CHÙA NHẠN SƠN
1. Tên di tích: Chùa Nhạn Sơn
2. Loại công trình: Kiến trúc
3. Loại di tích: Lịch sử
4. Quyết định: Được công nhận di tích theo quyết định số 08/2001/QĐ-BVHTT ngày 13 tháng 3 năm 2001
5. Địa chỉ di tích: Bắc Nhạn Tháp-Nhơn Hậu-An Nhơn-Bình Định
6. Tóm lược thông tin về di tích
Chùa Nhạn Sơn tục gọi là chùa Ông Đá. Ngôi chùa nằm dưới bóng một vườn xoài, lưng dựa vào núi Long Cốt, phía trước là Hồ Sen với cảnh trí thơ mộng. Chùa Nhạn Sơn có giá trị lớn về lịch sử và nghệ thuật, là sự giao thua giữa văn hoá Chăm bản địa và văn hoá Việt mà đặc biệt hơn cả là hai pho tượng bằng đá sa thạch khổng lồ thờ bên trong khuôn viên chùa - một phong cảnh điêu khắc Chăm. Được xây dựng từ thế kỷ 13. Lúc đầu chỉ là một ngôi chùa làng lụp xụp do dân làng địa phương góp công sức xây lên để thờ Ông Đỏ và Ông Đen. Chùa có các tên cổ là Thạch Công tự, Song Nghĩa tự, Nhạn Sơn Linh tự. Mãi cho đến thế kỷ 16, khi về trụ trì ngôi chùa, Hòa thượng Thích Chí Mẫn mới cho đại trùng tu lại ngôi chùa và đặt tên lại là chùa Nhạn Sơn (do phía trước chùa có cánh đồng giống như hình con chim Nhạn, phía sau chùa là ngọn núi).
Chùa Nhạn Sơn có rất nhiều giai thoại khá hấp dẫn, xung quanh hai pho tượng Ông Đỏ, Ông Đen. Ông Đỏ là Huỳnh Tấn Công (người Quảng Nam), Ông Đen là Lý Xuân Điền (người Quảng Bình). Ông Đỏ là quan văn, Ông Đen là quan võ của vua Chiêm Thành ở thế kỷ 13. Cả hai ông đều có công lớn trong việc chữa trị hết bệnh hiểm nghèo cho vua Chiêm Thành, giúp vua Chiêm Thành tránh được cuộc chiến với quân Xiêm và giữa hai ông có một tình bạn rất keo sơn. Cảm phục tài và đức của hai ông, sau khi hai ông mất vua Chiêm Thành mới tập hợp những nghệ nhân giỏi nhất nước về tạc tượng để tưởng nhớ công đức. Hai pho tượng được tạc bằng đá khối liền nhau, mỗi tượng cao gần 3 m, nặng cả tấn được đặt trong chánh điện chùa Nhạn Sơn. Năm 1977 một đoàn khảo cổ từ Hà Nội vào đã xác định hai pho tượng đá này có từ thế kỷ 13 (cách đây hơn 700 năm) và ngôi chùa được trùng tu từ cách đây hơn 400 năm.
Đây là hai tượng Dvarapalla (Môn Thần) với ý nghĩa người bảo vệ cho đạo pháp, đứng đối xứng nhau 2,3m rất sống động. Nghệ thuật điêu khắc mang phong cách điển hình của nghệ thuật điêu khắc Chămpa thế kỷ XII, XIII. Hai tượng đá được sơn đen, đỏ tượng trưng cho ông thiện và ông ác trong tín ngưỡng của người Việt.
Năm 2001, Bộ Văn hóa - Thông tin đã công nhận và xếp hạng di tích cấp quốc gia chùa Nhạn Sơn với nội dung: "Di tích kiến trúc nghệ thuật, nơi lưu giữ hai pho tượng môn thần - tác phẩm điêu khắc Chăm thế kỷ 13".
Share on facebook 0 người thích - Thích
Được công nhận di tích theo quyết định số 08/2001/QĐ-BVHTT ngày 13...
CHÙA NHẠN SƠN
1. Tên di tích: Chùa Nhạn Sơn
2. Loại công trình: Kiến trúc
3. Loại di tích: Lịch sử
4. Quyết định: Được công nhận di tích theo quyết định số 08/2001/QĐ-BVHTT ngày 13 tháng 3 năm 2001
5. Địa chỉ di tích: Bắc Nhạn Tháp-Nhơn Hậu-An Nhơn-Bình Định
6. Tóm lược thông tin về di tích
Chùa Nhạn Sơn tục gọi là chùa Ông Đá. Ngôi chùa nằm dưới bóng một vườn xoài, lưng dựa vào núi Long Cốt, phía trước là Hồ Sen với cảnh trí thơ mộng. Chùa Nhạn Sơn có giá trị lớn về lịch sử và nghệ thuật, là sự giao thua giữa văn hoá Chăm bản địa và văn hoá Việt mà đặc biệt hơn cả là hai pho tượng bằng đá sa thạch khổng lồ thờ bên trong khuôn viên chùa - một phong cảnh điêu khắc Chăm. Được xây dựng từ thế kỷ 13. Lúc đầu chỉ là một ngôi chùa làng lụp xụp do dân làng địa phương góp công sức xây lên để thờ Ông Đỏ và Ông Đen. Chùa có các tên cổ là Thạch Công tự, Song Nghĩa tự, Nhạn Sơn Linh tự. Mãi cho đến thế kỷ 16, khi về trụ trì ngôi chùa, Hòa thượng Thích Chí Mẫn mới cho đại trùng tu lại ngôi chùa và đặt tên lại là chùa Nhạn Sơn (do phía trước chùa có cánh đồng giống như hình con chim Nhạn, phía sau chùa là ngọn núi).
Chùa Nhạn Sơn có rất nhiều giai thoại khá hấp dẫn, xung quanh hai pho tượng Ông Đỏ, Ông Đen. Ông Đỏ là Huỳnh Tấn Công (người Quảng Nam), Ông Đen là Lý Xuân Điền (người Quảng Bình). Ông Đỏ là quan văn, Ông Đen là quan võ của vua Chiêm Thành ở thế kỷ 13. Cả hai ông đều có công lớn trong việc chữa trị hết bệnh hiểm nghèo cho vua Chiêm Thành, giúp vua Chiêm Thành tránh được cuộc chiến với quân Xiêm và giữa hai ông có một tình bạn rất keo sơn. Cảm phục tài và đức của hai ông, sau khi hai ông mất vua Chiêm Thành mới tập hợp những nghệ nhân giỏi nhất nước về tạc tượng để tưởng nhớ công đức. Hai pho tượng được tạc bằng đá khối liền nhau, mỗi tượng cao gần 3 m, nặng cả tấn được đặt trong chánh điện chùa Nhạn Sơn. Năm 1977 một đoàn khảo cổ từ Hà Nội vào đã xác định hai pho tượng đá này có từ thế kỷ 13 (cách đây hơn 700 năm) và ngôi chùa được trùng tu từ cách đây hơn 400 năm.
Đây là hai tượng Dvarapalla (Môn Thần) với ý nghĩa người bảo vệ cho đạo pháp, đứng đối xứng nhau 2,3m rất sống động. Nghệ thuật điêu khắc mang phong cách điển hình của nghệ thuật điêu khắc Chămpa thế kỷ XII, XIII. Hai tượng đá được sơn đen, đỏ tượng trưng cho ông thiện và ông ác trong tín ngưỡng của người Việt.
Năm 2001, Bộ Văn hóa - Thông tin đã công nhận và xếp hạng di tích cấp quốc gia chùa Nhạn Sơn với nội dung: "Di tích kiến trúc nghệ thuật, nơi lưu giữ hai pho tượng môn thần - tác phẩm điêu khắc Chăm thế kỷ 13".
Share on facebook 0 người thích - Thích
0 Bình luận