LÀNG GỐM CỔ GÒ SÀNH
1. Tên di tích: Làng Gốm cổ Gò Sành
2. Loại công trình:
3. Loại di tích: khảo cổ
4. Quyết định: Được công nhận di tích theo quyết định số 95/1998/QĐ/BVHTT ngày 24 tháng 01 năm 1998
5. Địa chỉ di tích: KV Phụ Quang, phường Nhơn Hòa, TX An Nhơn, tỉnh Bình Định
6. Tóm lược thông tin về di tích
Một nơi mà mảnh sành ken dày trên mặt đất và trong lòng đất, nên có tên là Gò Sành, nằm trên đất làng Ðông Phong, thôn Phụ Quang, xã Nhơn Hòa, huyện An Nhơn, Bình Ðịnh, cách thành phố Quy Nhơn 30 km về hướng tây bắc. Ðấy là xứ sở của gốm Chăm.
Ngoài gốm Chăm ở Ninh Thuận, gốm Bàu Trúc, dân dã, không men, mịn màng một mầu đất nâu sẫm lấp lánh những hạt vàng li ti từ cát sa huỳnh, ít người biết đến một dòng gốm men sang trọng ở thành Ðồ Bàn xưa, nơi vương triều Vijaỵa tồn tại suốt năm thế kỷ từ XI đến XV.
Một lần tình cờ tới Quy Nhơn, bảo tàng quá nhỏ để gọi là bảo tàng ở số 173 phố Lê Hồng Phong, nhưng những gì mà bảo tàng ấy trưng bày tháng ba vừa rồi, thì lại có giá trị không nhỏ. Lần đầu tiên có một cuộc trưng bày và lần đầu tiên một hội thảo về gốm Gò Sành mà tôi tình cờ biết, qua một người đam mê sưu tập gốm Chăm đến kỳ lạ - ông Nguyễn Vĩnh Hảo, vốn là huấn luyện viên đội tuyển võ Wushu quốc gia, người chủ của bộ sưu tập gốm Vijaya. Bộ sưu tập ấy chưa chắc đã là quý hiếm nhất về gốm Chăm hiện nay ở trong hoặc ngoài nước.
Nhưng ông Nguyễn Vĩnh Hảo không muốn chỉ dừng lại ở việc sưu tập. Ðiều mà ông muốn là khao khát tìm lại được lịch sử một dòng gốm đẹp như thế, muốn chứng minh được giá trị của những đồ gốm có thể là đồ ngự dụng, dùng trong hoàng gia các đời vua Champa và những ảnh hưởng qua lại của dòng gốm đó với gốm thời Tống bên Trung Quốc. Tất cả đều có căn cứ, nhưng chưa có kết luận.
Những gì ông Hảo muốn biết vẫn còn là quá khó, khi mà cụm từ gốm Gò Sành hầu như chưa xuất hiện trong các sách về gốm ở Việt Nam. Vào Google, gõ chữ gốm Gò Sành, có thể ra đến mấy chục nghìn từ liên quan, nhưng không có gì nói về chính dòng gốm ấy. Gò Sành là địa điểm đầu tiên được phát hiện trong quần thể di tích lò gốm cổ Champa tại Bình Ðịnh.
Từ những năm đầu thế kỷ XX, đã có nhiều cuộc tìm kiếm, thăm dò và khai quật của các học giả người Pháp, nhưng không tài liệu nào nhắc đến gốm Chăm. Chỉ đến những năm 80, Raxana Brao, một nhà nghiên cứu gốm cổ Ðông - Nam Á lần đầu đề cập đến các sản phẩm gốm men của người Chăm, và cái tên Gò Sành mới được nhắc đến từ đấy, tất nhiên rất ít ỏi, rất hẹp, trong phạm vi nhỏ các nhà nghiên cứu gốm.
Trước đây, việc phát hiện ra những chén, đĩa, hũ, vò... khi người dân làm đất canh tác tại Gò Sành đã được nhiều người quan tâm, nhất là khi những đồ vật tìm thấy ấy trở thành những hàng hóa có giá trị kinh tế. Không phải là nhà nghiên cứu gốm, nhưng do tình cờ, duyên số và đam mê, mà những năm 70 của thế kỷ trước, một chủ sưu tập cổ vật tại Quy Nhơn, ông Nguyễn Hượt, cha của ông Nguyễn Vĩnh Hảo, đã báo dẫn về những phát hiện gốm cổ Gò Sành.
Các nhà chức trách cũng như những người làm công việc nghiên cứu gốm cổ ở miền nam Việt Nam và một số học giả nước ngoài bắt đầu để ý đến dòng gốm mới phát hiện này. Nhưng cho đến năm 1980, ngoài những phát hiện của Roxana Brao như đã nói ở trên, gốm Gò Sành không được nhắc đến ở đâu nữa.
Mãi đến năm 1990, trong đề tài nghiên cứu gốm cổ Việt Nam, Viện Khảo cổ Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Bình Ðịnh lập phương án nghiên cứu gốm Gò Sành.
Năm 1991, thành lò nung gốm cổ đầu tiên ở Gò Sành được phát hiện, dấu tích của khoảng 20 lò nung được ghi nhận. Liên tiếp trong mấy năm sau, khoảng gần hai chục đợt khai quật, các nhà khảo cổ khẳng định Gò Sành là một trung tâm sản xuất gốm của vương triều Vijaya.
Ngoài trung tâm Gò Sành, gần khu vực đó, được xác định là phía tây thành Ðồ Bàn xưa, còn các trung tâm sản xuất gốm khác như Trường Cửu (thuộc xã Nhơn Lộc, huyện An Nhơn), Gò Hời, Gò Cây Ké (xã Tây Vinh, huyện Tây Sơn), Gò Cây Me (xã Nhơn Mỹ, huyện An Nhơn). Nhưng dấu vết các lò nung tập trung nhiều nhất ở Gò Sành.
Kỹ thuật xây dựng lò và nung gốm ở Gò Sành đạt đến một trình độ cao. Vị trí địa lý ở đây chứng tỏ một thuận lợi cho việc tham gia thị trường của gốm Gò Sành. Kết quả những cuộc khai quật ở Tây Nguyên mà Viện Khảo cổ học công bố cuối những năm 90, trong một nơi cư trú của người Mạ, có 2.090 cổ vật gốm sứ, trong đó 1.650 hiện vật có nguồn gốc từ Bình Ðịnh, chủ yếu là các loại hình tô, đĩa, hũ, ché với các mầu men khác nhau như xanh nhạt, vàng xám, vàng chanh, cỏ úa... men sâu, đẹp, thể hiện tay nghề rất cao của các thợ gốm Chăm.
Không chỉ ở cao nguyên, không chỉ thị trường nội địa, gốm Gò Sành còn được các nhà nghiên cứu gốm xác định là có mặt tại nhiều điểm khác nhau ở vùng Ðông - Nam Á, thậm chí ở cả vùng Trung Cận Ðông. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Thanh Quang của Viện Khảo cổ học Việt Nam, trong các loại hình di tích văn hóa Champa ở Bình Ðịnh, có lẽ các trung tâm sản xuất gốm đặt ra nhiều vấn đề cần được quan tâm nhất. Kết hợp yếu tố nội sinh với sự giao lưu trao đổi kỹ thuật bên ngoài, nghề sản xuất gốm Chăm đã tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng về loại hình, kích cỡ, mầu men đẹp, không thua kém các sản phẩm được sản xuất ở các trung tâm gốm cổ truyền thống ở nam Trung Quốc hoặc Ðại Việt cùng thời…
Share on facebook 0 người thích - Thích
Được công nhận di tích theo quyết định số 95/1998/QĐ/BVHTT ngày 24...
LÀNG GỐM CỔ GÒ SÀNH
1. Tên di tích: Làng Gốm cổ Gò Sành
2. Loại công trình:
3. Loại di tích: khảo cổ
4. Quyết định: Được công nhận di tích theo quyết định số 95/1998/QĐ/BVHTT ngày 24 tháng 01 năm 1998
5. Địa chỉ di tích: KV Phụ Quang, phường Nhơn Hòa, TX An Nhơn, tỉnh Bình Định
6. Tóm lược thông tin về di tích
Một nơi mà mảnh sành ken dày trên mặt đất và trong lòng đất, nên có tên là Gò Sành, nằm trên đất làng Ðông Phong, thôn Phụ Quang, xã Nhơn Hòa, huyện An Nhơn, Bình Ðịnh, cách thành phố Quy Nhơn 30 km về hướng tây bắc. Ðấy là xứ sở của gốm Chăm.
Ngoài gốm Chăm ở Ninh Thuận, gốm Bàu Trúc, dân dã, không men, mịn màng một mầu đất nâu sẫm lấp lánh những hạt vàng li ti từ cát sa huỳnh, ít người biết đến một dòng gốm men sang trọng ở thành Ðồ Bàn xưa, nơi vương triều Vijaỵa tồn tại suốt năm thế kỷ từ XI đến XV.
Một lần tình cờ tới Quy Nhơn, bảo tàng quá nhỏ để gọi là bảo tàng ở số 173 phố Lê Hồng Phong, nhưng những gì mà bảo tàng ấy trưng bày tháng ba vừa rồi, thì lại có giá trị không nhỏ. Lần đầu tiên có một cuộc trưng bày và lần đầu tiên một hội thảo về gốm Gò Sành mà tôi tình cờ biết, qua một người đam mê sưu tập gốm Chăm đến kỳ lạ - ông Nguyễn Vĩnh Hảo, vốn là huấn luyện viên đội tuyển võ Wushu quốc gia, người chủ của bộ sưu tập gốm Vijaya. Bộ sưu tập ấy chưa chắc đã là quý hiếm nhất về gốm Chăm hiện nay ở trong hoặc ngoài nước.
Nhưng ông Nguyễn Vĩnh Hảo không muốn chỉ dừng lại ở việc sưu tập. Ðiều mà ông muốn là khao khát tìm lại được lịch sử một dòng gốm đẹp như thế, muốn chứng minh được giá trị của những đồ gốm có thể là đồ ngự dụng, dùng trong hoàng gia các đời vua Champa và những ảnh hưởng qua lại của dòng gốm đó với gốm thời Tống bên Trung Quốc. Tất cả đều có căn cứ, nhưng chưa có kết luận.
Những gì ông Hảo muốn biết vẫn còn là quá khó, khi mà cụm từ gốm Gò Sành hầu như chưa xuất hiện trong các sách về gốm ở Việt Nam. Vào Google, gõ chữ gốm Gò Sành, có thể ra đến mấy chục nghìn từ liên quan, nhưng không có gì nói về chính dòng gốm ấy. Gò Sành là địa điểm đầu tiên được phát hiện trong quần thể di tích lò gốm cổ Champa tại Bình Ðịnh.
Từ những năm đầu thế kỷ XX, đã có nhiều cuộc tìm kiếm, thăm dò và khai quật của các học giả người Pháp, nhưng không tài liệu nào nhắc đến gốm Chăm. Chỉ đến những năm 80, Raxana Brao, một nhà nghiên cứu gốm cổ Ðông - Nam Á lần đầu đề cập đến các sản phẩm gốm men của người Chăm, và cái tên Gò Sành mới được nhắc đến từ đấy, tất nhiên rất ít ỏi, rất hẹp, trong phạm vi nhỏ các nhà nghiên cứu gốm.
Trước đây, việc phát hiện ra những chén, đĩa, hũ, vò... khi người dân làm đất canh tác tại Gò Sành đã được nhiều người quan tâm, nhất là khi những đồ vật tìm thấy ấy trở thành những hàng hóa có giá trị kinh tế. Không phải là nhà nghiên cứu gốm, nhưng do tình cờ, duyên số và đam mê, mà những năm 70 của thế kỷ trước, một chủ sưu tập cổ vật tại Quy Nhơn, ông Nguyễn Hượt, cha của ông Nguyễn Vĩnh Hảo, đã báo dẫn về những phát hiện gốm cổ Gò Sành.
Các nhà chức trách cũng như những người làm công việc nghiên cứu gốm cổ ở miền nam Việt Nam và một số học giả nước ngoài bắt đầu để ý đến dòng gốm mới phát hiện này. Nhưng cho đến năm 1980, ngoài những phát hiện của Roxana Brao như đã nói ở trên, gốm Gò Sành không được nhắc đến ở đâu nữa.
Mãi đến năm 1990, trong đề tài nghiên cứu gốm cổ Việt Nam, Viện Khảo cổ Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Bình Ðịnh lập phương án nghiên cứu gốm Gò Sành.
Năm 1991, thành lò nung gốm cổ đầu tiên ở Gò Sành được phát hiện, dấu tích của khoảng 20 lò nung được ghi nhận. Liên tiếp trong mấy năm sau, khoảng gần hai chục đợt khai quật, các nhà khảo cổ khẳng định Gò Sành là một trung tâm sản xuất gốm của vương triều Vijaya.
Ngoài trung tâm Gò Sành, gần khu vực đó, được xác định là phía tây thành Ðồ Bàn xưa, còn các trung tâm sản xuất gốm khác như Trường Cửu (thuộc xã Nhơn Lộc, huyện An Nhơn), Gò Hời, Gò Cây Ké (xã Tây Vinh, huyện Tây Sơn), Gò Cây Me (xã Nhơn Mỹ, huyện An Nhơn). Nhưng dấu vết các lò nung tập trung nhiều nhất ở Gò Sành.
Kỹ thuật xây dựng lò và nung gốm ở Gò Sành đạt đến một trình độ cao. Vị trí địa lý ở đây chứng tỏ một thuận lợi cho việc tham gia thị trường của gốm Gò Sành. Kết quả những cuộc khai quật ở Tây Nguyên mà Viện Khảo cổ học công bố cuối những năm 90, trong một nơi cư trú của người Mạ, có 2.090 cổ vật gốm sứ, trong đó 1.650 hiện vật có nguồn gốc từ Bình Ðịnh, chủ yếu là các loại hình tô, đĩa, hũ, ché với các mầu men khác nhau như xanh nhạt, vàng xám, vàng chanh, cỏ úa... men sâu, đẹp, thể hiện tay nghề rất cao của các thợ gốm Chăm.
Không chỉ ở cao nguyên, không chỉ thị trường nội địa, gốm Gò Sành còn được các nhà nghiên cứu gốm xác định là có mặt tại nhiều điểm khác nhau ở vùng Ðông - Nam Á, thậm chí ở cả vùng Trung Cận Ðông. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Thanh Quang của Viện Khảo cổ học Việt Nam, trong các loại hình di tích văn hóa Champa ở Bình Ðịnh, có lẽ các trung tâm sản xuất gốm đặt ra nhiều vấn đề cần được quan tâm nhất. Kết hợp yếu tố nội sinh với sự giao lưu trao đổi kỹ thuật bên ngoài, nghề sản xuất gốm Chăm đã tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng về loại hình, kích cỡ, mầu men đẹp, không thua kém các sản phẩm được sản xuất ở các trung tâm gốm cổ truyền thống ở nam Trung Quốc hoặc Ðại Việt cùng thời…
Share on facebook 0 người thích - Thích
0 Bình luận