Số người đang online : 16 ĐỀN THỜ VÀ MỘ NGÔ PHÚC VẠN - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

ĐỀN THỜ VÀ MỘ NGÔ PHÚC VẠN
post image
ĐỀN THỜ VÀ MỘ NGÔ PHÚC VẠN

Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia theo quyết định số 776/VHQĐ ...

ĐỀN THỜ VÀ MỘ NGÔ PHÚC VẠN



 

1)    Tên di tích: Đền thờ và mộ Ngô Vạn Phúc
2)    Loại công trình: Đền
3)    Loại di tích: Lịch sử văn hóa
4)    Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia theo quyết định số 776/VHQĐ ngày 23 tháng  06 năm 1992, vào sổ danh mục di tích lịch sử sổ văn hóa số 1033
5)    Địa chỉ: thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh
6)    Tóm lược thông tin về di tích.
        Đền thờ Tào Quận công - Thái bảo Ngô Phúc Vạn (hay còn gọi Từ Đường họ Ngô). Ngô Phúc Vạn (1577-1652) người làng Trảo Nha, xuất thân con nhà tướng, là người văn võ toàn tài không chỉ võ nghệ cao cường, thông hiểu binh thư trận pháp mà thánh kinh hiền truyện, thiên văn, địa lý, toán học đều tinh thông cả. Ông là một trọng thần, một danh tướng của triều đình Lê -Trịnh có nhiều công lao đóng góp giữ yên bờ cõi bảo vệ chính đường, khẩn hoang ruộng đất đưa lại lợi ích cho trăm họ trong một giai đoạn lịch sử đầy biến động ở nước ta thời đó.
Đền thờ nằm trên một khu đất bằng phẳng có diện tích 1.700m2, có 2 cột nanh hình trụ cao 4,5m, đến Tắc môn xây theo kiểu cuốn thư, phía sau Tắc môn là nhà bia được xây theo kiểu mái vòm chồng diêm, bốn góc có đao hình cung, mũi hất lên trên đắp nổi hình rồng đơn giản. Bia ghi lại sự tích và hành trạng của Thái Bảo tào Quận Công Ngô Phúc Vạn và các công thần họ Ngô có công lao đóng góp vào sự nghiệp trung hưng nhà Lê. Bia được chạm khắc đẹp, trán bia có chạm hình lưỡng long chầu nguyệt hai bên có hoa văn trang trí đường nét bay bướm nhẹ nhàng. Bái đường, mới được xây dựng năm 1982, gồm ba gian hai vì bốn cột, hai đầu gác tường xây bằng đá (là nơi chuẩn bị cho lễ bái). Trước sân nhà bái đường có đặt hai bể nước bằng đá Thanh được đẽo gọt khá công phu hình tròn có chân, có đai bể, hình dáng đẹp thanh thoát. Hai bể nước này được chạm khắc cùng thời với bia Ngô Phúc Vạn. Thượng điện, kề sát Bái đường, đặt bài vị Ngô Phúc Vạn và các phúc thần họ Ngô; vốn được trùng tu và xây lại từ thời Nguyễn. Cách bài trí trong nội thất nhà Thượng điện giống nhau: gồm ba gian bốn cột vì có liên kết giống nhau,  mỗi vì ba cột (một cột cái, hai cột con), các cột trong Thượng điện đều có treo câu đối và hương án giường thờ, bài vị thờ đều giống nhau. Hương án được chạm trổ một cách tinh vi trên là hình rồng chầu nguyệt phía dưới là nhiều hình tượng được chạm lồng in nổi hình long, ly, quy, phượng chầu nhau vào các hoa văn mai đào tùng cúc. Đường nét chạm khắc gãy gọn tinh xảo thể hiện trình độ điêu khắc cao của nghệ thuật dân gian.





 

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành