DI TÍCH LỊCH SỬ CHÙA AM
1) Tên di tích: Di tích lịch sử Chùa Am (Bạch Ngọc Hoàng Hậu – Trần Thị Ngọc Hào)
2) Loại công trình: Chùa
3) Loại di tích: Lịch sử và kiến trúc nghệ thuật
4) Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 188 ngày 13 tháng 02 năm 1995 của Bộ văn hóa Thông tin
5) Địa chỉ: xã Đức Hòa – Huyện Đức Thọ –Tỉnh Hà Tĩnh
6) Tóm lược thông tin về di tích.
Chùa Am có tên chữ là Diên Quang tự, do hoàng hậu Bạch Ngọc, đời vua Trần Duệ Tông (1373-1377) sáng lập.
Chùa Am, nơi tu hành của ba vị nữ chúa: hoàng hậu Bạch Ngọc, con gái bà là Trần Thị Ngọc Hiên (công chúa Huy Chân) và Trang Từ (con gái của công chúa Huy Chân).
Hoàng hậu Bạch Ngọc có tên là Trần Thị Ngọc Hào, con gái ông Trần Công Thiệu, quê làng Tri Bản, xã Thổ Hoàng, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. Bà được vua Trần Duệ Tông lập làm hoàng hậu. Năm vua 41 tuổi, trong một chuyến đem quân chinh phạt Chiêm Thành, vua không may bị tử trận. Sau đó Hồ Quý Ly tiếm ngôi nhà Trần, đất nước lâm vào biến loạn. Bà và con gái là Trần Thị Ngọc Hiên (công chúa Huy Chân) cải trang thành người xuất gia cùng 572 gia nhân khác rời khỏi kinh thành lánh về quê cha. Bà cho dựng trại trên núi Vua, một vùng thâm sơn cùng cốc thuộc dãy Trà sơn, một vùng thâm sơn nước độc. Bà chiêu mộ được gần 3.000 người nghèo khổ rồi cùng họ tiến hành công cuộc phá núi, san đồi, khai hoang, mở đất… Khai hoang đến đâu, bà cho lập làng đến đó.
Bà có công lập ra 45 xã thôn, trang ấp trên địa bàn 6 tổng của 4 huyện Đức Thọ, Hương Khê, Hương Sơn, Can Lộc (Hà Tĩnh) với 3.965 mẫu ruộng cùng nhiều kho lẫm dự trữ lương thực.
Kiến trúc của chùa theo kiểu chữ Công của thời Lê và bố trí nội thất theo chiều dọc, hướng chùa quay về hướng Tây Nam, cách trước chùa khoảng 1km là dòng sông Ngàn Sâu. Chùa được thiết kế gồm 7 gian chính và 2 gian hồi, có tất cả 60 cột gỗ mít. Cấu trúc chùa gồm 12 mái theo kiểu Lượng Long Triều Nguyệt. Diện tích của nhà chùa là 160m2. Trong chùa ở giữa được bố trí thờ các vị Tam thế phật, bên phải thờ Thánh mẫu (Bạch Ngọc Hoàng Hậu), bên trái thờ vị Phật Tăng. Đến năm 1911 vua Duy Tân năm thứ 4 triều Nguyễn trùng tu lại chùa.
Trong những năm kháng chiến chống Mỹ khu vực chùa Am là một trong những điểm đế quốc Mỹ thả nhiều bom (ngay trước chùa là đường chiến lược số 28, là con đường huyết mạch từ Bắc vào Nam).
Năm 1993 trước sự xuống cấp của chùa, địa phương đã có chủ trương khôi phục, tôn tạo, bảo quản di tích. Từ năm 2000 nhà nước đã có kế hoạch tôn tạo, tu sửa, nhiều hạng mục phải xây dựng lại từ đầu.
Hiện nay Chùa Am là một địa điểm để khách thập phương trên mọi miền đất nước đến vãn cảnh. Từ tam quan đến chính điện chùa, du khách đi qua nhiều tầng bậc cấp trải dài thoai thoải theo triền dốc. Người đến chùa lần lượt đi qua hai ngôi tháp mộ, một am thờ thổ thần và một dãy nhà ở bên phải. Leo lên thêm vài chục bậc cấp nữa thì đến một khoảnh sân rộng. Cứ vài chục bậc cấp thì có một khoảnh sân như vậy, có ý nghĩa như một sự nối kết, tạo sự hài hoà cân xứng cho tổng thể kiến trúc chùa Am, làm điểm dừng nghỉ để tinh thần được lắng dịu trước khi vào lễ Phật.
Share on facebook 0 người thích - Thích

Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 188...
DI TÍCH LỊCH SỬ CHÙA AM


1) Tên di tích: Di tích lịch sử Chùa Am (Bạch Ngọc Hoàng Hậu – Trần Thị Ngọc Hào)
2) Loại công trình: Chùa
3) Loại di tích: Lịch sử và kiến trúc nghệ thuật
4) Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 188 ngày 13 tháng 02 năm 1995 của Bộ văn hóa Thông tin
5) Địa chỉ: xã Đức Hòa – Huyện Đức Thọ –Tỉnh Hà Tĩnh
6) Tóm lược thông tin về di tích.
Chùa Am có tên chữ là Diên Quang tự, do hoàng hậu Bạch Ngọc, đời vua Trần Duệ Tông (1373-1377) sáng lập.
Chùa Am, nơi tu hành của ba vị nữ chúa: hoàng hậu Bạch Ngọc, con gái bà là Trần Thị Ngọc Hiên (công chúa Huy Chân) và Trang Từ (con gái của công chúa Huy Chân).
Hoàng hậu Bạch Ngọc có tên là Trần Thị Ngọc Hào, con gái ông Trần Công Thiệu, quê làng Tri Bản, xã Thổ Hoàng, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. Bà được vua Trần Duệ Tông lập làm hoàng hậu. Năm vua 41 tuổi, trong một chuyến đem quân chinh phạt Chiêm Thành, vua không may bị tử trận. Sau đó Hồ Quý Ly tiếm ngôi nhà Trần, đất nước lâm vào biến loạn. Bà và con gái là Trần Thị Ngọc Hiên (công chúa Huy Chân) cải trang thành người xuất gia cùng 572 gia nhân khác rời khỏi kinh thành lánh về quê cha. Bà cho dựng trại trên núi Vua, một vùng thâm sơn cùng cốc thuộc dãy Trà sơn, một vùng thâm sơn nước độc. Bà chiêu mộ được gần 3.000 người nghèo khổ rồi cùng họ tiến hành công cuộc phá núi, san đồi, khai hoang, mở đất… Khai hoang đến đâu, bà cho lập làng đến đó.
Bà có công lập ra 45 xã thôn, trang ấp trên địa bàn 6 tổng của 4 huyện Đức Thọ, Hương Khê, Hương Sơn, Can Lộc (Hà Tĩnh) với 3.965 mẫu ruộng cùng nhiều kho lẫm dự trữ lương thực.
Kiến trúc của chùa theo kiểu chữ Công của thời Lê và bố trí nội thất theo chiều dọc, hướng chùa quay về hướng Tây Nam, cách trước chùa khoảng 1km là dòng sông Ngàn Sâu. Chùa được thiết kế gồm 7 gian chính và 2 gian hồi, có tất cả 60 cột gỗ mít. Cấu trúc chùa gồm 12 mái theo kiểu Lượng Long Triều Nguyệt. Diện tích của nhà chùa là 160m2. Trong chùa ở giữa được bố trí thờ các vị Tam thế phật, bên phải thờ Thánh mẫu (Bạch Ngọc Hoàng Hậu), bên trái thờ vị Phật Tăng. Đến năm 1911 vua Duy Tân năm thứ 4 triều Nguyễn trùng tu lại chùa.
Trong những năm kháng chiến chống Mỹ khu vực chùa Am là một trong những điểm đế quốc Mỹ thả nhiều bom (ngay trước chùa là đường chiến lược số 28, là con đường huyết mạch từ Bắc vào Nam).
Năm 1993 trước sự xuống cấp của chùa, địa phương đã có chủ trương khôi phục, tôn tạo, bảo quản di tích. Từ năm 2000 nhà nước đã có kế hoạch tôn tạo, tu sửa, nhiều hạng mục phải xây dựng lại từ đầu.
Hiện nay Chùa Am là một địa điểm để khách thập phương trên mọi miền đất nước đến vãn cảnh. Từ tam quan đến chính điện chùa, du khách đi qua nhiều tầng bậc cấp trải dài thoai thoải theo triền dốc. Người đến chùa lần lượt đi qua hai ngôi tháp mộ, một am thờ thổ thần và một dãy nhà ở bên phải. Leo lên thêm vài chục bậc cấp nữa thì đến một khoảnh sân rộng. Cứ vài chục bậc cấp thì có một khoảnh sân như vậy, có ý nghĩa như một sự nối kết, tạo sự hài hoà cân xứng cho tổng thể kiến trúc chùa Am, làm điểm dừng nghỉ để tinh thần được lắng dịu trước khi vào lễ Phật.
0 Bình luận