Số người đang online : 27 Nam Định: Lễ hội đền Din - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

Nam Định: Lễ hội đền Din
post image
Nam Định: Lễ hội đền Din

Hàng năm lễ hội đền Din được mở từ ngày 8 đến ngày 10 tháng Chạp. Lễ hội được tổ chức trên địa bàn của 2 xã Bình Minh và Nam Dương (4 thôn xã trước kia). Lễ hội đền Din có các lễ như: Lễ rước nước, xin nước nhà thánh, lễ rước bát nhang nhà quan, lễ cáo... đặc biệt là nghi lễ rước cá trắm và tục thi cỗ trong lễ hội.

Cá Trắm đen là lễ vật không thể không có trong lễ hội đền Din, đặc biệt là lễ rước ngày chính kỵ ngày 10 tháng Chạp, mà nhân dân trong vùng vẫn gọi là lễ rước cá. Những con cá trắm được chọn phải là cá trắm to ít nhất cũng phải được từ 4 vồ trở lên ( vồ được tính bằng chiều ngang của 4 đầu ngón tay của người đã trưởng thành sau khoanh tròn lên cổ cá). Nếu con cá nào đạt từ 4 vồ trở lên là những con cá đạt yêu cầu. Xã nào chọn được 3 con cá đều, to là điều rất khó. Song đây cũng là niềm tự hào kiêu hãnh của nhân dân xã, nhân dân xã đó đã chứng tỏ tâm tư nguyện vọng của mình khi dâng lên đức thánh Long Kiều một sản vật linh thiêng, mong ước điều lành sẽ đến với họ trong năm đó.

Sáng ngày 10 tháng Chạp, 3 con cá trắm sống được đưa lên kiệu, đi đầu đám rước là đội múa rồng, đến người cầm cờ hội, hai hàng cờ ngũ sắc, tiếp đến là chiêng, trống, bát biểu và phường bát âm đến đội múa sanh tiền và đến kiệu cá, sau kiệu là đoàn kỳ hào, nhân dân. Hai bên đường các gia đình bày hương án, lễ vật ở cửa nhà để lễ vọng các thần. Đoàn rước kéo dài theo thứ tự: bái Dương, Trang Trữ, Hiệp Luật, Cổ Lũng. Những âm thanh của chiêng, trống hòa với nhạc kèn và tiếng hô, gọi của người chỉ huy khiêng kiệu khiến cho không khí ngày hội thêm tưng bừng náo nhiệt cả một vùng.

Đoàn rước đến sân đình các làng cử trai tráng của làng mình bế cá vào tế thánh (cá được bọc lấy bụng bằng các bao mới đầu quay lên phía trên). Cứ điểm trống tế thì vuốt đuôi cá một lần. Tế xong, con to nhất thì phần người hành tế, con thứ nhì thì phần kỳ hào, con thứ ba phần người làm cỗ. Ngày nay bốn xã xưa đã hình thành 19 xóm vào ngày hội cả 19 xóm đều tham gia rước kiệu lên đền tế Thành Hoàng,các nghi thức vẫn được giữ nguyên bản.

 

Tục thi cỗ ở lễ hội đền Din không chỉ dừng ở một loại cỗ mà thi nhiều thể loại như: " Cỗ ngọc", " Cỗ các", " cỗ đồ đường", " giò chả", " bánh chưng"," bánh dầy"... nếu chúng ta đến chiêm ngưỡng các loại cỗ trong lễ hội đền Din thật kỹ, một cách nghiêm túc mới có thể thấy hết được giá trị tinh thần, vật chất của những lễ vật trong lễ hội này. Người dân nơi đây rất coi trọng quy trình làm cỗ, làm bánh để dâng thánh. Từ khi trồng lúa đến khi thu hoạch, xay lúa, giã gạo, chọn gạo, gói bánh, luộc bánh đều phải do bàn tay khéo léo của đàn ông nơi đây theo quy đinh của làng phụ nữ không được tham gia, thậm chí kể cả củi đun, lá dong lá chuối cũng có khu vực riêng, nước sử dụng cho việc làm bánh cũng phải dùng từ giếng nước của đền Thánh, nơi nào, địa phương nào vi phạm coi như vi phạm luật của làng không được tham gia vào lễ hội dâng thánh. Cỗ đồ đường ở lễ hội đền Din làm rất công phu. Cỗ Đồ đường có năm loại bánh: bánh khoai, bánh nếp, bánh giáo, bánh gai, bánh ngũ sắc.Năm loại bánh này có nhiều loại làm hết sức công phu và thời gian làm bánh kéo dài suốt 4-5 tháng. Sau đó đóng 5 loại bánh trên vào cái khuôn hình vuông. Các loại bánh được bày trên một mâm với năm bát chè, một đĩa sôi vò là được một mâm cỗ đồ đường đạt chất lượng cao, đây là một trong các loại cỗ dâng thánh để tỏ lòng thành kính với đức thánh Long Kiều, đồng thời là niềm kiêu hãnh của nhân dân địa phương.

Kiều, đồng thời là niềm kiêu hãnh của nhân dân địa phương. Cỗ mặn trong ngày hội đền Din từ xưa đến nay có nhiều món ngon nhưng không thể thiếu được tám loại giò: Giò thủ, giò lá lật, giò chân, giò chả hoa, giò lòng, giò lựu, giò lụa, giò lây. Phương thức làm giò không chỉ dừng ở những thao tác đơn thuần mà đã được người dân nâng lên thành nghệ thuật, thành những bí quyết nhà nghề chỉ truyền cho những người được tín nhiệm của hàng tổng, hàng xã. Các loại giò ở đây đều là bằng tay, giã bằng cối đá và chày gỗ chứ không dùng máy để xay thịt. Tám loại giò đều mang những đặc trưng khác nhau, có chất lượng cao đều mang tính nghệ thuật từ bàn tay khối óc sáng tạo của người dân tổng Bái Dương.

Lễ hội đền Din- Nam Dương, huyện Nam Trực, Nam Định có nhiều nội dung với những trò vui và nhiều môn thi hấp dẫn, song tục rước cá Trắm và tục thi cố là những lễ tục độc đáo đặc sắn. Những tục rước cá và thi cỗ sẽ mãi mãi duy trì, phát triển và trở thành một phong tục đẹp của văn hóa truyền thống, văn hóa ẩm thực của cuộc sống hiện đại hôm nay./.

Theo Dulichvn.org

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành