ĐỀN THỜ ĐÀO DUY TỪ
1. Tên di tích: Đền thờ Đào Duy Từ
2. Loại công trình: Đền thờ
3. Loại di tích: Lịch sử
4. Quyết định: Được công nhận di tích theo quyết định số 2754QĐBT ngày 15 tháng 10 năm 1994.
5. Địa chỉ di tích: thôn Ngọc Sơn Bắc, xã Hoài Thanh Tây, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.
6. Tóm lược thông tin về di tích
Những cống hiến lớn lao của Đào Duy Từ (1572-1634) trên nhiều lĩnh vực (Chính trị ,quân sự,văn học, kiến trúc, sân khấu …) đã đưa ông vào các hàng danh nhân trong lịch sử dân tộc. Tên tuổi và sự nghiệp của ông được đánh giá cao trong nhiều bộ sách giáo khoa và công trình chuyên khảo. Trong tâm trí của nhân dân, Đào Duy Từ được coi là nhân tài có công với dân, với nước. Vốn quê gốc ở làng Hoa Trai, huyện Ngọc Sơn , phủ Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa (nay thuộc xã Nguyên Bình, huyện Tĩnh Gia), nhưng nơi Đào Duy Tư bắt đầu sự nghiệp của mình để rồi trở thành một nhân vật nổi tiếng lại là đất Tùng Châu (nay thuộc xã Hoài Thanh Tây, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định).
Năm 1634 Đào Duy Từ ốm nặng rồi mất, hưởng thọ 63 tuổi. Chúa Nguyễn thương tiếc mãi, truy tặng Hiệp mưu đồng đức công thần, đặc tiến trụ quốc kim tử Vinh lộc đại phu Thái thượng tự khanh lộc khê hầu. Năm Gia Long thứ tư (1804), xét công trạng các khai quốc công thần, Đào Duy Từ được xếp vào hạng Thượng đẳng, cho thờ phụng ở Thái miếu, năm Gia long thứ 9 (1810) được liệt thờ ở miếu khai quốc công thần, năm Minh mệnh thứ 12 (1831) truy phong đông cát đại học sĩ, Thái sư hoàn quốc công. Đánh giá về Đào Duy từ, sử nhà Nguyễn viết: “Duy Từ có tài lược văn võ, phàm đã mưu tính trù hoạch gì, hễ làm thì trúng thời cơ, giúp việc nước có 8 năm mà cơ nghiệp rỡ ràng, đứng hàng đầu công thần khai quốc”.
Sinh ra và lớn lên ở Thanh Hóa nhưng làng Tùng Châu thuộc xã Hoài Thanh Tây, huyện Hoài Nhơn là nơi đã hun đúc thêm tài năng và ý chí của ông, giúp ông bắt đầu một sự nghiệp lớn. Sau khi ông qua đời chúa Nguyễn cho đưa thi hài về mai táng và lập đền thờ tại đây. Hiện nay trên vùng đất thuộc Tùng Châu xưa vẫn còn một số di tích liên quan đến Đào Duy Từ .
Di tích Nhà thờ Đào Duy Từ hiện tại thuộc thôn Ngọc Sơn Bắc, xã Hoài Thanh Tây, huyện Hoài Nhơn. Nhà thờ nằm trong khuôn viên một thửa đất hình chữ T có diện tích 1.616m2 , được xây dựng vào năm Tự Đức 12 (1859), đã rải qua nhiều lần trùng tu. Nhà thờ có tam quan cao khoảng 6m, hai mái lợp ngói âm dương, trên có bốn chữ lớn “Quốc công từ môn” (cổng đến thờ Quốc công) ghép bằng mảnh sứ, hai bên đắp phù điêu hình hai con dơi cánh điệu, đường nét khá sắc sảo, bốn trụ góc có hình rồng uốn lượn. Qua Tam Quan có sân nhỏ hình chữ nhật, kích thước 6,9m x 7,8m. tiếp đến là bình phong đắp hình long mã lưng có hà đồ nỗi trên mặt nước, mặt sau đề bốn chữ “Bách thế bất di” (Trăm đời không thay đổi). Ở hai bên là đôi câu đối nhắc đến lai lịch Đào Duy Từ:
Hàng năm vào ngày 17 tháng 10 (âm lịch) là ngày giỗ Đào Duy Từ, con cháu họ Đào tổ chức cúng tế rất long trọng. Theo quy ước, cứ vào dịp này con cháu dòng tộc điều nghỉ việc đồng áng trong ba ngày, về hợp mặt và dâng hương tại đền thờ cha mẹ và vợ chồng Đào Duy Từ ở thôn Ngọc Sơn.
Cuộc đời và sự nghiệp Đào Duy Từ đã trở thành niềm tự hào chung của dân Hoài Nhơn, của nhân dân Bình Định. Cuộc đời đầy những tình tiết ly kỳ của ông, tấm lòng của ông với vùng đất quê hương thứ hai này, và sự nghiệp lẫy lừng của ông với chúa Nguyễn, với nhân dân Đàng Trong vẫn sẽ còn sống mãi với thời gian.
Đền thờ Đào Duy Từ là địa chỉ giáo dục niềm tự hào về truyền thống của quê hương.
Ngày 7 tháng 2 năm 2012, tại đền thờ này, UBND huyện Hoài Nhơn đã tổ chức lễ kỷ niệm trọng thể 440 năm ngày sinh (1572-2012) danh nhân văn hóa Đào Duy Từ - bậc khai quốc công thần, văn võ toàn tài đã có nhiều cống hiến lớn lao cho đất nước trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao, văn hóa của đất nước ta trong nửa đầu thế kỷ 17.
Share on facebook 0 người thích - Thích
Được công nhận di tích theo quyết định số 2754QĐBT ngày 15 tháng 10...
ĐỀN THỜ ĐÀO DUY TỪ
1. Tên di tích: Đền thờ Đào Duy Từ
2. Loại công trình: Đền thờ
3. Loại di tích: Lịch sử
4. Quyết định: Được công nhận di tích theo quyết định số 2754QĐBT ngày 15 tháng 10 năm 1994.
6. Tóm lược thông tin về di tích
Những cống hiến lớn lao của Đào Duy Từ (1572-1634) trên nhiều lĩnh vực (Chính trị ,quân sự,văn học, kiến trúc, sân khấu …) đã đưa ông vào các hàng danh nhân trong lịch sử dân tộc. Tên tuổi và sự nghiệp của ông được đánh giá cao trong nhiều bộ sách giáo khoa và công trình chuyên khảo. Trong tâm trí của nhân dân, Đào Duy Từ được coi là nhân tài có công với dân, với nước. Vốn quê gốc ở làng Hoa Trai, huyện Ngọc Sơn , phủ Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa (nay thuộc xã Nguyên Bình, huyện Tĩnh Gia), nhưng nơi Đào Duy Tư bắt đầu sự nghiệp của mình để rồi trở thành một nhân vật nổi tiếng lại là đất Tùng Châu (nay thuộc xã Hoài Thanh Tây, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định).
Năm 1634 Đào Duy Từ ốm nặng rồi mất, hưởng thọ 63 tuổi. Chúa Nguyễn thương tiếc mãi, truy tặng Hiệp mưu đồng đức công thần, đặc tiến trụ quốc kim tử Vinh lộc đại phu Thái thượng tự khanh lộc khê hầu. Năm Gia Long thứ tư (1804), xét công trạng các khai quốc công thần, Đào Duy Từ được xếp vào hạng Thượng đẳng, cho thờ phụng ở Thái miếu, năm Gia long thứ 9 (1810) được liệt thờ ở miếu khai quốc công thần, năm Minh mệnh thứ 12 (1831) truy phong đông cát đại học sĩ, Thái sư hoàn quốc công. Đánh giá về Đào Duy từ, sử nhà Nguyễn viết: “Duy Từ có tài lược văn võ, phàm đã mưu tính trù hoạch gì, hễ làm thì trúng thời cơ, giúp việc nước có 8 năm mà cơ nghiệp rỡ ràng, đứng hàng đầu công thần khai quốc”.
Sinh ra và lớn lên ở Thanh Hóa nhưng làng Tùng Châu thuộc xã Hoài Thanh Tây, huyện Hoài Nhơn là nơi đã hun đúc thêm tài năng và ý chí của ông, giúp ông bắt đầu một sự nghiệp lớn. Sau khi ông qua đời chúa Nguyễn cho đưa thi hài về mai táng và lập đền thờ tại đây. Hiện nay trên vùng đất thuộc Tùng Châu xưa vẫn còn một số di tích liên quan đến Đào Duy Từ .
Di tích Nhà thờ Đào Duy Từ hiện tại thuộc thôn Ngọc Sơn Bắc, xã Hoài Thanh Tây, huyện Hoài Nhơn. Nhà thờ nằm trong khuôn viên một thửa đất hình chữ T có diện tích 1.616m2 , được xây dựng vào năm Tự Đức 12 (1859), đã rải qua nhiều lần trùng tu. Nhà thờ có tam quan cao khoảng 6m, hai mái lợp ngói âm dương, trên có bốn chữ lớn “Quốc công từ môn” (cổng đến thờ Quốc công) ghép bằng mảnh sứ, hai bên đắp phù điêu hình hai con dơi cánh điệu, đường nét khá sắc sảo, bốn trụ góc có hình rồng uốn lượn. Qua Tam Quan có sân nhỏ hình chữ nhật, kích thước 6,9m x 7,8m. tiếp đến là bình phong đắp hình long mã lưng có hà đồ nỗi trên mặt nước, mặt sau đề bốn chữ “Bách thế bất di” (Trăm đời không thay đổi). Ở hai bên là đôi câu đối nhắc đến lai lịch Đào Duy Từ:
Ngọc sơn chung tú Bắc
Bồng lãnh hiển danh Nam
Cách đều bình phong 2,6m về hai bên có hai cột trụ cao 4m, trên đỉnh đắp tượng hạc đứng chầu đối xứng, phía sau là sân lớn hình chữ nhật với kích thước 15,4m x 14m. qua sân lớn đến nhà thờ được thiết kế kiểu nhà mái lá, một kiểu kiến trúc truyền thống ở Bình Định. Khám thờ bên trong có bài vị của Đào Tá Hán, Nguyễn Thị Minh (thân phụ và thân Mẫu của Đào Duy Từ), Đào Duy Từ và vợ. Trên bài vị Đào Duy Từ có dòng chữ “Ô Thủy tổ khảo nội tán lộc khê hầu Đào Công, tặng khai quốc công thần, đặc tiến Vinh lộc đại phu, Đông các đại học sỹ, Thái sư, nhưng thủy Trung Lương, phong Hoàng Quốc Công thần chủ” Bài vị của vợ Đào Duy Từ viết “Ô Thủy tổ tỉ nội tán Lộc khê hầu Hoàng Quốc Công phu nhân, Trinh thục cao thị thần chủ”. Trong nhà thờ còn có đôi câu đối nhưng nay đã sứt mòn, mờ không đọc được.
Bồng lãnh hiển danh Nam
Cuộc đời và sự nghiệp Đào Duy Từ đã trở thành niềm tự hào chung của dân Hoài Nhơn, của nhân dân Bình Định. Cuộc đời đầy những tình tiết ly kỳ của ông, tấm lòng của ông với vùng đất quê hương thứ hai này, và sự nghiệp lẫy lừng của ông với chúa Nguyễn, với nhân dân Đàng Trong vẫn sẽ còn sống mãi với thời gian.
Đền thờ Đào Duy Từ là địa chỉ giáo dục niềm tự hào về truyền thống của quê hương.
Ngày 7 tháng 2 năm 2012, tại đền thờ này, UBND huyện Hoài Nhơn đã tổ chức lễ kỷ niệm trọng thể 440 năm ngày sinh (1572-2012) danh nhân văn hóa Đào Duy Từ - bậc khai quốc công thần, văn võ toàn tài đã có nhiều cống hiến lớn lao cho đất nước trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao, văn hóa của đất nước ta trong nửa đầu thế kỷ 17.
Share on facebook 0 người thích - Thích
0 Bình luận