MỘ ĐÀO TẤN
2. Loại công trình: Lăng mộ
3. Loại di tích: Lịch sử
4. Quyết định: Được công nhận di tích theo quyết định số 95/QĐ/BT ngày 24 tháng 01 năm 1998

5. Địa chỉ di tích: Thôn Huỳnh Mai , Xã Phước Nghĩa , Huyện Tuy Phước ,Tỉnh Bình Định
6. Tóm lược thông tin về di tích
Đào Tấn tự là Chỉ Trúc, hiệu là Mộng Mai, Mai Tăng sinh ngày 27 tháng 2 năm Ất Tỵ, tức ngày 3 tháng 4 năm 1845, tại thôn Vinh Thạnh xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Sau thời ông là một đứa con thông minh, học đâu nhớ đó. Cho nên được bạn bè cùng lứa kính nể ! Vì nhà nghèo đi học muộn nên phải đến 23 tuổi ông mới đi thi, nhưng chỉ thi một lần là đậu cử nhân tại trường thi Bình Định. Khoa Đinh Mão Tự Đức lần thứ 20 (1867)…
Năm Tự Đức thứ 24 (1871), ông được bỏ kiểm tịch sung Hiệu thơ ở nội các, rồi ra làm Tri Phủ Quảng Trạch Quảng Bình. Được ít lâu ông được thăng Hàn Lâm Viện Thị Độc và lại trở về Nội các trở lại. Ông là một người hay văn chương lại gặp vua Tự Đức, một ông vua hay chữ và sành văn thơ, nên vua tôi rất tương đắc, vì thế về triều chính không được bao lâu Đào Tấn được thăng Tam Biện Nội các, rồi Biện Lý Bộ Hộ, rồi làm phủ Doãn thừa Thiên.
Tại di tích mộ Đào Tấn, ngoài ngôi mộ ra không có hiện vật gì. Nhưng hiện vật liên quan đến nhật vật Đào Tấn, trước hết phải nói đến sắc phong của ông gồm 17 sắc từ Tự Đức thứ 24 đến Thành Thái thứ 14, chức tước cũng từ sũng ‘&; Hiệu thơ ‘&; đến ‘&; Thương thơ bộ công ‘&;.
- Tác phẩm về sân khấu có 13 vở.
- Tác phẩm văn thơ. Mông Mai ngâm thảo 100 bài thơ văn.
- Bản bia đá của làng Vinh Thạnh thờ ông.
Đào Tấn không những thông thạo Hán tự mà còn có tài về quốc âm, thơ văn chữ Hán của ông đã được các danh sĩ đương thời khen là thanh điệu. Ngoài các tác phẩm sân khấu, ông còn để lại hàng trăm bài thơ, văn, ông thông thạo thể thức đặt tuồng hát bội từ buổi thiếu thời. Vỡ tuồng Tân Dã Đồn được sáng tác lúc ông ông mới 18 tuổi, vua Tự Đức xem rất vừa ý, khi ở nội các nhà vua dụ chỉ cho ông soạn các thư tuồng như Tứ Quốc Lai Vương, Quần Trấn Hiến Thoại, Vạn Bửu Trình Tường. Vỡ Vạn Bửu Trình Tường là một công trình vĩ đại toàn bộ gồm 120 quyển, ông đã cùng Vũ Đình Phương và Ngô Quí Đồng chia nhau soạn 4 năm mới xong. Bộ tuồng này không dựa vào sự tích như các tuồng khác, ở đây nhân là các vị thuốc bắc, ngôn ngữ, cử chỉ hành động đều dựa theo tính được mà phô diễn. Soạn xong ông dâng lên vua, được vua Tự Đức phê ‘&; Thần Hổ Kỷ Hỷ ‘&; (nghệ thuật như thần), và được ban thưởng vàng gấm. Những vỡ tuồng soạn trong nội các đều không được phổ biến ngoài dân gian, còn các bản khác thì tất cả các gánh hát Bội trong nước từ Nam chí Bắc đều dùng để biểu diễn.
Các tác phẩm tuồng của Đào Tấn đều có giá trị về mặt văn học cũng như về kỷ thuật, cách kết cấu vừa chặt chẽ vừa gọn gàng, thứ lớp phân minh liên tục. Những câu hát Nam, hát khách, những câu xướng câu ngâm, đến những câu nói lối, những câu độm cũng rất chải chuốt và duyên dáng. Có thể nói rằng văn lối nói trong tuồng Đào Tấn hầu hết đều thanh nhã. Đối chính từng chữ, song không hề không thấy gò ép, lời nói vừa trôi chảy vừa có duyên. Trong ngôn từ ông luôn luôn dúng lối văn biến ngẫu, song ta thấy lời nói của nhân vật nào ra nhân vật ấy. Kẻ khuê cát ra kẻ khuê cát, người bình dân theo giọng bình dân, kẻ nịnh mở miệng ra là phải ghét, người trung nói một lời là ngậm ý thảo ngay. Không những văn lối nói, mà những câu đệm ta cùng thấy có một sự chọn lựa cân nhắc, ý không thiếu, lời không thừa.

Nơi mộ Đào Tấn có tên là núi Huỳnh Mai. Thực ra là Hoàng Mai nhưng vì tránh tên Húy của chúa Nguyễn Hoàng nên gọi là Huỳnh Mai. Từ trước vùng đất này thuộc phủ An Nhơn gồm hai huyện Tuy Viễn và Tuy Phước. Gia Long lên ngôi gọi là Doanh Bình Định có một phủ và ba huyện. Phủ Qui Nhơn lĩnh ba huyện Phủ Ly – Tuy Viễn và Bồng Sơn.
Mộ Đào Tấn tọa lạc trên núi Huỳnh Mai, xã Phước Nghĩa, huyện Tuy Phước, cách nhà ông 2km về hướng bắc, trước đây mộ được xây dựng nhìn về hướng nhà ông, hướng nam, hình chữ nhật không tô vữa kín mà chỉ xây bơ xung quanh, ở giữa đổ đất, mộ dài 3m, rộng 2m, cao 0,8m trước mộ có để bia ngày lập mộ, phía trước có bức bình phong án trước, ngoài mộ là một vòng bờ thành không tô vuông mà bo tròn hình sống trâu trước có trụ cổng, lưng có bình phong kiểu cuốn thư, hai bên cổng trước và sau là 4 con sấu được tạo dáng đuôi vểnh lên trên, mặt nhìn ra chính diện cữa. Bờ thành dài 10m, rộng 6m trước có hai trụ để hai câu đối của Hà Đĩnh tướng công. Nhìn vào mộ của ông ta thấy toát lên cái tính cách thực của con người ông, một con người thanh bạch, cương trực, nhưng tràn đầy tố chất của một thi sĩ. Nơi ông nằm xưa là một rừng hoa, dưới chân có nước chảy của sông Côn. Xa xa 4 tháp bánh ít, không xa là làng Vinh Thạnh quê hương của ông, hẳn trong con người ông dù có đi đây, ở đâu cũng không bằng nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Sau nhiều năm biến động, ngôi mộ của ông hầu như không được tu bổ gì, ngôi mộ bị xuống cấp, trước tình hình đó năm 1994 UBND tỉnh chủ trương cho Sở Văn hóa Thông tin, phối hợp UBND huyện Tuy Phước, cùng với xã sở tại và nhà hát tuồng Đào Tấn, tiến hành gia cố tôn tạo mộ ông, phần gia cố dựa trên nguyên bản cũ và có gia cố chống xói mòn và làm bậc từ dưới đường lên tận mộ để nhân dân dễ lên thăm viếng.

Share on facebook 0 người thích - Thích

Được công nhận di tích theo quyết định số 95/QĐ/BT ngày 24...
MỘ ĐÀO TẤN

1. Tên di tích: Mộ Đào Tấn
2. Loại công trình: Lăng mộ
3. Loại di tích: Lịch sử
4. Quyết định: Được công nhận di tích theo quyết định số 95/QĐ/BT ngày 24 tháng 01 năm 1998

6. Tóm lược thông tin về di tích
Đào Tấn tự là Chỉ Trúc, hiệu là Mộng Mai, Mai Tăng sinh ngày 27 tháng 2 năm Ất Tỵ, tức ngày 3 tháng 4 năm 1845, tại thôn Vinh Thạnh xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Sau thời ông là một đứa con thông minh, học đâu nhớ đó. Cho nên được bạn bè cùng lứa kính nể ! Vì nhà nghèo đi học muộn nên phải đến 23 tuổi ông mới đi thi, nhưng chỉ thi một lần là đậu cử nhân tại trường thi Bình Định. Khoa Đinh Mão Tự Đức lần thứ 20 (1867)…
Năm Tự Đức thứ 24 (1871), ông được bỏ kiểm tịch sung Hiệu thơ ở nội các, rồi ra làm Tri Phủ Quảng Trạch Quảng Bình. Được ít lâu ông được thăng Hàn Lâm Viện Thị Độc và lại trở về Nội các trở lại. Ông là một người hay văn chương lại gặp vua Tự Đức, một ông vua hay chữ và sành văn thơ, nên vua tôi rất tương đắc, vì thế về triều chính không được bao lâu Đào Tấn được thăng Tam Biện Nội các, rồi Biện Lý Bộ Hộ, rồi làm phủ Doãn thừa Thiên.
Tại di tích mộ Đào Tấn, ngoài ngôi mộ ra không có hiện vật gì. Nhưng hiện vật liên quan đến nhật vật Đào Tấn, trước hết phải nói đến sắc phong của ông gồm 17 sắc từ Tự Đức thứ 24 đến Thành Thái thứ 14, chức tước cũng từ sũng ‘&; Hiệu thơ ‘&; đến ‘&; Thương thơ bộ công ‘&;.
- Tác phẩm về sân khấu có 13 vở.
- Tác phẩm văn thơ. Mông Mai ngâm thảo 100 bài thơ văn.
- Bản bia đá của làng Vinh Thạnh thờ ông.
Đào Tấn không những thông thạo Hán tự mà còn có tài về quốc âm, thơ văn chữ Hán của ông đã được các danh sĩ đương thời khen là thanh điệu. Ngoài các tác phẩm sân khấu, ông còn để lại hàng trăm bài thơ, văn, ông thông thạo thể thức đặt tuồng hát bội từ buổi thiếu thời. Vỡ tuồng Tân Dã Đồn được sáng tác lúc ông ông mới 18 tuổi, vua Tự Đức xem rất vừa ý, khi ở nội các nhà vua dụ chỉ cho ông soạn các thư tuồng như Tứ Quốc Lai Vương, Quần Trấn Hiến Thoại, Vạn Bửu Trình Tường. Vỡ Vạn Bửu Trình Tường là một công trình vĩ đại toàn bộ gồm 120 quyển, ông đã cùng Vũ Đình Phương và Ngô Quí Đồng chia nhau soạn 4 năm mới xong. Bộ tuồng này không dựa vào sự tích như các tuồng khác, ở đây nhân là các vị thuốc bắc, ngôn ngữ, cử chỉ hành động đều dựa theo tính được mà phô diễn. Soạn xong ông dâng lên vua, được vua Tự Đức phê ‘&; Thần Hổ Kỷ Hỷ ‘&; (nghệ thuật như thần), và được ban thưởng vàng gấm. Những vỡ tuồng soạn trong nội các đều không được phổ biến ngoài dân gian, còn các bản khác thì tất cả các gánh hát Bội trong nước từ Nam chí Bắc đều dùng để biểu diễn.
Các tác phẩm tuồng của Đào Tấn đều có giá trị về mặt văn học cũng như về kỷ thuật, cách kết cấu vừa chặt chẽ vừa gọn gàng, thứ lớp phân minh liên tục. Những câu hát Nam, hát khách, những câu xướng câu ngâm, đến những câu nói lối, những câu độm cũng rất chải chuốt và duyên dáng. Có thể nói rằng văn lối nói trong tuồng Đào Tấn hầu hết đều thanh nhã. Đối chính từng chữ, song không hề không thấy gò ép, lời nói vừa trôi chảy vừa có duyên. Trong ngôn từ ông luôn luôn dúng lối văn biến ngẫu, song ta thấy lời nói của nhân vật nào ra nhân vật ấy. Kẻ khuê cát ra kẻ khuê cát, người bình dân theo giọng bình dân, kẻ nịnh mở miệng ra là phải ghét, người trung nói một lời là ngậm ý thảo ngay. Không những văn lối nói, mà những câu đệm ta cùng thấy có một sự chọn lựa cân nhắc, ý không thiếu, lời không thừa.

Mộ Đào Tấn tọa lạc trên núi Huỳnh Mai, xã Phước Nghĩa, huyện Tuy Phước, cách nhà ông 2km về hướng bắc, trước đây mộ được xây dựng nhìn về hướng nhà ông, hướng nam, hình chữ nhật không tô vữa kín mà chỉ xây bơ xung quanh, ở giữa đổ đất, mộ dài 3m, rộng 2m, cao 0,8m trước mộ có để bia ngày lập mộ, phía trước có bức bình phong án trước, ngoài mộ là một vòng bờ thành không tô vuông mà bo tròn hình sống trâu trước có trụ cổng, lưng có bình phong kiểu cuốn thư, hai bên cổng trước và sau là 4 con sấu được tạo dáng đuôi vểnh lên trên, mặt nhìn ra chính diện cữa. Bờ thành dài 10m, rộng 6m trước có hai trụ để hai câu đối của Hà Đĩnh tướng công. Nhìn vào mộ của ông ta thấy toát lên cái tính cách thực của con người ông, một con người thanh bạch, cương trực, nhưng tràn đầy tố chất của một thi sĩ. Nơi ông nằm xưa là một rừng hoa, dưới chân có nước chảy của sông Côn. Xa xa 4 tháp bánh ít, không xa là làng Vinh Thạnh quê hương của ông, hẳn trong con người ông dù có đi đây, ở đâu cũng không bằng nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Sau nhiều năm biến động, ngôi mộ của ông hầu như không được tu bổ gì, ngôi mộ bị xuống cấp, trước tình hình đó năm 1994 UBND tỉnh chủ trương cho Sở Văn hóa Thông tin, phối hợp UBND huyện Tuy Phước, cùng với xã sở tại và nhà hát tuồng Đào Tấn, tiến hành gia cố tôn tạo mộ ông, phần gia cố dựa trên nguyên bản cũ và có gia cố chống xói mòn và làm bậc từ dưới đường lên tận mộ để nhân dân dễ lên thăm viếng.

Share on facebook 0 người thích - Thích
0 Bình luận