Số người đang online : 20 CĂN CỨ ĐỊA NGHĨA QUÂN TÂY SƠN (VƯỜN CAM) - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

CĂN CỨ ĐỊA NGHĨA QUÂN TÂY SƠN (VƯỜN CAM)
post image
CĂN CỨ ĐỊA NGHĨA QUÂN TÂY SƠN (VƯỜN CAM)

Được công nhận di tích theo quyết định số 65 QĐ/BT ngày 16 tháng 01...

CĂN CỨ ĐỊA NGHĨA QUÂN TÂY SƠN (VƯỜN CAM)



1.    Tên di tích: Căn cứ địa nghĩa quân Tây Sơn (Vườn Cam)
2.    Loại công trình:
3.    Loại di tích: Lịch sử
4.    Quyết định: Được công nhận di tích theo quyết định số 65 QĐ/BT ngày 16 tháng 01 năm 1995
5.    Địa chỉ di tích: Làng K2 – Vĩnh Sơn – Vĩnh Thạnh – Bình Định
6.    Tóm lược thông tin về di tích
        Di tích vườn cam Nguyễn Huệ thuộc xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định. Trong quần thể di tích Tây Sơn thượng đạo, vườn cam Nguyễn Huệ có vị trí quan trọng và ý nghĩa rất lớn. Di tích trải dài trên các bãi T‘Manh Bắc, T‘Manh Voong, T‘Manh Ca Sa và các đồi nằm trên độ cao 700 m trở lên có đỉnh bằng nối liền nhau.
        Trung tâm của khu vực vườn cam là hai đỉnh cao 900 m, 1.019 m, xung quanh là cánh đồng làng K2 rộng 70 ha ở phía đông nam. Nơi đây đã phát hiện rất nhiều tiền đồng trước thời Tây Sơn… Ngoài việc khai phá đất để trồng trọt, tích trữ lương thực cho khởi nghĩa, vườn cam Nguyễn Huệ còn là vọng gác tiền tiêu cho các căn cứ chiến lược ở Tây Sơn thượng đạo.
        Khu vườn là một bãi đất bằng phẳng có chiều dài 15 - 20 km, rộng 100-150 mét. Nhiều gốc cam còn để dấu tích, rộng đến gần hai gang tay, mỗi gốc cách nhau 20-30 mét. Những nhánh mọc từ gốc mới lên cũng cao gần 5 mét.
Theo đồng bào Ba Na sống ở đây thì vườn cam này có rất lâu đời, từ hồi anh em ông Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ chuẩn bị khởi nghĩa. Các ông đem quân lên vùng này rèn tập cho kín đáo, vừa bảo đảm bí mật, vừa dễ liên hệ với đồng bào, nhờ đồng bào giúp đỡ. Nghĩa quân phát rừng làm rẫy, trồng lúa bắp tự túc lương thực, trồng vườn cam để bồi bổ sức khỏe... Cũng theo những người già trong làng Kon Trút xã Vĩnh Sơn kể lại, quả cam ở đây to bằng nắm tay người lớn, vỏ mỏng ăn rất ngọt, được coi là giống cam quí. Năm 1967- 1968, Mỹ ngụy rãi chất độc xuống khu vực này làm chết hàng cánh rừng. Vườn cam cũng bị chết gần hết, nay chỉ còn một ít cây nhánh mọc lại.
        “Vườn cam thì chỉ là dấu tích thôi và khu vực vườn cam là khu vực này, rộng chừng 2km, chứ còn gốc cam xưa thì không có đâu”- ông Đinh Ply, cán bộ UBND xã Vĩnh Sơn, nói. Lần đỏ mắt, chúng tôi cũng chỉ tìm thấy những gốc cây bưởi, trái khá nhỏ, nằm lẫn trong những khu vườn nhà dân sống xung quanh. “Vườn cam xưa nghe nói rộng hàng chục ha, có cây đường kính 30-40cm, quả vỏ mỏng, rất ngọt, nhưng vào những năm chiến tranh, đã bị chết gần hết do chất độc hóa học. Trước đây, còn một hai gốc cam mọc lên đấy, nhưng trái nhỏ, hơi chua. Còn bưởi là người dân trồng sau này”- chị Đinh Thị Sá, thường gọi là mí Bình, sống ngay gần khu vườn cam nói.
        Dẫu vậy, theo mí Bình, trong tâm khảm người dân Vĩnh Sơn, vườn cam Nguyễn Huệ vẫn rất thực. Nó thành niềm tự hào của người địa phương khi nói, kể về quê hương mình, nó thành sự nhắc nhở, trong những câu chuyện người già, trong những đêm hơmoan bên bếp lửa đại ngàn. Và họ - những người dân nơi này - vẫn mơ ước, về một ngày “vườn cam lại vàng”.
        Ông Từ Thanh Long, Trưởng phòng VHTT-TT huyện, cho biết: huyện Vĩnh Thạnh đã tiến hành khảo sát, lập dự án phục hồi Vườn cam Nguyễn Huệ (làng K2, xã Vĩnh Sơn) và mở tuyến du lịch sinh thái ở núi Nguyễn Huệ. Theo kế hoạch, huyện sẽ tiến hành trồng lại cam bằng giống bản địa và trồng thử nghiệm một số loại cam, cây ăn quả khác có giá trị kinh tế cao.
        Vườn cam Nguyễn Huệ là di tích lịch sử gắn với buổi đầu của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, đã được Bộ VHTT xếp hạng từ năm 1995.
        Trên cơ sở thực hiện tốt mục tiêu bảo tồn di sản văn hóa làng bản, cần tiến tới chọn một số làng điển hình, đặc trưng cho các dân tộc thiểu số và đặc trưng cho từng huyện có giá trị nhiều mặt, có điều kiện thuận lợi trong việc phát triển, khai thác các hoạt động du lịch. Bằng biện pháp này, không chỉ bảo tồn và phát huy tích cực các di sản văn hóa làng, mà còn trực tiếp góp phần cải thiện và nâng cao đời sống mọi mặt của đồng bào dân tộc thiểu số ở các bản làng tỉnh ta hiện nay.
Phê duyệt Nhiệm vụ thiết kế quy hoạch chi tiết Khu di tích vườn cam Nguyễn Huệ. UBND tỉnh vừa phê duyệt Nhiệm vụ thiết kế quy hoạch chi tiết Khu di tích vườn Cam Nguyễn Huệ thuộc xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh. Theo đó, phạm vi quy hoạch theo giới cận: Bắc giáp nhà dân, Nam giáp đường bê tông liên xã, Đông giáp ruộng lúa, Tây giáp chân núi Kongrút, với tổng diện tích khoảng 08ha.
         Mục tiêu của quy hoạch Khu di tích vườn Cam Nguyễn Huệ là nhằm xác định rõ ranh giới quy hoạch để xây dựng, tôn tạo, bảo vệ khu di tích gắn với phát triển du lịch nhằm phát huy ý nghĩa giáo dục các thế hệ trẻ hôm nay và mai sau nâng cao lòng yêu nước và lòng tự hào dân tộc.
 









 

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành