ĐÌNH, ĐỀN THANH LÃNG
1. Tên di tích: Đình, đền Thanh Lãng
2. Loại công trình: Kiến trúc
3. Loại di tích: Lịch sử
4. Quyết định: Được công nhận di tích theo quyết định số 1257/QĐ-BVHTTDL ngày 14 tháng 04 năm 2011

5. Địa chỉ di tích: Thôn Thanh Lãng – xã Minh Hoà - huyện Hưng Hà - tỉnh Thái Bình
6. Tóm lược thông tin về di tích
Đình, Đền Thôn Thanh Lãng xã Minh Hoà là công trình kiến trúc nghệ thuật cổ, được xây dung từ rất sớm, cuối thế kỷ thứ XVII đầu thế kỷ thứ XVIII (tức là từ thời nhà Lê) được toạ lạc trên một gò đất cao. Với tổng diện tích 3229 m2, trong một khuôn viên cảnh quan khuôn viên đẹp, thoáng mát, quy mô kiến trúc lớn, thiết kế theo kiểu cổ truyền dân tộc, với ngôi đình là mái cong đao guột, ngôi đền là hồi văn năm đấu, tứ trụ lòng thuyền. Đình đền Thanh Lãng là cả một công trình trạm khắc nghệ thuật tinh xảo, đề tài trạm khắc phong phú đa dạng, có những mảng trạm khắc thời Lê kết hợp với thời Nguyễn một cách hài hoà, tạo nên mực thước chuẩn mực “Suối hoa”. Mái cong đao guột mà ít có đình nào sánh được. Hiện Đình đền Thanh Lãng còn lưu giữ nhiều đồ thờ tự quý có giá trị, đây cũng là nơi bảo tồn các giá trị văn hoá vật thể. Đình và Đền Thanh Lãng đã được nhiều triều đại phong kiến xưa quan tâm, xây dựng và tu sửa. Lần cuối cùng tu sửa lại lớn nhất vào năm 1911.

Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 Do điều kiện lịch sử, chiến tranh và kinh tế xã hội một thời gian dài đình và đền chưa được quan tâm tu sửa, chống xuống cấp. Nhưng với nối kiến trúc cổ và vật liệu xây dựng tốt lên đình và đền vẫn còn giữ nguyên hiện trạng của sự kết hợp hài hòa các kiểu kiến trúc kết hợp giữa các triều đại, Lý, Trần, Lê, Nguyễn. Những nét hoa văn trạm trổ đẹp, mềm mại, kết hợp hài hòa giữa các linh vật quí như: Long, ly, qui, phượng. các mộc quí như: Tùng, trúc, cúc, mai.
Theo thông tin về thần tích ghi trong bộ thứ 2 khảm chi – bản chính của quan Lễ Bộ Quốc triều biên soạn:
- Đình đền Thanh Lãng là hai địa điểm thờ tự riêng, Đình thờ hai vị thần là “Thiên Quan Bến Đò Đại Vương” Dũng Dược Cửa Ngòi Đại Vương. Đền thờ thánh mẫu là Ngọc Nương công chúa. Nhưng các vị thần này lại có chung một thần tích, có chung một chiến công, họ là những người cùng thời cùng tham gia góp sức trong cuộc khởi nghĩa hai bà Trưng giành thắng lợi ngay đầu thế kỷ sau công nguyên.
Sau khi cuộc khổi nghĩa hai bà Trưng thất bại Bà Ngọc Nương Công chúa tự sát mà chết ngày 2 tháng 2 Nhân dân Thanh Lãng đều thương tiếc khôn nguôi, nhân dân chọn nơi xây từ đường để thờ cúng. Khi các quan quân của nước Việt thắng lợi trở về nơi đóng quân cũ của hai bà Trưng. Để tưởng nhớ tới các Nữ nhi anh kiệt cho tu sửa miếu điện ở Hát môn thờ hai bà Trưng còn các Nam, Nữ tướng đều được phong mỹ tự là: “Thượng Đẳng Phúc Thần”. Các hương ấp thôn xã trước đây tất cả đều có sắc chỉ cho nhân dân tu sửa miếu điện để thờ cúng. Lưu truyền hương hỏa vận đại vô cùng, cùng với nghi thức Quốc gia. Hãy kính theo!
- Nhất phong Đức Thiên Quan Bến Đò Đại Vương
- Nhất phong Dũng Dược Của Ngòi Đại Vương
- Nhất phong Bà Ngọc Nương Công chúa
Cho phép nhân dân khu Thanh Lãng, trang Thọ Diên được thờ cúng 3 vị.
- Ngày 10 tháng 11 là ngày vị thứ nhất hiển thần
Lễ vật: Dùng thịt trâu, xôi rượu và các vật phẩm khác.
- Ngày 06 tháng 1 là ngày sinh thần vị thứ hai.
Lễ vật: Dùng thịt lợn, xôi, bánh và các vật phẩm khác.
- Ngày 15 tháng 8 là ngày sinh vị thứ ba
Lễ vật: Dùng cỗ chay, xôi, rượu.
- Ngày 25 tháng 12 vị thứ nhất hiển thần
Lễ dùng: Thịt lợn xôi, rượu và các vật phẩm khác.
- Ngày 10 tháng 8 vị thứ hai hóa thần
Lễ dùng: Thịt lợn xôi, rượu và các vật phẩm khác
- Ngày 2 tháng 2 là ngày mất của vị thứ 3
Lễ dùng cỗ chay.
Hồng phúc nguyên niên trọng hạ nguyệt cát nhật
(Ngày tốt tháng 5 Hồng phúc nguyên niên - 1572)
Hàn lâm viện Đông các học sĩ thần
Nguyễn Bính Phụng soạn
Hoàng triều Vĩnh Hựu thập niên trọng thu nguyệt cát nhật
(Ngày tốt tháng 8 năm thứ 10 Hoàng triều Vĩnh Hựu)
Quản giám bách thần chỉ điện hùng lãnh thiếu hương thần
Nguyễn Hiền sao như bản chính
(Có thần tích sắc chỉ minh chứng)
Các đạo sắc phong của các thời vẫn còn:
Sắc chỉ gồm 9 đạo của các triều vua:
- Vua Tự Đức 3 đạo
- Vua Đồng Khánh 1 đạo
- Vua Thành Thái 1 đạo
- Vua Duy Tân 1 đạo
- Vua Khải Định 3 đạo
Đình Thanh Lãng còn là nơi hoạt động cách mạng của Uỷ ban kháng chiến giai đoạn chống thực dân Pháp xâm lược. Những năm kháng chiến chống mỹ cứu nước Đình và Đền thôn Thanh Lãng là nơi diễn ra các hoạt động giao quân, nộp nương thực làm nghĩa vụ với nhà nước đưa tiễn nhiều thế hệ thanh niên quê hương lên đường nhập ngũ.
Những năm thời kì đổi mới đất nước. Đình còn là nơi tổ chức hội họp của Đảng bộ và nhân dân địa phương để triển khai nghị quyết của đảng, chính sách của nhà nước trong phong trào xây dựng quê hương đất nước. Là nơi sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của nhân dân trong thôn và nhân dân quanh vùng.
Ngay trên khuôn viên của đình làng nhân dân đã xây dựng đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ để thờ phụng và tôn vinh truyền thống đánh giặc giữ nước của các bậc tiền bối.







Share on facebook 0 người thích - Thích

Được công nhận di tích theo quyết định số 1257/QĐ-BVHTTDL ngày 14...
ĐÌNH, ĐỀN THANH LÃNG


1. Tên di tích: Đình, đền Thanh Lãng
2. Loại công trình: Kiến trúc
3. Loại di tích: Lịch sử
4. Quyết định: Được công nhận di tích theo quyết định số 1257/QĐ-BVHTTDL ngày 14 tháng 04 năm 2011

6. Tóm lược thông tin về di tích
Đình, Đền Thôn Thanh Lãng xã Minh Hoà là công trình kiến trúc nghệ thuật cổ, được xây dung từ rất sớm, cuối thế kỷ thứ XVII đầu thế kỷ thứ XVIII (tức là từ thời nhà Lê) được toạ lạc trên một gò đất cao. Với tổng diện tích 3229 m2, trong một khuôn viên cảnh quan khuôn viên đẹp, thoáng mát, quy mô kiến trúc lớn, thiết kế theo kiểu cổ truyền dân tộc, với ngôi đình là mái cong đao guột, ngôi đền là hồi văn năm đấu, tứ trụ lòng thuyền. Đình đền Thanh Lãng là cả một công trình trạm khắc nghệ thuật tinh xảo, đề tài trạm khắc phong phú đa dạng, có những mảng trạm khắc thời Lê kết hợp với thời Nguyễn một cách hài hoà, tạo nên mực thước chuẩn mực “Suối hoa”. Mái cong đao guột mà ít có đình nào sánh được. Hiện Đình đền Thanh Lãng còn lưu giữ nhiều đồ thờ tự quý có giá trị, đây cũng là nơi bảo tồn các giá trị văn hoá vật thể. Đình và Đền Thanh Lãng đã được nhiều triều đại phong kiến xưa quan tâm, xây dựng và tu sửa. Lần cuối cùng tu sửa lại lớn nhất vào năm 1911.

Theo thông tin về thần tích ghi trong bộ thứ 2 khảm chi – bản chính của quan Lễ Bộ Quốc triều biên soạn:
- Đình đền Thanh Lãng là hai địa điểm thờ tự riêng, Đình thờ hai vị thần là “Thiên Quan Bến Đò Đại Vương” Dũng Dược Cửa Ngòi Đại Vương. Đền thờ thánh mẫu là Ngọc Nương công chúa. Nhưng các vị thần này lại có chung một thần tích, có chung một chiến công, họ là những người cùng thời cùng tham gia góp sức trong cuộc khởi nghĩa hai bà Trưng giành thắng lợi ngay đầu thế kỷ sau công nguyên.
Sau khi cuộc khổi nghĩa hai bà Trưng thất bại Bà Ngọc Nương Công chúa tự sát mà chết ngày 2 tháng 2 Nhân dân Thanh Lãng đều thương tiếc khôn nguôi, nhân dân chọn nơi xây từ đường để thờ cúng. Khi các quan quân của nước Việt thắng lợi trở về nơi đóng quân cũ của hai bà Trưng. Để tưởng nhớ tới các Nữ nhi anh kiệt cho tu sửa miếu điện ở Hát môn thờ hai bà Trưng còn các Nam, Nữ tướng đều được phong mỹ tự là: “Thượng Đẳng Phúc Thần”. Các hương ấp thôn xã trước đây tất cả đều có sắc chỉ cho nhân dân tu sửa miếu điện để thờ cúng. Lưu truyền hương hỏa vận đại vô cùng, cùng với nghi thức Quốc gia. Hãy kính theo!
- Nhất phong Đức Thiên Quan Bến Đò Đại Vương
- Nhất phong Dũng Dược Của Ngòi Đại Vương
- Nhất phong Bà Ngọc Nương Công chúa
Cho phép nhân dân khu Thanh Lãng, trang Thọ Diên được thờ cúng 3 vị.
- Ngày 10 tháng 11 là ngày vị thứ nhất hiển thần
Lễ vật: Dùng thịt trâu, xôi rượu và các vật phẩm khác.
- Ngày 06 tháng 1 là ngày sinh thần vị thứ hai.
Lễ vật: Dùng thịt lợn, xôi, bánh và các vật phẩm khác.
- Ngày 15 tháng 8 là ngày sinh vị thứ ba
Lễ vật: Dùng cỗ chay, xôi, rượu.
- Ngày 25 tháng 12 vị thứ nhất hiển thần
Lễ dùng: Thịt lợn xôi, rượu và các vật phẩm khác.
- Ngày 10 tháng 8 vị thứ hai hóa thần
Lễ dùng: Thịt lợn xôi, rượu và các vật phẩm khác
- Ngày 2 tháng 2 là ngày mất của vị thứ 3
Lễ dùng cỗ chay.
Hồng phúc nguyên niên trọng hạ nguyệt cát nhật
(Ngày tốt tháng 5 Hồng phúc nguyên niên - 1572)
Hàn lâm viện Đông các học sĩ thần
Nguyễn Bính Phụng soạn
Hoàng triều Vĩnh Hựu thập niên trọng thu nguyệt cát nhật
(Ngày tốt tháng 8 năm thứ 10 Hoàng triều Vĩnh Hựu)
Quản giám bách thần chỉ điện hùng lãnh thiếu hương thần
Nguyễn Hiền sao như bản chính
(Có thần tích sắc chỉ minh chứng)
Các đạo sắc phong của các thời vẫn còn:
Sắc chỉ gồm 9 đạo của các triều vua:
- Vua Tự Đức 3 đạo
- Vua Đồng Khánh 1 đạo
- Vua Thành Thái 1 đạo
- Vua Duy Tân 1 đạo
- Vua Khải Định 3 đạo
Đình Thanh Lãng còn là nơi hoạt động cách mạng của Uỷ ban kháng chiến giai đoạn chống thực dân Pháp xâm lược. Những năm kháng chiến chống mỹ cứu nước Đình và Đền thôn Thanh Lãng là nơi diễn ra các hoạt động giao quân, nộp nương thực làm nghĩa vụ với nhà nước đưa tiễn nhiều thế hệ thanh niên quê hương lên đường nhập ngũ.
Những năm thời kì đổi mới đất nước. Đình còn là nơi tổ chức hội họp của Đảng bộ và nhân dân địa phương để triển khai nghị quyết của đảng, chính sách của nhà nước trong phong trào xây dựng quê hương đất nước. Là nơi sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của nhân dân trong thôn và nhân dân quanh vùng.
Ngay trên khuôn viên của đình làng nhân dân đã xây dựng đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ để thờ phụng và tôn vinh truyền thống đánh giặc giữ nước của các bậc tiền bối.
Lễ hội truyền thống của làng đã được ghi vào sử sách từ lâu đời hàng năm vào ngày mùng 1,2,3 của tháng 2 đều diễn ra hoạt động lễ hội truyền thống. Không khí lễ hội long trọng và vui vẻ biểu hiện tâm linh và tín ngưỡng lành mạnh, trong sáng giầu bản sắc văn hóa dân tộc.








0 Bình luận