ĐỀN THỜ ĐÔ ĐÀI BÙI CẦM HỔ
1) Tên di tích: Đền thờ Đô Đài Bùi Cầm Hổ
2) Loại công trình: Đền
3) Loại di tích: Lịch sử và kiến trúc nghệ thuật
4) Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia ngày 10 tháng 2 năm 1992
5) Địa chỉ: Phường Đậu Liêu - Thị xã Hồng Lĩnh - tỉnh Hà Tĩnh
6) Tóm lược thông tin về di tích.
Đền Đô Đài nằm tại chân núi Bạch Tỵ - phường Đậu Liêu - Thị xã Hồng Lĩnh (trước đây là xã Đậu Liêu- huyện Can Lộc), tỉnh Hà Tĩnh, thờ danh nhân Bùi Cầm Hổ, nhân dân thường gọi là Đền thờ Đức Thánh Đô Đài.
Danh nhân Bùi Cầm Hổ sinh năm 1390 - mất năm 1483, ông làm quan Ngự sử ba triều vua Lê (Lê Thái Tổ, Lê Thái Tôn, Lê Nhân Tôn), ông nổi tiếng thẳng ngay đức độ, và đã hai lần đi sứ nhà Minh làm sáng rạng vua tôi nước Việt. Ông đã từng giữ chức Ngự Sử, An vũ sứ Lạng Sơn, hai lần đi sứ Trung Quốc. Khi về nghỉ ở quê, ông cho ngăn khe dẫn nước từ núi xuống đồng ruộng của làng, đủ tưới hàng trăm mẫu ruộng xưa nay vốn bị hạn hán. Khi ông mất, được phong Bỉnh quân đại vương, Thượng đẳng phúc thần.
Đô Đài Ngự Sử tạ thế, nhân dân Đậu Liêu dựng Đền thờ và làm lễ báo ân. Hàng năm vào ngày 12 tháng giêng là ngày lễ báo ân và là ngày hội xuân truyền thống. Các triều đại đều có sắc phong. Sắc vua Minh Mệnh ngày 21 tháng 8 năm 1824 để “Gia tằng Phổ Trạch chi thần”, “Chuẩn cho xã Đậu Liêu - huyện Thiên Lộc thờ phụng như cũ để thần giúp đỡ che chở cho dân”. Nhân dân thì nhắc nhau làm việc thiện, tránh điều ác, giữ lòng thanh bạch, đức hiếu trung để về lễ báo ân Đức Thánh.
Đền cũ nguyên xưa khá đồ sộ, có thượng, trung và hạ điện hướng đông nam. Trước đền là con đường qua truông, dọc theo đường là ngọn khe Vẹt, khu đền được che kín bởi một rừng cây rậm rạp. Trong đền có đủ các loại đồ tế khí, nghi trượng. Trước cửa hai ông phỗng to gần bằng người lớn, tóc tết hai xoáy, chắp tay quỳ gối kính cẩn nghiêm trang.
Trong hai cuộc chiến tranh, cả rừng cây và ngôi đền đều bị bom đạn phá huỷ. Hoà bình lập lại, nhân dân sở tại tự nguyện đóng góp lập lại ngôi đền mới. Tại nền đất cũ, hố bom nham nhở chưa kịp san lấp. Đền phải chuyển sang xây cất ở một chỗ khác, cùng bên chân núi gần đó, nhưng có nền đất cao hơn.
Ngôi đền mới chỉ thu gọn trong hai toà nhà: một điện thờ và một bái đường được sử dụng lại của ngôi đền cũ còn ít nhiều dấu tích văn hoá chạm trổ thời xưa. Một số đồ tế tự như áo, mão cân đai phẩm phục, các đạo sắc phong được cất giữ hầu như nguyện vẹn.
Lễ hội Đô Đài "Tháng giêng Đô Đài, tháng hai Hương Tích" là một trong những lễ hội lớn từ xưa ở vùng Nghệ Tĩnh. Lễ hội còn có tên "Lễ Báo ân", tổ chức vào ngày 12 tháng giêng âm lịch, ngày giỗ ông. Lễ hội có những quy định về định kỳ và nghi thức khá độc đáo. Đại lễ hội 50 năm tổ chức một lần.
Share on facebook 0 người thích - Thích
Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia ngày 10 tháng 2 năm 1992
ĐỀN THỜ ĐÔ ĐÀI BÙI CẦM HỔ
1) Tên di tích: Đền thờ Đô Đài Bùi Cầm Hổ
2) Loại công trình: Đền
3) Loại di tích: Lịch sử và kiến trúc nghệ thuật
4) Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia ngày 10 tháng 2 năm 1992
5) Địa chỉ: Phường Đậu Liêu - Thị xã Hồng Lĩnh - tỉnh Hà Tĩnh
6) Tóm lược thông tin về di tích.
Đền Đô Đài nằm tại chân núi Bạch Tỵ - phường Đậu Liêu - Thị xã Hồng Lĩnh (trước đây là xã Đậu Liêu- huyện Can Lộc), tỉnh Hà Tĩnh, thờ danh nhân Bùi Cầm Hổ, nhân dân thường gọi là Đền thờ Đức Thánh Đô Đài.
Danh nhân Bùi Cầm Hổ sinh năm 1390 - mất năm 1483, ông làm quan Ngự sử ba triều vua Lê (Lê Thái Tổ, Lê Thái Tôn, Lê Nhân Tôn), ông nổi tiếng thẳng ngay đức độ, và đã hai lần đi sứ nhà Minh làm sáng rạng vua tôi nước Việt. Ông đã từng giữ chức Ngự Sử, An vũ sứ Lạng Sơn, hai lần đi sứ Trung Quốc. Khi về nghỉ ở quê, ông cho ngăn khe dẫn nước từ núi xuống đồng ruộng của làng, đủ tưới hàng trăm mẫu ruộng xưa nay vốn bị hạn hán. Khi ông mất, được phong Bỉnh quân đại vương, Thượng đẳng phúc thần.
Đô Đài Ngự Sử tạ thế, nhân dân Đậu Liêu dựng Đền thờ và làm lễ báo ân. Hàng năm vào ngày 12 tháng giêng là ngày lễ báo ân và là ngày hội xuân truyền thống. Các triều đại đều có sắc phong. Sắc vua Minh Mệnh ngày 21 tháng 8 năm 1824 để “Gia tằng Phổ Trạch chi thần”, “Chuẩn cho xã Đậu Liêu - huyện Thiên Lộc thờ phụng như cũ để thần giúp đỡ che chở cho dân”. Nhân dân thì nhắc nhau làm việc thiện, tránh điều ác, giữ lòng thanh bạch, đức hiếu trung để về lễ báo ân Đức Thánh.
Đền cũ nguyên xưa khá đồ sộ, có thượng, trung và hạ điện hướng đông nam. Trước đền là con đường qua truông, dọc theo đường là ngọn khe Vẹt, khu đền được che kín bởi một rừng cây rậm rạp. Trong đền có đủ các loại đồ tế khí, nghi trượng. Trước cửa hai ông phỗng to gần bằng người lớn, tóc tết hai xoáy, chắp tay quỳ gối kính cẩn nghiêm trang.
Trong hai cuộc chiến tranh, cả rừng cây và ngôi đền đều bị bom đạn phá huỷ. Hoà bình lập lại, nhân dân sở tại tự nguyện đóng góp lập lại ngôi đền mới. Tại nền đất cũ, hố bom nham nhở chưa kịp san lấp. Đền phải chuyển sang xây cất ở một chỗ khác, cùng bên chân núi gần đó, nhưng có nền đất cao hơn.
Ngôi đền mới chỉ thu gọn trong hai toà nhà: một điện thờ và một bái đường được sử dụng lại của ngôi đền cũ còn ít nhiều dấu tích văn hoá chạm trổ thời xưa. Một số đồ tế tự như áo, mão cân đai phẩm phục, các đạo sắc phong được cất giữ hầu như nguyện vẹn.
Lễ hội Đô Đài "Tháng giêng Đô Đài, tháng hai Hương Tích" là một trong những lễ hội lớn từ xưa ở vùng Nghệ Tĩnh. Lễ hội còn có tên "Lễ Báo ân", tổ chức vào ngày 12 tháng giêng âm lịch, ngày giỗ ông. Lễ hội có những quy định về định kỳ và nghi thức khá độc đáo. Đại lễ hội 50 năm tổ chức một lần.
Share on facebook 0 người thích - Thích
0 Bình luận