Số người đang online : 22 ĐÌNH KHẢ - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

ĐÌNH KHẢ
post image
ĐÌNH KHẢ

Được công nhận di tích theo quyết định số 2015-VH/QĐ ngày 16 tháng...

ĐÌNH KHẢ



1.    Tên di tích: Đình Khả
2.    Loại công trình: Kiến trúc
3.    Loại di tích: Lịch sử
4.    Quyết định: Được công nhận di tích theo quyết định số 2015-VH/QĐ ngày 16 tháng 12 năm 1993


 
5.    Địa chỉ di tích: Thôn Khả xã Duyên Hải huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình
6.    Tóm lược thông tin về di tích
        Đình Khả xã Duyên Hải, nơi thờ vị tướng tài Khả Khu- Nguyễn Phúc- một hào trưởng cát cứ một vùng Đông bắc Thái Bình thế kỉ thứ X, ông đã giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 xứ quân thống nhất sơn hà.
       Tục truyền: Nguyễn Phúc là con của ông Nguyễn Khoan và bà Lê Thị Tuyết người Châu ái (vùng Thanh Hoá) Phủ Thiệu Thiên, huyện Lương Giang, động Lam Sơn. Trước khi đất nước xảy ra loạn mười hai xứ quân, vợ chồng ông Nguyễn Khoan đã rời quê (Lam Sơn - Thanh Hoá) ra vùng Khả Khu sinh cơ lập nghiệp. Bà Lê Thị Tuyết mang thai, sau hơn 12 tháng vào ngày 10 tháng Giêng năm Giáp Thìn (944) bà sinh một người con trai dáng vẻ đầy đặn, khôi ngô, tuấn tú hơn hẳn người thường và đặt tên là Phúc- hiệu là Phúc Công. Càng lớn, Nguyễn phúc càng thông minh, trí dũng. Năm 12 tuổi đi học ở nhà Dương Đường Tiên sinh. Vốn dòng dõi hào trưởng lại thông minh, trí dũng chẳng mấy chốc Nguyễn Phúc đã nổi tiếng võ nghệ, sức địch muôn người, tài cao đức trọng quy phong được lòng dân, thường tự xưng là “Thánh đồng giáng thế”.
        Giữa lúc đất nước loạn lạc, cát cứ, sau khi cha mẹ qua đời, Nguyễn Phúc với tư cách là một hào trưởng đã chiêu binh, xây dựng lực lượng, sắm sửa vũ khí thành lập một căn cứ riêng ở Khả Khu, xung quanh làng đào hào đắp luỹ, lập lên bốn điểm canh giữ bốn góc làng. (Trải qua thăng trầm của lịch sử và biến cố thời gian, bốn điểm đó nay trở thành bốn miếu thờ thổ thần vẫn tồn tại trong làng là Điếm Bắc, Điếm Nam, Điếm Đông và Điếm Tây; hào đó nay trở thành con ngòi chảy từ điếm Bắc xuống Điếm Tây ra Điếm Nam và đổ vào sông cửa đình. (Từ thập kỉ 90 của thế kỉ XX ngòi đó đã bị lấp bớt).
        Từ đó Nguyễn Phúc có đủ điều kiện, uy quyền để cát cứ một vùng riêng, một giang san riêng. Tuổi thơ của ông đã được học hành, kiếm cung tại bản hộ họ Dương với tên tuổi của Dương Đình Nghệ, nên khi trưởng thành ông đã trấn giữ một vùng, thu phục hiền tài, luyện binh võ nghệ cát cứ một phương giữa vùng đất Đằng Châu này.
        Lúc này ở vùng Bố Hải khẩu (Thành phố Thái Bình ngày nay) có Trần Lãm (tức Trần Minh Công) đang trấn giữ; đây là một trong mười hai sứ quân mạnh nhất lúc bấy giờ. Trần Lãm biết Nguyễn Phúc đang gây thanh thế, cát cứ một vùng và là người trí dũng nên đã thương thuyết hoà bình nhưng Nguyễn Phúc từ chối, cuối cùng Trần Lãm mang quân đánh nhưng không thắng nổi. Điều đó chứng tỏ nghĩa quân Nguyễn Phúc ở Khả Khu khá mạnh, bố phòng vững chắc. Rõ ràng vai trò của ông đã thống lĩnh một vùng cả về quân sự, kinh tế, chính trị và ông có một uy tín lớn ở một vùng không chỉ Khả Khu này.
        Lúc ấy có Đinh Bộ Lĩnh người động Hoa Lư (Gia Viễn- Ninh Bình) cũng dấy binh khởi nghiệp. Ông chiêu binh, xây dựng thành luỹ. Năm 951 Xương Văn Và Xương Ngập đem quân đánh Đinh Bộ Lĩnh nhưng không thắng phải quay về.
        Theo lịch sử: Lúc ấy Đinh Bộ Lĩnh nghe nói Trần Minh Công có đức mà không có con bèn cùng cha là Đinh Liễn đến nương tựa. Trần Lãm thấy Đinh Bộ Lĩnh dáng khôi ngô lạ thường lại có khí độ nên nhận làm con nuôi và giao cho coi quân, sai đi đánh các hùng trường đều được cả.
         Đoạn văn trên được Thượng Thư Bộ Lễ Nguyễn Bính (năm 1572) soạn “Khả Khu Thần tích đinh triều” như sau:
Sử chép: “Năm Đinh Bộ Lĩnh tròn 20 tuổi tìm đến Trần Lãm dâng ngọc khuê và nương nhờ để bắt đầu sự nghiệp. Trần Lãm nhận làm con nuôi sau gả con gái cho và giao nắm binh quyền. Sau Trần Lãm bị bệnh đã nhường hẳn quyền cho Đinh Bộ Lĩnh và dặn: Thừa cơ hội này mà lập nghiệp”.
        Thế là Hoa Lư, trong nối liền với hạ lưu phì nhiêu của sông Lam, sông Mã- Ngoài nối liền với miền hạ lưu sông Nhị cùng với miền hạ châu thổ sông Hồng trở thành một vùng căn cứ liền khoảnh giàu có về nhân tài vật lực để gánh vác sứ mệnh giang sơn. Khi Đinh Bộ Lĩnh nắm quyền binh thì việc cất quân đi đánh một hào trưởng cách Bố Hải Khẩu gần 30 km là Nguyễn Phúc là lẽ dĩ nhiên không tránh khỏi.
        Với mục đích chí lớn, lập nghiệp thống nhất sơn hà; Đinh Bộ Lĩnh phái Đinh Điền đến gặp Nguyễn Phúc nói là để hợp tác đánh Trần Lãm- một kế sách tuyệt hay không hề tốn một mũi tên, hòn đạn, không tiêu hao một giọt máu mà vẫn thu phục được Khả Khu về với mình, tăng thêm lục lượng thực hiện chí lớn.
        Chuyện dân gian kể rằng: Một đêm phúc Công mơ thấy mộ cụ già đầu tóc bạc phơ, áo quần tề chỉnh đàng hoàng đi thẳng vào đồn sở. Nguyễn Phúc bèn hỏi: Cụ ở đâu tới mà đường đột quá? Cụ già bèn cười và ngâm mấy câu thơ:
Lai nhạt Đinh nhân đáo nhĩ gia,
Đinh Hoàng chính trị thống sơn hà.
Quân thần nhất hội thiên niên hiệp.
Thiên dĩ định gia, đại định gia.
                                                       Tạm dịch là:
Nhân Điền mai mốt tới nhà ta.
Đinh đế quốc gia thống nhất a.
Họp hội quân thần vào một cõi.
Do trời đã định, đất đinh ra.
