Từ thành phố Quy Nhơn theo QL 19 về hướng tây 49 km là...
Vẫn cảnh sắc quen thuộc của một vùng quê trù phú miền nam trung bộ với con sông Côn chảy giữa những nương dâu, những ngôi nhà thấp thoáng sau những rặng tre. Chính tại nơi đây đã phát sinh phong trào khởi nghĩa Tây Sơn. Bảo tàng Quang Trung và điện thờ Tây Sơn ở thôn Kiên Mỹ là nơi mà trong cả nước còn lưu giữ khá đầy đủ những di tích hiện vật có liên quan tới phong trào Tây Sơn. Bên cạnh nhiều hiện vật lịch sử và văn hóa còn có xác ướp của dì vợ Nguyễn Nhạc. Hai di tích nằm trong khu bảo tàng là gốc me cổ thụ và giếng nước xưa của gia đình anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ. Gò đá đen nằm ở phía đông nhà bảo tàng là nơi đóng binh tập luyện của quân Gò Lăng và Hồ Huyệt. Ở Phú Lạc là nơi thờ phụng lăng mộ của ông bà Hồ Phi Phúc và Nguyễn Thị Đồng là 2 cụ thân sinh của vua Quang Trung.
Tiểu sử Hoàng Đế Quang Trung, Hoàng Đế Quang Trung tên thật là Nguyễn Huệ (Hồ Thơm), sinh năm quý dậu (1753) là con của ông Nguyễn Phi Phúc và bà Nguyễn Thị Đồng – sinh được 3 người con là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ. Gia đình ông Phúc làm nghề buôn trầu cau, cuộc sống cũng khá giả: anh em Nguyễn Nhạc theo học ở thầy giáo Hiến, được thầy dạy cả văn lẫn võ. Năm 1771, anh em Tây Sơn phất cờ khởi nghĩa lật đổ quyền thần Trương Phúc Loan, phò hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương. Quân của Tây Sơn thường lấy của người giàu chia cho người nghèo. Năm 1778, quân Tây Sơn diệt dược chúa Nguyễn ở đàng Trong và Nguyễn Nhạc lên ngôi hoàng đế lập nên triều đại Tây Sơn lấy niên hiệu là Thái Đức, phong cho làm Long Nhượng tướng quân và được giao quyền đánh đông dẹp bắc, là một tướng hành quân chớp nhoáng, đánh đâu được đấy “bách chiến bách thắng” Năm 1777, chúa Nguyễn Phúc Thuần và Hoàng Tôn Dương bị chết trong trận đánh ở Long Xuyên, chỉ còn Nguyễn Ánh chạy ra đảo Thổ Chu. Năm 1786, Nguyễn Ánh cầu viện vua Xiêm cho 2 vạn quân thủy và 300 chiếc thuyền sang xâm lược nước ta, bị Nguyễn Huệ đánh tan trên sông Rạch Gầm – Xoài Mút (Định Tường). Năm 1786, Nguyễn Huệ đem quân ra bắc hà lật nhào chúa Trịnh chuyên quyền, tôn phò nhà Lê. Vua Lê Hiển Tông phong cho Nguyễn Huệ làm Nguyên Súy Dực chính phù vận Lê Quốc Công và gả công chúa Ngọc Hân cho Nguyễn Huệ. Tháng 7/1786, vua Lê Hiển Tông qua đời Lê Duy Kỳ lên nối ngôi vua lấy niên hiệu là Lê Chiêu Thống. Sau đó Nguyễn Huệ cùng công chúa Ngọc Hân kéo quân vào nam. Tháng 4/1788, Lê Chiêu Thống bỏ kinh thành chạy ra ngoài, một lần nữa Nguyễn Huệ phải đem quân ra Bắc Hà dẹp loạn. Ông đã tổ chức lại hệ thống cai trị ở Bắc Hà và rút về Phú Xuân. Cuối năm 1788, Lê Chiêu Thống đưa đường cho đội quân xâm lược Mãn Thanh vào chiếm đóng kinh đô Thăng Long. Nghe tin cấp báo, ngay ngày hôm sau 25/11 mậu thân (22/12/1788), Nguyễn Huệ xuất quân tiến ra Bắc Hà. Chiều ý các tướng quân, và để tỏ rõ danh nghĩa với cả nước, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế lấy hiệu là Quang Trung. Ngày 29/11 năm mậu thân (26/12/1788), đại binh của hoàng đế Quang Trung tới Nghệ An và dừng chân tại đó 10 ngày để tuyển thêm binh lính nâng tổng số quân lên 10 vạn, với đội tượng binh 200 con. Quang Trung chia làm 5 đạo quân: tiền, hậu, tả, hữu và trung quân. Hoàng đế Quang Trung còn tổ chức lễ duyệt binh ngay tại Nghệ An để khích lệ ý chí quyết chiến, quyết thắng của quân sỹ đối với quân Mãn Thanh xâm lược. Ngay sau lễ duyệt binh, quang Trung đã cho tiến quân ra Bắc Hà. Ngày 20/12 năm mậu thân (15/1/1789), đại quân của Quang Trung đã ra tới Tam Điệp (Ninh Bình). Trước khi vào chiến dịch, vua Quang trung nói với quan quân rằng: “Nay ta tới đây thân đốc việc binh, chiến thư đã có phương lược sẵn chỉ nội 10 ngày nữa, thế nào cũng quét sạch giặc Thanh”, và vua đã tổ chức cho quan quân ăn tết nguyên đán trước vào ngày 25/12 mậu thân (20/1/1789) đúng như lời hứa của vị tổng chỉ huy tài tình dùng binh táo bạo, thần tốc, ngày 5/1 năm kỷ dậu (1789) đội quân bách chiến bách thắng của hoàng đế Quang Trung đã đánh tan 29 vạn quân Thanh, tiêu biểu là trận Ngọc Hồi – Đống Đa do vua Quang Trung trực tiếp chỉ huy tiến vào giải phóng Thăng Long. Ngày 29/7 năm nhâm tý (1792) vào khoảng 11h đêm, Quang Trung Nguyễn Huệ từ trần, ở ngôi được 4 năm, hưởng dương 39 tuổi, ông chết đi để lại biết bao dự kiến, hoài bão to lớn của người anh hùng kiệt xuất chưa thực hiện được.
Share on facebook 0 người thích - Thích