Số người đang online : 20 THÀNH CHA - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

THÀNH CHA
post image
THÀNH CHA

Được công nhận di tích theo quyết định số 62/2003/QĐ-BVHTT ngày 27...

THÀNH CHA


1.    Tên di tích: Thành Cha
2.    Loại công trình: Bia
3.    Loại di tích: Lịch sử
4.    Quyết định: Được công nhận di tích theo quyết định số 62/2003/QĐ-BVHTT ngày 27 tháng 11 năm 2003.


 
5.    Địa chỉ di tích: Thôn An Thành, xã Nhơn Lộc, Thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định.
6.    Tóm lược thông tin về di tích
       Bình Định, một dãi đất chạy dài nhỏ hẹp của miền Trung, từ đầu Công nguyên cho đến thế kỷ XVII, chính tại nơi đây đã hình thành một quốc gia cổ đại, đó là nhà nước Chămpa. Chính mảnh đất này, cuối thế kỷ X đầu thế kỷ XI dân tộc Chămpa đã dời đô về đây xây dựng một trung tâm mới của dân tộc mình. Tồn tại gần 5 thế kỷ, từ cuối thế kỷ X đến thế kỷ XV.
       Thành Cha là một trong 4 thành cổ Chămpa được Bộ trưởng Bộ Văn hoá- Thông tin xếp hạng di tích quốc gia theo Quyết định số 62/2003/QĐ-BVHTT ngày 27 tháng 11 năm 2003. Di tích Thành Chas ở trên vùng Vồng Thành thuộc thôn An Thành, xã Nhơn Lộc, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định có thể có niên đại trước thể kỷ X, từng là trung tâm chính trị của tiểu quốc Chămpa và Vijaya. Ngày nay, chỉ còn để lại dấu vết về cấu trúc cũng như kiến trúc xưa.
Thành Cha nằm ở thôn An Thành nên có người gọi là thành An Thành. Trong các thư tịch cổ ở nước ta  chỉ có Đại Nam thống nhất chí có ghi đôi dòng sơ giản về ngôi thành này: “… do người Chiêm Thành xây, nay đã đổ nát, dấu cũ vẫn còn”. Nhưng trong lịch sử, Thành Chas từng mang nhiều tên khác nhau như: Thành Cha, thành Bắc, thành Cư.

       Trong Đại Nam nhất thống chí có ghi: “Thành cũ An Thành… ở thôn An Thành, phía đông huyện Tuy Viễn”. Huyện này trước đây thuộc phủ Hoài Nhân, năm Minh Mệnh thứ 13 chia làm 2 huyện Tuy Viễn và Tuy Phước và đặt tên phủ hiện nay; năm Tự Đức thứ 5 bỏ phủ, đem 2 huyện lệ vào phủ Hoài Nhân; năm thứ 18 lại đặt thành phủ… Huyện này do phủ An Nhơn kiêm lý, lãnh 4 tổng, 111 xã thôn.   
       Như vậy, dưới thời Nguyễn, di tích thành Cha thuộc tổng Nhơn Ngãi (Nghĩa). Trước cách mạng tháng 8 năm 1945 thuộc tổng Nghi, phủ Nguyễn Trọng Trì, tỉnh Tăng Bạc Hổ. Đầu năm 1946, bãi bỏ cấp tổng, các làng đổi thành thôn thuộc huyện An Nhơn. Tháng 3 năm 1946, thực hiện chủ trương hợp tác xã lần thứ nhất, tại Nhơn Lộc, các thôn Cù Lâm, Tráng Long và An Tượng (hay An Trường) sát nhập thành xã Chí Thành, các thôn An Thành, Đông Lâm, Mỹ Ngọc sát nhập thành xã Nhơn Ái, thôn Trường Cửu thuộc xã Khắc Trì. Tháng 9 năm 1947, trong lần hợp tác xã lần thứ hai, xã Nhơn Ái cắt thôn Mỹ Ngọc về xã Nhơn Thọ và xác nhập với xã Chí Thành, thôn Trường Cửu thành lập xã Nhơn Lộc và xã Nhơn Lộc bắt đầu ra đời từ đây gồm 7 thôn: Đông Lâm, Tráng Long, An Thành, Trường Cửu, Cù Lâm Bắc, Cù Lâm Nam, An Trường. Sau năm 1975, thôn An Tượng được thiết lập gồm một số xóm được tách ra từ thôn An Thành , Đông Lâm, Cù Lâm Nam. Tháng 4 năm 1986, thôn Nam Tượng sát nhập với 2 xóm Thọ Lâm Thượng và Thọ Lâm Hạ. Trên vùng đất Gò Dưa được thiết lập thành một xóm mới gọi là xóm Tân Lập (mới lập). Hiện nay, Nhơn Lộc có tất cả 6 thôn: Đông Lâm, Trường Cửu, An Thành, Tráng Long, Cù Lâm Bắc và Tân Lập. Như vậy, qua nhiều lần sát nhập rồi lại tách ra để hình thành Nhơn Lộc như ngày nay, di tích thành Cha vẫn nằm trong thôn An Thành không hề thay đổi.
   
         Trên bản đồ hành chính quốc gia, thành Cha ở vị trí 130 54&; vĩ bắc và 1090 5&; kinh đông. Cách thành phố Qui Nhơn khoảng 30km về phía tây bắc và huyện lỵ An Nhơn 12km về phía tây nam. Phía bắc giáp sông Côn, phía Nam giáp Đồng Deo, phía tây giáp thôn An Định, Kim Long và phía đông giáp thôn Trường Cửu.       
         Thành Cha là một trong những thành cổ, với chức năng là trung tâm chính trị, quân sự của châu Vijaya và sau đó gần như vai trò kinh đô trong thời kỳ dời đô từ Quảng Nam vào Bình Định từ cuối thế kỷ X đầu XI. Thành Cha cũng như thành cổ Chăm khác lịch sử thường mang tính đa năng. Đặc biệt, trong giai đoạn Vijaya, thành Chas ngoài chức năng trung tâm chính trị, quân sự của một châu phát triển trở thành vị trí kinh đô của một vương triều, thành còn là trung tâm kinh tế, văn hóa, tôn giáo trong cộng đồng xã hội. Nghiên cứu về thành cổ, nó không những cho ta biết vị trí của nó trong lịch sử chung của vương quốc Champa, mà cò cung cấp cho ta biết kỹ thuật xây đắp thành, cách sử dụng vật liệu xây dựng. Qua thành ta thấy được vai trò nổi bật của nó, ngoài chức năng là công trình kiến trúc quân sự, nó còn là trung tâm hành chính, kinh tế, chính trị, đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của vương triều Vijaya. Với kỹ thuật xây dựng kiên cố, cách bố trí xây đắp phức tap đa phản ánh một phần nào lịch sử đầy biến động của vùng đất Vijaya lịch sử. Nằm trong tổng thể chung của các loại hình di tích Champa thì thành Cha với vị trí và tầm quan trọng của nó trong lịch sử, các thành cổ Chăm, trong đó có thành Cha thuộc vào loại di tích kiến trúc lịch sử và văn hóa.





 

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành