Số người đang online : 77 MIẾU RỌC - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

MIẾU RỌC
post image
MIẾU RỌC

Được công nhận di tích theo quyết định số 86/2006/QĐ-BVHTT ngày 11...

MIẾU RỌC



1.    Tên di tích:
Miếu Rọc
2.    Loại công trình: Miếu
3.    Loại di tích: Lịch sử
4.    Quyết định: Được công nhận di tích theo quyết định số 86/2006/QĐ-BVHTT ngày 11 tháng 10 năm 2006


 
5.    Địa chỉ di tích: Xã An Dục, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình
6.    Tóm lược thông tin về di tích
        Miếu Rọc xã An Dục thờ Cao Chấu Đại Vương, ông sinh ngày 10 tháng 03 trong một gia đình làm nghề đánh cá ở xã Hồng Điền - huyện Hồng Châu - Đạo Hải Dương. Cha mẹ sống hiền lành phúc hậu thường làm điều đức thiện, chỉ mong giúp đỡ người gặp khó khăn. Ông là con trai duy nhất của gia đình - Bẩm sinh ông có tướng mạo khôi ngô tuấn tú, thông minh kỳ lạ, có sức khoẻ, ham học. Nên khi trưởng thành ông giao du với những trang hào kiệt mưu tính sự nghiệp lớn. Không cam chịu cảnh người dân nô lệ dưới ách thống trị của bọn đô hộ phong kiến phương Bắc.
        Mùa xuân năm 542 Lý Bí người huyện Thái Bình lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống giặc Lương. Cao Chấu gia nhập nghĩa quân. Ông được Lý Bí tin yêu giao chức Tiên Phong tướng quân cùng Triệu Quang Phục thống lĩnh binh quyền chỉ huy 4 vạn quân chiến đấu chống quân xâm lược Nhà Lương. Sau đó ông cùng quân sĩ đem quân đánh đuổi quân Chăm Pa vào năm 544.
Cùng mùa xuân ấy Lý Bí xưng Vương là Lý Nam Đế, đặt quốc hiệu là Vạn Xuân. Vua Lý Nam Đế phong cho tướng Cao Chấu làm quan tướng Đạo Sơn Nam. Trong thời gian làm quan tại vùng này ông đi kinh lý qua làng Rọc, nhân dân có phong tục thuần hậu, phong cảnh hữu tình. Ông ở lại đây lập trang trại, chiêu tập thêm quân sĩ, giúp dân trồng lúa, trồng bông dệt vải, ông dâng biểu tâu vua xin miễn thuế cho dân trong vùng và đóng trụ sở quân sĩ tại làng Rọc.
         Năm 548 Lý Bí (Lý Nam Đế) qua đời, Triệu Quang Phục thống lĩnh binh quyền xưng vương. Cao Chấu không tuân phục. Ông bèn đem quân về làng Rọc cùng dân dây dựng ấp chăm lo cuộc sống cho dân... Được tin này bọn nịnh thần tâu vua kéo đánh tướng Cao Chấu để trừ hoạ về sau. Do bị thất thủ với quân triều đình. Một lòng gửi trọn đạo phò vua Lý, tướng Cao Chấu không chống lại và tự vẫn tại bến sông làng Rọc và hoả thân vào ngày 15/08.
Tưởng nhớ công lao và cảm kích tinh thần dũng cảm, nghĩa cả cao đẹp của ông với non sông, nhân dân làng Rọc lập miếu thờ ông và tôn làm Thành Hoàng của làng, ngàn năm hương hoả và lưu danh câu đối 8 chữ vàng truyền hậu thế. "TIỀN LÝ LONG TRIỀU TRUNG NGHĨA THIÊN THU".








0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành