ĐÌNH, ĐỀN, CHÙA LA VÂN VÀ CHÙA CỔNG








8. Đề xuất kiến nghị
Nhà nước cần tăng cường hơn nữa kinh phí tu bổ đền chùa để gìn giữ di tích cho muôn đời sau và đáp ứng nhu cầu tâm linh của con người.
9. Một số thông tin về nhà trường:
• Họ và tên hiệu trưởng: Nguyễn Thị Bích Liên
Chuyên ngành đào tạo: ĐHSP Giáo dục chính trị năm tốt nghiệp ĐH/CĐ2006
Điện thoại: 0363863007 Di động: 0904622955
Địa chỉ emai: thcsquynhhong@gmai.com
• Họ và tên Tổng phụ trách Đội: Vũ Thị Thuỷ
Chuyên ngành đào tạo: Cao đẳng sư phạm GDCD - CTĐ năm tốt nghiệp 2010
Điện thoại: 01677696552
• Địa chỉ trường: Thôn Bình Ngọc - xã Quỳnh Hồng- huyện Quỳnh Phụ- tỉnh Thái Bình
Điện thoại cố định: 0363863007 - 0363863669
Share on facebook 0 người thích - Thích

Được công nhận di tích theo quyết định số 451-VH/QĐ ngày 21 tháng 04...
ĐÌNH, ĐỀN, CHÙA LA VÂN VÀ CHÙA CỔNG


1. Tên di tích: Đình, đền, chùa La Vân và chùa Cổng
2. Loại công trình: Kiến trúc
3. Loại di tích: Lịch sử
4. Quyết định: Được công nhận di tích theo quyết định số 451-VH/QĐ ngày 21 tháng 04 năm 1989
2. Loại công trình: Kiến trúc
3. Loại di tích: Lịch sử
4. Quyết định: Được công nhận di tích theo quyết định số 451-VH/QĐ ngày 21 tháng 04 năm 1989

5. Địa chỉ di tích: xã Quỳnh Hồng huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình
6. Tóm lược thông tin về di tích
Từ thị trấn Quỳnh Côi huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình theo con đường liên xã sẽ đưa chúng ta tới làng quê bình yên có bề dầy lịch sử ngót 20 thế kỷ đó là làng La Vân, hay La Miên (nay thuộc xã Quỳnh Hồng, Quỳnh Phụ), quê hương của bèo hoa dâu và nghề trồng bông dệt vải cổ truyền.
Trên mảnh đất giàu đẹp có bề dầy lịch sử ấy còn lưu giữ được một quần thể kiến trúc quy mô hoành tráng gắn liền với sự tích Quốc sư Nguyễn Minh Không và những lễ hội dân gian đặc sắc.
Tổng thể di tích rộng 7.200m2 bốn phía giáp khu dân cư. Tuy vậy không gian kiến trúc trải rộng, thoáng đãng. Bên phải có hồ nước với nhiều cây xanh soi bóng, bên trái có sân bãi rộng là không gian tổ chức các hoạt động trong ngày hội. Khu vực chính của di tích có tường bao quanh. Di tích có bố cục mặt bằng theo kiểu tiền “công” hậu “đinh” “tiền phật”“hậu thánh”. Sau này do có sự chuyển bài vị của Thành hoàng làng ở một đình khác vào trong toà tiền đường của khu thờ Phật, cho nên nội dung thờ cúng có sự thay đổi thành “trước thần, sau phật, cùng thánh đồng quy”.
Toàn bộ kiến trúc hiện nay của di tích La Vân là kết quả của lần trùng tu cuối cùng vào năm Bảo Đại thứ 10 (1935), gồm 3 phân khu công trình: Đình, Đền, Chùa đều cùng nằm trong một khuôn viên bố cục kiểu “Tiền công, hậu đinh” với tổng số 8 toà, 27 gian. Không gian kiến trúc phía Đông Nam cửa di tích trải rộng, hai trụ biểu đắp lân chầu gây ấn tượng mạnh với khách tham quan. Hai dãy tường hoa trổ thủng chữ thập nối cổng chính với hai bên tả nghi, hữu nghi.
6. Tóm lược thông tin về di tích
Từ thị trấn Quỳnh Côi huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình theo con đường liên xã sẽ đưa chúng ta tới làng quê bình yên có bề dầy lịch sử ngót 20 thế kỷ đó là làng La Vân, hay La Miên (nay thuộc xã Quỳnh Hồng, Quỳnh Phụ), quê hương của bèo hoa dâu và nghề trồng bông dệt vải cổ truyền.
Trên mảnh đất giàu đẹp có bề dầy lịch sử ấy còn lưu giữ được một quần thể kiến trúc quy mô hoành tráng gắn liền với sự tích Quốc sư Nguyễn Minh Không và những lễ hội dân gian đặc sắc.
Tổng thể di tích rộng 7.200m2 bốn phía giáp khu dân cư. Tuy vậy không gian kiến trúc trải rộng, thoáng đãng. Bên phải có hồ nước với nhiều cây xanh soi bóng, bên trái có sân bãi rộng là không gian tổ chức các hoạt động trong ngày hội. Khu vực chính của di tích có tường bao quanh. Di tích có bố cục mặt bằng theo kiểu tiền “công” hậu “đinh” “tiền phật”“hậu thánh”. Sau này do có sự chuyển bài vị của Thành hoàng làng ở một đình khác vào trong toà tiền đường của khu thờ Phật, cho nên nội dung thờ cúng có sự thay đổi thành “trước thần, sau phật, cùng thánh đồng quy”.
Toàn bộ kiến trúc hiện nay của di tích La Vân là kết quả của lần trùng tu cuối cùng vào năm Bảo Đại thứ 10 (1935), gồm 3 phân khu công trình: Đình, Đền, Chùa đều cùng nằm trong một khuôn viên bố cục kiểu “Tiền công, hậu đinh” với tổng số 8 toà, 27 gian. Không gian kiến trúc phía Đông Nam cửa di tích trải rộng, hai trụ biểu đắp lân chầu gây ấn tượng mạnh với khách tham quan. Hai dãy tường hoa trổ thủng chữ thập nối cổng chính với hai bên tả nghi, hữu nghi.

Sân di tích trải rộng, có sức chứa ngàn người được lát gạch. Hai dãy hành lang (tả vu, hữu vu) xây kiểu hồi văn cánh bảng, kết cấu vì chồng rường, đầu bẩy đỡ hiên, sẽ đưa du khách tới toà Đại Đình.
Toà Đại Đình xây kiểu mái đao bẹ cánh, kết cấu 4 hàng chân cột, gồm 3 gian 2 chái. Hệ thống 2 vì gian giữa dựng kiểu giá chiêng, 2 bên giá chiêng là chồng rường. Các hoạ tiết trang trí mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn. Nối toà Đại Đình với toà thờ Phật là ba gian ống muống, các vì kết cấu giá chiêng.
Chùa Phật rộng 3 gian, xây kiểu hồi văn 5 đấu. Kiến trúc vì làm kiểu thượng giá chiêng, hạ quang đèn, hệ thống đàu dư và thanh rường đều chạm lá lật. Các đầu bẩy phía sau chạm bong kênh, lá lật, rồng, nét chạm sắc sảo, trau chuốt…
Phía sau cùng là đền Thánh kiến trúc kiểu hồi văn cánh bảng. Mỗi đầu hồi đắp nổi con phượng hàm thư, ghép mảnh sứ. Đền Thánh gồm 4 toà 9 gian và hiên sảnh rộng giáp với toà Phật, kết cấu vì theo kiểu kèo cầu chúa báng, 7 chéo. Cửa vòng đền dài 3,2m cao 0,6m, chạm tứ linh, tứ quý rất sống động…
Toà này thờ một nhân vật lịch sử có thật - Nguyễn Minh Không tên thật là Nguyễn Chí Thành. Ông quê ở làng Đàm Xá huyện Gia Viễn tỉnh Ninh Bình. Ông sinh năm Bính Ngọ niên hiệu Long Chương thiên tự, đời vua Lý Thánh Tông tức là năm 1066, mất vào mùa thu tháng 8 ngày mùng 1 năm Tân Dậu, niên hiệu Đại Định, tức là năm 1141 thọ 73 tuổi. Cũng như nhiều cao tăng sủng phật đương thời sư Minh Không đã góp phần tích cực vào công cuộc phát triển đạo Phật của quốc gia phong kiến Đại Việt của thế kỷ 11, 12.
Theo truyền thuyết của nhân dân địa phương toà Đại Đình tờ thành hoàng Lý Hiệu Quang. Theo văn tế thành hoàng có duệ hiệu là Thiên Đế Đại Vương có công “giáo dân ngưỡng nghệ bình cẩm” (dạy dân nghề ươm bèo hoa dâu) một nghề truyền thống của làng.
Toà Phật của di tích khá sống động với 40 pho tượng, niên đại khoảng giữa thế kỷ 17 đến đầu thế kỷ 20. Nổi bật là pho Quan Âm Nam Hải (còn gọi là Quan âm thiên thủ) với 11 tay. Tượng Adiđà ngồi thiền định trên toà sen, tượng Thích Ca sơ sinh, tượng Hộ Pháp...
Hiện nay cụm di tích La Vân được bảo tồn khá tốt cả nội ngoại thất và còn lưu giữ được nhiều hiện vật quý hiếm: Bàn thờ được làm từ thời Lê, bát hương thời Mạc, nhiều hiện vật khác như: Đại tự sơn son, thếp vàng, câu đối khảm trai, tượng phỗng, chuông, khánh đồng, nghê gỗ, hạc gỗ. Đặc biệt là hệ thống văn bia thời Lê- Nguyễn (6 tấm) có giá trị nghiên cứu lịch sử và mĩ thuật của Thái Bình.
Tại di tích còn bảo lưu lễ hội dân gian truyền thống khá đặc sắc ở vùng quê lúa Thái Bình vào mùng 4 tháng giêng và 20 tháng 3 âm lịch hằng năm.
Hội mùng 4 tháng giêng ở La Vân là hội “trình nghề” với những hình thức diễn xướng dân gian độc đáo như 1 bức tranh thu nhỏ phản ánh xã hội xưa với đầy đủ thành phần sĩ, nông, công thương…
Hội 20 - 26 tháng 3 âm lịch có hoạt động múa kéo chữ, đánh cờ người… đã từ lâu đời. Hoạt động hội này đã trở thành sức sống mãnh liệt trong mỗi dịp làng mở hội.
Toà Đại Đình xây kiểu mái đao bẹ cánh, kết cấu 4 hàng chân cột, gồm 3 gian 2 chái. Hệ thống 2 vì gian giữa dựng kiểu giá chiêng, 2 bên giá chiêng là chồng rường. Các hoạ tiết trang trí mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn. Nối toà Đại Đình với toà thờ Phật là ba gian ống muống, các vì kết cấu giá chiêng.
Chùa Phật rộng 3 gian, xây kiểu hồi văn 5 đấu. Kiến trúc vì làm kiểu thượng giá chiêng, hạ quang đèn, hệ thống đàu dư và thanh rường đều chạm lá lật. Các đầu bẩy phía sau chạm bong kênh, lá lật, rồng, nét chạm sắc sảo, trau chuốt…
Phía sau cùng là đền Thánh kiến trúc kiểu hồi văn cánh bảng. Mỗi đầu hồi đắp nổi con phượng hàm thư, ghép mảnh sứ. Đền Thánh gồm 4 toà 9 gian và hiên sảnh rộng giáp với toà Phật, kết cấu vì theo kiểu kèo cầu chúa báng, 7 chéo. Cửa vòng đền dài 3,2m cao 0,6m, chạm tứ linh, tứ quý rất sống động…
Toà này thờ một nhân vật lịch sử có thật - Nguyễn Minh Không tên thật là Nguyễn Chí Thành. Ông quê ở làng Đàm Xá huyện Gia Viễn tỉnh Ninh Bình. Ông sinh năm Bính Ngọ niên hiệu Long Chương thiên tự, đời vua Lý Thánh Tông tức là năm 1066, mất vào mùa thu tháng 8 ngày mùng 1 năm Tân Dậu, niên hiệu Đại Định, tức là năm 1141 thọ 73 tuổi. Cũng như nhiều cao tăng sủng phật đương thời sư Minh Không đã góp phần tích cực vào công cuộc phát triển đạo Phật của quốc gia phong kiến Đại Việt của thế kỷ 11, 12.
Theo truyền thuyết của nhân dân địa phương toà Đại Đình tờ thành hoàng Lý Hiệu Quang. Theo văn tế thành hoàng có duệ hiệu là Thiên Đế Đại Vương có công “giáo dân ngưỡng nghệ bình cẩm” (dạy dân nghề ươm bèo hoa dâu) một nghề truyền thống của làng.
Toà Phật của di tích khá sống động với 40 pho tượng, niên đại khoảng giữa thế kỷ 17 đến đầu thế kỷ 20. Nổi bật là pho Quan Âm Nam Hải (còn gọi là Quan âm thiên thủ) với 11 tay. Tượng Adiđà ngồi thiền định trên toà sen, tượng Thích Ca sơ sinh, tượng Hộ Pháp...
Hiện nay cụm di tích La Vân được bảo tồn khá tốt cả nội ngoại thất và còn lưu giữ được nhiều hiện vật quý hiếm: Bàn thờ được làm từ thời Lê, bát hương thời Mạc, nhiều hiện vật khác như: Đại tự sơn son, thếp vàng, câu đối khảm trai, tượng phỗng, chuông, khánh đồng, nghê gỗ, hạc gỗ. Đặc biệt là hệ thống văn bia thời Lê- Nguyễn (6 tấm) có giá trị nghiên cứu lịch sử và mĩ thuật của Thái Bình.
Tại di tích còn bảo lưu lễ hội dân gian truyền thống khá đặc sắc ở vùng quê lúa Thái Bình vào mùng 4 tháng giêng và 20 tháng 3 âm lịch hằng năm.
Hội mùng 4 tháng giêng ở La Vân là hội “trình nghề” với những hình thức diễn xướng dân gian độc đáo như 1 bức tranh thu nhỏ phản ánh xã hội xưa với đầy đủ thành phần sĩ, nông, công thương…
Hội 20 - 26 tháng 3 âm lịch có hoạt động múa kéo chữ, đánh cờ người… đã từ lâu đời. Hoạt động hội này đã trở thành sức sống mãnh liệt trong mỗi dịp làng mở hội.

Với những nội dung mang yếu tố lịch sử và văn hoá truyền thống của làng xã, đến với di tích La Vân hẳn du khách sẽ được hoà mình vào không khí lễ hội của La Vân trong mỗi dịp xuân đến thu về, được chiêm ngưỡng một công trình kiến trúc đồ sộ, rộng lớn, hoành tráng quý hiếm của một vùng “Địa linh nhân kiệt”.
7. Một số hoạt động nhà trường đã làm trong nội dung chăm sóc di tích lịch sử
Phối hợp chặt chẽ với địa phương, với tổ chức Đoàn, Đội trong và ngoài nhà trường: phân công các lớp, nhóm học sinh chăm sóc, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá thường xuyên. Nắm được các yêu cầu kỹ thuật về việc chăm sóc, bảo vệ di tích. Trồng, chăm sóc, bảo vệ cây trong di tích lịch sử, văn hoá, ở địa phương hoặc ở các con đường dẫn tới khu di tích theo kế hoạch của ngành văn hoá và chính quyền địa phương.
Tổ chức cho học sinh tìm hiểu ý nghĩa, giá trị lịch sử, giá trị văn hoá của các di tích lịch sử, văn hoá trên địa bàn nói chung và di tích nhà trường nhận chăm sóc nói riêng với các hình thức phong phú như: thi tìm hiểu, thi kể chuyện, thi giới thiệu về di tích lịch sử, văn hoá,
Khuyến khích giáo viên dạy các môn ngữ văn, lịch sử, địa lý, giáo dục công dân, nhạc, mỹ thuật đưa vào bài giảng các nội dung hoặc yêu cầu bài tập gắn với các di tích lịch sử, văn hoá ở địa phương, có thể tổ chức chính khoá hoặc hoạt động ngoại khoá cho học sinh ngay tại khu di tích.
Tổ chức học sinh tham gia các hoạt động lễ hội, các trò chơi dân gian để phát huy bảo tồn văn hoá ở địa phương.
Hàng năm sơ kết học kỳ, tổng kết cuối năm học nhà trường đánh giá và biểu dương những cá nhân, tập thể lớp có nhiều đóng góp trong việc bảo vệ và phát huy giá trị của di tích.
7. Một số hoạt động nhà trường đã làm trong nội dung chăm sóc di tích lịch sử
Phối hợp chặt chẽ với địa phương, với tổ chức Đoàn, Đội trong và ngoài nhà trường: phân công các lớp, nhóm học sinh chăm sóc, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá thường xuyên. Nắm được các yêu cầu kỹ thuật về việc chăm sóc, bảo vệ di tích. Trồng, chăm sóc, bảo vệ cây trong di tích lịch sử, văn hoá, ở địa phương hoặc ở các con đường dẫn tới khu di tích theo kế hoạch của ngành văn hoá và chính quyền địa phương.
Tổ chức cho học sinh tìm hiểu ý nghĩa, giá trị lịch sử, giá trị văn hoá của các di tích lịch sử, văn hoá trên địa bàn nói chung và di tích nhà trường nhận chăm sóc nói riêng với các hình thức phong phú như: thi tìm hiểu, thi kể chuyện, thi giới thiệu về di tích lịch sử, văn hoá,
Khuyến khích giáo viên dạy các môn ngữ văn, lịch sử, địa lý, giáo dục công dân, nhạc, mỹ thuật đưa vào bài giảng các nội dung hoặc yêu cầu bài tập gắn với các di tích lịch sử, văn hoá ở địa phương, có thể tổ chức chính khoá hoặc hoạt động ngoại khoá cho học sinh ngay tại khu di tích.
Tổ chức học sinh tham gia các hoạt động lễ hội, các trò chơi dân gian để phát huy bảo tồn văn hoá ở địa phương.
Hàng năm sơ kết học kỳ, tổng kết cuối năm học nhà trường đánh giá và biểu dương những cá nhân, tập thể lớp có nhiều đóng góp trong việc bảo vệ và phát huy giá trị của di tích.





Nhà nước cần tăng cường hơn nữa kinh phí tu bổ đền chùa để gìn giữ di tích cho muôn đời sau và đáp ứng nhu cầu tâm linh của con người.
9. Một số thông tin về nhà trường:
• Họ và tên hiệu trưởng: Nguyễn Thị Bích Liên
Chuyên ngành đào tạo: ĐHSP Giáo dục chính trị năm tốt nghiệp ĐH/CĐ2006
Điện thoại: 0363863007 Di động: 0904622955
Địa chỉ emai: thcsquynhhong@gmai.com
• Họ và tên Tổng phụ trách Đội: Vũ Thị Thuỷ
Chuyên ngành đào tạo: Cao đẳng sư phạm GDCD - CTĐ năm tốt nghiệp 2010
Điện thoại: 01677696552
• Địa chỉ trường: Thôn Bình Ngọc - xã Quỳnh Hồng- huyện Quỳnh Phụ- tỉnh Thái Bình
Điện thoại cố định: 0363863007 - 0363863669
Share on facebook 0 người thích - Thích
0 Bình luận