GÒ LĂNG QUÊ HƯƠNG CỦA CÁC THỦ LĨNH NGHĨA QUÂN TÂY SƠN
2. Loại công trình:
3. Loại di tích: Lịch sử
4. Quyết định: Được công nhận di tích theo quyết định số 1288-VH/QĐ ngày 16 tháng 11 năm 1988
5. Địa chỉ di tích: Thôn Phú Lạc, xã Bình Thành, huyện tây Sơn, tỉnh Bình Định
6. Tóm lược thông tin về di tích
Trên hành trình về thăm mảnh đất Bình Khê –Tây Sơn lịch sử ta cùng đến làng Phú Lạc, quê ngoại của các lãnh tụ Tây Sơn, và là nơi ông bà Hồ Phi Phúc, Nguyễn Thị Đồng sau khi kết hôn đã sống một thời gian.
Làng Phú Lạc xưa thuộc Kiên Thành, huyện Tuy Viễn, phủ Quy Nhơn, nay thuộc xã Bình Thành huyện Tây Sơn tỉnh Bình Định. Phú Lạc nằm cách Bảo tàng Quang Trung khoảng 2 km về phía Tây Bắc. Từ thị trấn Phú Phong theo hướng Bắc qua cầu Kiên Mỹ đến cầu Vôi rồi lại rẽ hướng Tây là tới làng.Phú Lạc hiện nay phía Bắc giáp với xã Bình Tân (cùng huyện), phía Đông giáp thôn Kiên Long(cùng xã Bình Thanh), phía Tây giáp xã Tây Giang (cùng huyện) , phía Nam và Đông Nam giáp làng Kiên Mỹ (nay thuộc thị trấn Phú Phong, cùng huyện ). Sông Kôn chảy qua địa phận làng.
Phú Lạc là một làng được thành lập từ khá sớm (1). Ban đầu có ba xóm là Phú Thọ Chính, Phú Thọ Nam và Phú An, sau có thêm hai xóm là Phú Xuân và Mỹ Thọ, sau Cách mạng tháng Tám lại có thêm hai xóm mới nữa là Chơm Tự và Bình Đồn. Những dòng họ tiền hiền của làng là Lê, Mai, Nguyễn Công, sau này nhập cư thêm các họ Hồ, Dương, Cao, Trần. Nằm trên các vùng bán sơn địa, địa hình Phú Lạc có hai phần rõ rệt. Phía Bắc là rừng núi chiếm già nửa diện tích, phía Nam là dân cư và đồng ruộng. Dân chủ yếu sống bằng nghề nông, từ xưa đã xây dựng được các đập nước từ suối nhỏ vào đồng điền, như đập Ông Phó do người họ Mai lập nên, đập Ông Mùa do người họ Lê xây dựng, đồng thời tham gia làm các đập Lộc Đỗng, Kiền Kiền (cuối thế kỷ XVIII), đập Văn Phong sau này. Ngoài ra còn có thêm nghề trồng dâu nuôi tằm, một số người buôn bán chạy chợ.
Nguyễn Ánh sau khi tiêu diệt nhà Tây Sơn đã thi hành chính sách trả thù tàn bạo. Phú Lạc bị tàn phá, đặc biệt là những di vật liên quan đến gia đình các lãnh tụ Tây Sơn. Vì thế hiện nay ở Phú Lạc chỉ còn lại một số di tích chủ yếu dưới dạng phế tích ít ỏi về nhà Tây Sơn.
Di tích Gò Lăng thuộc đất xóm Phú Thọ Chính, giáp với Phú Thọ Nam. Tương truyền đây là nền nhà và vườn của ông bà Hồ Phi Phúc. Di tích kiên trúc ở đây đã bị huỷ hoại, dấu vết còn lại là một nền nhà bằng phẳng và mảnh vườn rộng khoảng 2 sào. Trên mảnh vườn còn một số cây cổ thụ. Trước đây, khi đào đất người ta còn thấy những tản đá có khắc hoa văn hình hoa thị và một số gạch ngói vỡ.
Cạnh gốc cây thị có một ngôi miếu nhỏ, thường gọi là miếu Sơn Quân, tức là miếu thờ thần núi. Miếu này có trước cả đình Phú Lạc, ban đầu chỉ bằng tranh nứa vách đất, quay hướng Nam, sau hư hỏng mới làm lại, tường xây lợp ngói vảy, quay hướng Đông. Năm 1945 ông Mai Quang người bản thôn đứng ra tu sửa lại một lần nữa. Theo một số cụ già cao tuổi người địa phương thì miếu Sơn Quân, về hình thức là thờ sơn thần nhưng trên thực tế là để thờ ông bà Hồ Phi Phúc. Trước đây, nhất là thời kỳ đầu nhà Nguyễn, hàng năm vào Tết thanh minh nhân dân phải tổ chức cúng tế ở miếu dưới hình thức vật niệm. Về sau này việc cúng tế được công khai, đến nay vẫn tiếp tục duy trì.
Di tích Phú Lạc nằm trên đất xóm Phú Thọ, vốn chỉ có một gian hai chái,. Cạnh đình là chùa, sau đình là lẫm (kho). Vào năm 1947 thực hiện chủ trương tiêu thổ kháng chiến đình, chùa, lẫm đều đã bị phá huỷ. Di tích Đình Phú Lạc được xây dựng lại năm 1999. Người dân Phú Lạc cho biết: Đình trước đây bề ngoài là nơi thờ thành hoàng đế che mắt chính quyền nhà Nguyễn, nhưng trên thực tế là thờ “Ba ngài Tây Sơn” (Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ. Nguyễn Lữ). Hàng năm vào ngày 15 tháng 11 âm lịch làng tổ chức lễ tế hiệp “Ba ngài” dưới danh nghĩa cúng thường tân (cơm mới) . Làng trích 3 mẫu 6 sào ruộng công nguyên là ruộng của ông bà Hồ Phi Phúc bị nhà Nguyễn tịch thu, làm tự điền, hoa lợi trừ phần thù lao cho người cày cấy còn lại để chi dùng cho buổi tế lễ. Buổi lễ cúng “Ba ngài” không có văn tự, vị tiên chỉ “mật cáo” mời hương hồn “Ba ngài “ về.
Dấu tích vật chất Tây Sơn ở Phú Lạc chỉ có vậy. Tuy nhiên, trong lòng người Phú Lạc, dấu ấn về nhà Tây Sơn vẫn được ghi khắc và truyền lưu từ thế hệ này qua thế hệ khác. Người dân Phú Lạc tự hào về mảnh đất đã sinh ra người mẹ của các lãnh tụ Tây Sơn, của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ -Quang Trung.
Share on facebook 0 người thích - Thích
Được công nhận di tích theo quyết định số 1288-VH/QĐ ngày 16 tháng...
GÒ LĂNG QUÊ HƯƠNG CỦA CÁC THỦ LĨNH NGHĨA QUÂN TÂY SƠN
1. Tên di tích: Địa điểm Gò Lăng – Quê hương của các thủ lĩnh nghĩa quân Tây Sơn2. Loại công trình:
3. Loại di tích: Lịch sử
4. Quyết định: Được công nhận di tích theo quyết định số 1288-VH/QĐ ngày 16 tháng 11 năm 1988
5. Địa chỉ di tích: Thôn Phú Lạc, xã Bình Thành, huyện tây Sơn, tỉnh Bình Định
6. Tóm lược thông tin về di tích
Trên hành trình về thăm mảnh đất Bình Khê –Tây Sơn lịch sử ta cùng đến làng Phú Lạc, quê ngoại của các lãnh tụ Tây Sơn, và là nơi ông bà Hồ Phi Phúc, Nguyễn Thị Đồng sau khi kết hôn đã sống một thời gian.
Làng Phú Lạc xưa thuộc Kiên Thành, huyện Tuy Viễn, phủ Quy Nhơn, nay thuộc xã Bình Thành huyện Tây Sơn tỉnh Bình Định. Phú Lạc nằm cách Bảo tàng Quang Trung khoảng 2 km về phía Tây Bắc. Từ thị trấn Phú Phong theo hướng Bắc qua cầu Kiên Mỹ đến cầu Vôi rồi lại rẽ hướng Tây là tới làng.Phú Lạc hiện nay phía Bắc giáp với xã Bình Tân (cùng huyện), phía Đông giáp thôn Kiên Long(cùng xã Bình Thanh), phía Tây giáp xã Tây Giang (cùng huyện) , phía Nam và Đông Nam giáp làng Kiên Mỹ (nay thuộc thị trấn Phú Phong, cùng huyện ). Sông Kôn chảy qua địa phận làng.
Phú Lạc là một làng được thành lập từ khá sớm (1). Ban đầu có ba xóm là Phú Thọ Chính, Phú Thọ Nam và Phú An, sau có thêm hai xóm là Phú Xuân và Mỹ Thọ, sau Cách mạng tháng Tám lại có thêm hai xóm mới nữa là Chơm Tự và Bình Đồn. Những dòng họ tiền hiền của làng là Lê, Mai, Nguyễn Công, sau này nhập cư thêm các họ Hồ, Dương, Cao, Trần. Nằm trên các vùng bán sơn địa, địa hình Phú Lạc có hai phần rõ rệt. Phía Bắc là rừng núi chiếm già nửa diện tích, phía Nam là dân cư và đồng ruộng. Dân chủ yếu sống bằng nghề nông, từ xưa đã xây dựng được các đập nước từ suối nhỏ vào đồng điền, như đập Ông Phó do người họ Mai lập nên, đập Ông Mùa do người họ Lê xây dựng, đồng thời tham gia làm các đập Lộc Đỗng, Kiền Kiền (cuối thế kỷ XVIII), đập Văn Phong sau này. Ngoài ra còn có thêm nghề trồng dâu nuôi tằm, một số người buôn bán chạy chợ.
Nguyễn Ánh sau khi tiêu diệt nhà Tây Sơn đã thi hành chính sách trả thù tàn bạo. Phú Lạc bị tàn phá, đặc biệt là những di vật liên quan đến gia đình các lãnh tụ Tây Sơn. Vì thế hiện nay ở Phú Lạc chỉ còn lại một số di tích chủ yếu dưới dạng phế tích ít ỏi về nhà Tây Sơn.
Di tích Gò Lăng thuộc đất xóm Phú Thọ Chính, giáp với Phú Thọ Nam. Tương truyền đây là nền nhà và vườn của ông bà Hồ Phi Phúc. Di tích kiên trúc ở đây đã bị huỷ hoại, dấu vết còn lại là một nền nhà bằng phẳng và mảnh vườn rộng khoảng 2 sào. Trên mảnh vườn còn một số cây cổ thụ. Trước đây, khi đào đất người ta còn thấy những tản đá có khắc hoa văn hình hoa thị và một số gạch ngói vỡ.
Cạnh gốc cây thị có một ngôi miếu nhỏ, thường gọi là miếu Sơn Quân, tức là miếu thờ thần núi. Miếu này có trước cả đình Phú Lạc, ban đầu chỉ bằng tranh nứa vách đất, quay hướng Nam, sau hư hỏng mới làm lại, tường xây lợp ngói vảy, quay hướng Đông. Năm 1945 ông Mai Quang người bản thôn đứng ra tu sửa lại một lần nữa. Theo một số cụ già cao tuổi người địa phương thì miếu Sơn Quân, về hình thức là thờ sơn thần nhưng trên thực tế là để thờ ông bà Hồ Phi Phúc. Trước đây, nhất là thời kỳ đầu nhà Nguyễn, hàng năm vào Tết thanh minh nhân dân phải tổ chức cúng tế ở miếu dưới hình thức vật niệm. Về sau này việc cúng tế được công khai, đến nay vẫn tiếp tục duy trì.
Di tích Phú Lạc nằm trên đất xóm Phú Thọ, vốn chỉ có một gian hai chái,. Cạnh đình là chùa, sau đình là lẫm (kho). Vào năm 1947 thực hiện chủ trương tiêu thổ kháng chiến đình, chùa, lẫm đều đã bị phá huỷ. Di tích Đình Phú Lạc được xây dựng lại năm 1999. Người dân Phú Lạc cho biết: Đình trước đây bề ngoài là nơi thờ thành hoàng đế che mắt chính quyền nhà Nguyễn, nhưng trên thực tế là thờ “Ba ngài Tây Sơn” (Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ. Nguyễn Lữ). Hàng năm vào ngày 15 tháng 11 âm lịch làng tổ chức lễ tế hiệp “Ba ngài” dưới danh nghĩa cúng thường tân (cơm mới) . Làng trích 3 mẫu 6 sào ruộng công nguyên là ruộng của ông bà Hồ Phi Phúc bị nhà Nguyễn tịch thu, làm tự điền, hoa lợi trừ phần thù lao cho người cày cấy còn lại để chi dùng cho buổi tế lễ. Buổi lễ cúng “Ba ngài” không có văn tự, vị tiên chỉ “mật cáo” mời hương hồn “Ba ngài “ về.
Dấu tích vật chất Tây Sơn ở Phú Lạc chỉ có vậy. Tuy nhiên, trong lòng người Phú Lạc, dấu ấn về nhà Tây Sơn vẫn được ghi khắc và truyền lưu từ thế hệ này qua thế hệ khác. Người dân Phú Lạc tự hào về mảnh đất đã sinh ra người mẹ của các lãnh tụ Tây Sơn, của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ -Quang Trung.
Share on facebook 0 người thích - Thích
0 Bình luận