người dân Thái Bình với Bác.
Mong Bác hãy yên lòng dõi theo những bước đi dẫu còn gập ghềnh khó khăn gian khổ của Đảng bộ và nhân dân Thái Bình trên con đường cách mạng mà Bác đã vạch ra cho dân tộc.
2. Loại công trình: Kiến trúc
3. Loại di tích: Lịch sử
4. Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 235 ngày 12 tháng 12 năm 1986
5. Địa chỉ di tích: Thôn Đại Đồng – Xã Tân Hoà - Huyện Vũ Thư – Tỉnh Thái Bình
6. Tóm lược thông tin về di tích
Con đường 223 từ thị xã Thái Bình qua các làng quê bình yên của huyện Vũ Thư đưa chúng ta về xã Tân Hoà nơi gửi gắm tình thương yêu tôn kính của mỗi người dân quê lúa đối với Bác Hồ – Nơi ấy một vùng quê giàu truyền thống, nơi lưu giữ những tình cảm thiêng liêng của Hồ Chủ Tịch đã dành cho Đảng bộ và nhân dân Thái Bình lúc sinh thời. Hơn 30 năm về trước giữa lúc cuộc chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ diễn ra ác liệt, thôn Đại Đồng xã Tân Hoà là một vùng ven thị cách trung tâm tỉnh lỵ 7km về phía bác đã được tỉnh uỷ Thái Bình chọn làm nơi sơ tán trong những năm tháng ác liệt ấy, một ngôi nhà lợp lá 6 gian được bao bọc bởi những bức tường đất dày và hệ thống hầm hào kiên cố là trung tâm đầu não lãnh đạo nhân dân Thái Bình đánh Mỹ, nơi làm việc của thường vụ tỉnh uỷ và đồng chí Bí thư Ngô Duy Đông. Chính nơi đây tại căn nhà lá đơn xơ này ngày 31/12/1966 Bác Hồ đã làm việc với Tỉnh uỷ Thái Bình và nghỉ lại một đêm, hơn 30 năm đã trôi qua căn phòng vẫn còn nguyên vẹn, cháu con của Bác vẫn về đây hội tụ xum vầy tưởng nhớ những ngày người sống và làm việc ở đây, cũng như: Hồng An, Hưng Hà, Đông Lâm – Nam Cường Tiền Hải, thị xã Thái Bình, Hiệp Hoà, Thôn Đại Đồng xã Tân Hoà là một trong nhữn vùng quê vô cùng danh dự, tự hào thay mặt cho gần 900 làng xóm và hàng triệu người dân Thái Bình được đón Bác về thăm, mùa thu năm năm Kỷ Dậu 1969 người đi xa để lại muôn vàn tình thương yêu của nhân loại, tỉnh uỷ Thái Bình đã quyết định bảo vệ giữ gìn khu sơ tán của tỉnh uỷ nơi Bác đã làm việc và nghỉ lại một đêm cuối cùng năm 1966 trở thành khu lưu niệm danh nhân văn hoá Hồ Chí Minh trên quê lúa Thái Bình. Sang năm 1970 tỉnh uỷ – Uỷ ban hành chính tỉnh quyết định xây dựng nhà trưng bày về Hồ Chí Minh với Thái Bình, ngôi nhà ấy nay chính là nhà khách của khu di tích, bốn năm sau 1974 khi cuộc kháng chiến chống mỹ của dân tộc bước vào giai đoạn cuối tỉnh uỷ và uỷ ban hành chính tỉnh quyết định xây dựng nhà trưng bày với quy mô lớn với kiến trúc dân tộc kết hợp với hiện đại, đó chính là nhà trưng bày hiện nay của khu di tích trên tổng thể diện tích 2700m2, di tích lịch sử văn hoá khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh thôn Đại Đồng xã Tân Hoà gồm 3 phân khu công trình, ngôi nhà lá nơi làm việc của văn phòng tỉnh uỷ và đồng chí Ngô Duy Đông, nơi bác Hồ đã làm việc với thường vụ tỉnh uỷ và nghỉ lại đây một đêm cuối cùng năm 1966. Ngôi nhà khách tiền thân là nhà trưng bày xây dựng năm 1970 và khu trưng bày 5 lần Bác về thăm Thái Bình xây dựng năm 1974.
Tháng 5/1967 tỉnh uỷ Thái Bình quyết định tổ chức trưng bày có chỉnh lý và nâng cao tại lưu niệm Hồ Chủ Tịch trong nhà trưng bày mới giới thiệu những tài liệu, hiện vật hình ảnh về Hồ Chủ Tịch đối với Đảng bộ – nhân dân Thái Bình và tình cảm của nhân dân Thái Bình với Bác. Hơn một phần tư thế kỷ đã trôi qua, biết bao vật đổi sao dời khu di tích lưu niệm danh nhân văn hoá Hồ Chí Minh đã trở thành nơi hội tụ niềm tin lòng kính yêu vô hạn của thế hệ cháu con Thái Bình với Bác.
Vâng! Thưa Bác kính yêu dẫu rằng Bác đã đi xa nhưng những hình ảnh kỷ vật mỗi lần Bác về thăm vẫn được lưu giữ trong nhà trưng bày này, rất gần gũi thân thương như còn vấn vương hơi ấm của Người, hàng trăm tài liệu hình ảnh hiện vật lưu giữ tại nơi đây kể từ lần đầu tiên Bác về thăm năm 1946. Không vàng son lộng lẫy rất bình dị thân thương gần gũi như hương hoa đồng nội nhưng bao dung xúc động biết nhường nào bởi Bác là Hồ Chí Minh. Vẫn còn đây ánh mắt và nụ cười hồn hậu khi Bác về thăm và nói chuyện với nhân dân thị xã, Đông Lâm – Nam Cường, Đình Phương Cáp – Hiệp Hoà, mỗi lần về thăm Bác đều căn dặn cán bộ và nhân dân trong tỉnh thực hiện những nhiệm vụ sản xuất – học tập - đoàn kết chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Lời Bác dễ hiểu, dễ nhớ giản dị và gần gũi như chính cuộc đời và sự nghiệp vĩ đại của Người. Mỗi thành tích, mỗi bước đi lên của Thái Bình Bác đều theo sát khen ngợi động viên, những nét bút của Bác còn lưu trên trang báo, lá thư khen – văn phong của Bác mộc mạc cụ thể mà sâu sắc, giản dị mà hàm súc, bằng những hiện vật lưu giữ nơi đây sẽ đưa chúng ta trở về với lịch sử hơn 30 năm về trước Bác Hồ vị cha già kính yêu của dân tộc. Con thuyền chở gỗ chở Bác qua sông Trà Lý – trong lần cuối cùng về thăm quê lúa là một di vật lịch sử có giá trị bảo tàng học của khu di tích. Trong tĩnh lặng của không gian trầm mặc các biến động không ngừng của dòng chảy lịch sử những tài liệu hiện vật hình ảnh trong nhà trưng bày sẽ đưa chúng ta trở về với khí thế hào hùng của những nhày chống Mỹ.
Đảng bộ và nhân dân Thái Bình làm theo lời Bác, chắc tay cày vững tay súng – thóc thừa cân, quân vượt mức tất cả cho tiền tuyến lớn anh hùng. Những tấm ảnh tư liệu vừa có gía trị lịch sử vừa có giá trị nghệ thuật như muốn nhắn nhủ thế hệ hôm nay và mai sau hãy đừng quên lãng quá khứ, hệ thống tài liệu hiện vật khá phong phú sinh động cùng với các tài liệu khoa học phụ đã giới thiệu những thành tựu của đảng bộ và nhân dân Thái Bình thực hiện lời dạy của Hồ chủ tịch đó chính là tình cảm niềm tin và lòng tôn kính của mỗi người dân quê lúa kính dâng lên Người. Khi Người đã đi xa, trong nhiều năm gần đây bảo tàng Thái Bình đã tiến hành sưu tầm những tài liệu hình ảnh hiện vật Hồ Chủ Tịch với nhân dân Thái Bình. Nhiều tài liệu, hiện vật được chuyển từ các bảo tàng trung ương và bảo tàng Hồ Chí Minh sẽ sớm giới thiệu với cán bộ nhân dân trong tỉnh. Bao năm đã trôi qua, sự tồn tại của khu lưu niệm Hồ Chủ Tịch là một sự khẳng định niềm tin và tình yêu tôn kính của Đảng bộ và nhân Thái Bình với Bác. Trong nhiều năm qua Bảo tàng Thái Bình và ban quản lý khu lưu niệm đã thực sự cố gắng giữ gìn và tôn tạo tu bổ khu di tích lưu niệm Hồ chủ Tịch góp phần đền đáp xứng đáng với tình cảm cao quý sâu nặng mà Bác đã dành cho quê lúa.
Vâng! Thưa Bác kính yêu, vẫn biết rằng cuộc đời thanh bạch chẳng vàng son, các thế hệ cháu con của Bác trên đất Thái Bình luôn dành trọn niềm tin yêu tôn kính hướng về khu di tích lưu niệm tình cảm của Bác với nhân dân Thái Bình, nơi đây sẽ mãi mãi trường tồn, điểm hẹn của thời gian và lòng người dân Thái Bình với Bác.
Mong Bác hãy yên lòng dõi theo những bước đi dẫu còn gập ghềnh khó khăn gian khổ của Đảng bộ và nhân dân Thái Bình trên con đường cách mạng mà Bác đã vạch ra cho dân tộc.
Share on facebook 0 người thích - Thích
0 Bình luận