         Ngâm thơ xong cụ già bay lên cao rồi biến mất. Phúc Công tỉnh dậy biết là mộng đẹp. Trời vừa sáng. lúc sau, bỗng có mjột đạo binh hùng dũng, khí giưói sáng loà tiến thẳng vào đồn sở của mình, một người cưỡi ngựa, cầm giáo mặc giáp vàng tiến tới và nói rằng: - Tôi là Đinh Điền, bộ tướng của Đinh Bộ Lĩnh, vâng lệng tướng, tôi đến triệu ngài cùng hợp tác đánh giặc Ngô (Chỉ sứ quân Trần Lãm) thống nhất sơn hà, chung hưởng Thái Bình. Phúc Công nghe vậy, liền nghĩ tới giấc mộng đêm qua xuống ngựa đón Đinh Điền vào đồn sở mở tiệc chiêu đĩa, yến ẩm ba quân. Phúc Công xuống hịch mộ thêm binh sĩ và dân phu tráng kiện (Ông mộ được 3000 người binh sĩ và dân phu). Riêng Khả Khu có 23 người đi theo làm đệ tử trung thành tin cẩn...
         Sau khi về với Đinh Bộ Lĩnh, Nguyễn Phúc được nhận chức chỉ huy trung quân, dẫn đạo binh hùng tướng giỏi đi đánh Kiều Công Hãn (ở Châu Phong –Vĩnh Phúc) lấy được đầu tướng giặc, tướng Đinh Điền, Nguyễn Bặc và các tướng khác đi đánh đều cũng đại thắng.
         Non sông đã thu về một mối, năm 968 Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế, lập triều đình, quốc đô đóng tại Hoa Lư, đặt tên nước là Đại Cổ Việt.
         Đinh Tiên Hoàng mở tiệc ăn mừng, khao thưởng ba quân, gia phong tướng sĩ. Nguyễn Phúc được phong đại Vương, ông nhận sắc chỉ lạy tạ rồi về Khả Khu, mở tiệc lớn chiêu đãi dân làng, mừng công yến ẩm. Nguyễn Phúc đi xem phong cảnh đồn sở cũ của mình; ông thấy một thế đất đẹp có dòng sông nhỏ chảy qua bèn cho binh lính lập một sinh từ để sau này người quá cố sẽ là nơi thờ tự. Nơi ấy là hậu cung Đình Khả bây giờ.
         Sau đó ông về triều nhận chức, làm quan giúp vua Đinh, thiên hạ an hưởng thái bình. Cuối triều Đinh nội bộ bất hoà ông bái tạ Hoàng Đế xin về dinh ấp ở Khả Khu dưỡng nhàn. Vài tháng sau ông về thăm quê ở Động Lam Sơn và mất ở đó. Vua được tin thương tiếc vô cùng phong cho là Công Thần, truyền cho sứ giả mang sắc phong về Khả Khu để dân thờ tự tại sinh từ. Các đời vua sau đều có sắc phong, dân làng hương khói phụng thờ bằng duệ hiệu:
“HOÀNG PHÚC HỘ QUỐC ĐẠI VƯƠNG”
Chuẩn y cho Khả Khu phụng thờ và các sự lệ, nghi thức cấm kị:
Cấm dùng chữ “Phúc” trong các văn khi đọc nói trệch đi. Chữ “Khoan” (Tên bố) và chữ “Tuyết” (tên mẹ) cũng phải đổi âm.
Ngày sinh: Mồng mười tháng Giêng, ngày hoá mồng hai tháng Chạp.
Lệ mừng công: Xuất trận ngày mồng mười tháng hai và ngày thắng trận mồng mười tháng mười âm lịch.
Bức cuốn thư in nổi những chữ vàng còn vương bụi thời gian”
VẠN THẮNG VƯƠNG TÁ MỆNH THẬP NHỊ SỨ QUÂN
CAO TRƯỜNG MIẾU MẠO HƯƠNG ĐẠI TẠI NHÂN TÂM.
Cùng với lệ và cấm kị trên như là hương ước nhắc nhở các thế hệ cư dân làng Khả nhớ về một thời dù là dã sử. Nơi đây là căn cứ của hào trưởng Nguyễn Phúc, ông đã giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn mười hai sứ quân thống nhất sơn hà ở thế kỉ X và dân làng Khả đã có công góp sức người, sức của trong sự nghiệp vĩ đại ấy.








 

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành