Số người đang online : 21 ĐỀN THÁI YÊN - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

ĐỀN THÁI YÊN
post image
ĐỀN THÁI YÊN

Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia theo quyết định số: 921/QĐ-BT...

ĐỀN THÁI YÊN



1.    Tên di tích: Đền Thái Yên
2.    Loại công trình: Đền
3.    Loại di tích: Lịch sử và kiến trúc nghệ thuật
4.    Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia theo quyết định số: 921/QĐ-BT ngày 21 tháng 9 năm 1994
5.    Địa chỉ: xã Thái Yên - huyện Đức Thọ - tỉnh Hà Tĩnh
6.    Tóm lược thông tin về di tích.
        Đền Thái Yên được xây dựng vào khoảng năm 1679 ở phía đầu làng Thái Yên - huyện Đức Thọ - tỉnh Hà Tĩnh. Cụm di tích đền Thái Yên và nhà Thánh Thợ gồm 2 công trình chính: Đền Thái Yên thờ Tam lang Đại Vương và Song Đồng Ngọc Nữ và nhà Thánh Thợ thờ Đức Thánh Lỗ Ban và các vị tiêu hiền của làng Thái Yên đã có công truyền bá và phát triển nghề mộc truyền thống.
        Đền Thái Yên được xây dựng khá đồ sộ gồm 3 toà Hạ, Trung và Thượng điện với nghệ thuật chạm trổ tài hoa, điêu luyện, đền như một bảo tàng cổ vật chạm trổ, điêu khắc gỗ là dấu ấn của bàn tay lao động qua nhiều thế hệ của làng mộc Thái Yên nổi tiếng . Đền Thái Yên là biểu tượng cao nhất mang tính văn hoá cộng đồng của làng xã, ở một làng sản xuất đồ mộc cổ truyền nỗi tiếng lâu đời. Đền Thái Yên là bảo tàng cổ vật về điêu khắc gỗ lâu đời và quý giá...là biểu tượng sinh động nhất chứng minh cho truyền thống lao động cần cù, tư duy mẫn cảm đạt đến trình độ cao, bàn tay khéo léo, trí óc sáng tạo của người dân lao động vùng đất Hà Tĩnh vốn giàu truyền thống văn vật. Nghệ thuật kiến trúc của đền Thái Yên mang đậm kiến trúc đền đình truyền thống từ bố cục không gian đến bài trí nội thất. Trong đó nét độc đáo và giá trị nhất của đền Thái Yên là nghệ thuật điêu khắc chạm trỗ, các kết cấu nhà đền cùng với các sản phẩm chạm trỗ như các phù điêu long kiệu, hương án lư hương hệ thống bài vị long ngai, tượng phổng cùng các đồ tế khí khác như long đao, chân đèn, kiếm, đại đao toát lên một phong cách thanh thoát, giản dị, mộc mạc, nhẹ nhàng có sức bao quát cao nhưng không cầu kỳ.
         Ngoài kỹ thuật bào ghép tạo dáng chắc khoẻ của phong cách nghề mộc Thái Yên, các chi tiết chạm trỗ trong đền đều theo chủ đề trong các điển tích ngày xưa với phong cách dân gian rất rõ nét. Hổ giắt răng, rồng đau mắt, tích ông Biểu thức, tích Thuấn canh lịch sơn, nhị thập tứ hiếu... ngoài ra còn chú trọng các đề tài hoa lá hay tích Tam điểm, đề tài động vật ngoài tứ linh còn có long mã, các chép, hươu, hạc.
Đặc biệt đồ tế khí trong đền gồm nhiều loại hình, có giá trị lớn. Từ hai quả chuông đồng đúc nỗi 2 chữ Thái Yên hay "Vĩnh phúc tự chung" (chuông chùa Vĩnh Phúc) chuyển từ chùa Vĩnh Phúc về treo ở đây cho đến các bộ long đao, bát bão, bữu tượng, quy hạc, các lư hương chạm bằng gỗ quý... tất cả đều thể hiện rõ tư duy thẩm mỹ của nhiều đời thợ mộc Thái Yên.
Cách Đền chính chừng 100m là nhà Thánh Thợ (thờ Đức Thánh của nghề mộc) và các vị tiêu hiền trong làng đã có nhiều công lao trong việc truyền bá phát triển nghề mộc, nhà Thánh Thợ cũng có Thượng điện, Trung điện, Hạ điện...các đồ tế khí đều có giá trị  cao về điêu khắc gỗ...


0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành