Số người đang online : 12 Cơm Gà Bà Mười - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

Cơm Gà Bà Mười
post image
Cơm Gà Bà Mười

Bà Mười bắt đầu “khởi nghiệp” từ gánh cơm tấm ở vỉa hè chợ Năng Xy Sài Gòn. Nhưng hồi ấy không dễ: người ăn thưa thớt, hàng cơm lại bị xua đuổi luôn nên thường xuyên phải mang về nhà ăn trừ bữa mãi rồi "dẹp tiệm".

Gánh cơm tấm lại trôi ngược về Quy Nhơn nơi bà đã sinh ra và lớn lên ở đấy. Cuộc sống của cả gia đình chỉ trông vào gánh cơm còm cõi. Cũng may, cơm gánh Sài Gòn ra tận miền Trung, lạ miệng, khách ăn mỗi ngày thêm đông. Bà kể có anh thợ vẽ ngày ngày tới ăn, nổi hứng vẽ kẻ tặng luôn cho bà tấm biển con con để: “Quán cơm bà Sáu Sài Gòn”. Được tiếng rồi, bà Sáu ráng giữ mối, mầy mò chế biến thật ngon, chẳng ham lợi nhiều. Năm 1974, để con cái có điều kiện ăn học, bà Sáu quyết định vô hẳn Sài Gòn. Lần "tái xuất giang hồ" này, bà quyết định thử sức với món cơm gà. Nửa nhớ nửa quên bà kể "nào có được học ai đâu! Vốn tính hay chịu để ý, mày mò mà làm, kinh nghiệm nấu cơm từ nhỏ thấy là, là sao thì nó mới ngon”.

Ấy thế mà cơm gà bà Mười (vào đây người ta lại gọi là bà Mười theo thứ của chồng) lại đúng y trang kỹ năng nấu cơm gà đảo Hải Nam Của người Tàu. Bà chỉ vẽ: "Lựa gà phải chọn đúng gà mái dầu, sờ ức sờ bầu diều, phao câu căng tròn. Gà mái đừng tơ, ít mỡ, mà cũng đừng già, thịt dai. Luộc gà thì phải canh giờ, không thì nó thóp lại, chẳng còn ngon lành gì”. Còn gạo phải xảo trên một chiếc chảo lớn vừa đảo thoăn thoắt bằng tay bà vừa cắt nghĩa: “Gạo phải đem ngâm nước trước, sau đó xào lên với mỡ, xào đến khi nào hạt gạo trong trở lại bóng loáng lên thì bỏ vào nước luộc gà nấu. Như vậy cơm mới xốp, mới rời mà lại có vị thơm ngon riêng".

Người xưa có lẽ chỉ bằng kinh nghiệm mày mò tìm ra cách làm cho cơm thơm ngon, bây giờ nhìn dưới góc độ khoa học lại thấy quá có lý. Chẳng phải là gạo bị ngâm, tinh bột no nước phình lên rồi lại bị gia nhiệt mất nước và ngấm đầy chất mở béo, lại đem nấu với nước luộc gà, vậy là tinh bột lúc này lại gắn thêm axit amin (chất đạm) vào, hỏi làm sao mà cơm không trở nên đặc biệt.

Bạn hàng buôn bán ở chợ Cầu Muối đã quen món cơm gà của bà Mười, ăn riết thành nghiền. Nhiều người lở ra trễ buổi chợ, hết cơm, đâm cáu bẳn càu nhàu. Nhưng dường như bà cũng không chịu nấu nhiều hơn. Bà cười: “Để còn dành thời giờ cho con cái lo chuyện học hành, bắt nó thúc khuya dậy sớm phụ hoài thì nó bỏ chữ nghĩa hết".

Chỉ có chị Sương, người con gái thứ hai đi theo gánh cơm gà của bà suốt từ bao năm nay, mặc dù chị rất bận bịu vởi công việc ở cơ quan.

Vẫn những chiếc bàn con con bày bên vệ đường, gần cổng trường Đồng Khởi ở chợ Cầu Muối. Vẫn gánh cơm gà như ba mươi năm về trước. Vẫn cô con gái thú hai, bây giờ đứng bán thay cho bà bởi bà đã luống tuổi rồi, chỉ còn ráng thức nấu cơm chứ không thể ra chợ như hồi sung sức. Cơm cũng nấu vừa đủ, có ít hơn ngày trước. Người con gái bán cho đến gần 7 giờ sáng là hết để về còn kịp đi làm.

Bà Mười cơm gà cái tên ấy tự hồi nào đã quen thuộc với mọi người quanh chợ Cầu Muối, đã gắn liền với gánh cơm suốt 80 năm để bây giờ nhường “ngôi" cho con gái, ở nhà phụ giúp phần nào công việc nấu đã thành thói quen “nghệ thuật". Căn nhà bà nằm trong hẻm nhỏ trên góc đường Nguyễn Trãi - Nguyễn Văn Cừ, 75 mùa xuân đã đi qua đời bà, tuổi già thêm chổng chất, bà vẫn cú lúi húi nửa khuya cho kịp đưa gánh cơm ra chợ không thiếu một ngày. Con cái của bà đã khôn lớn đều đã có công ăn việc làm ổn định, người dạy học, người làm cơ quan, bà thấy yên tâm. Có lẽ gánh cơm gà đã làm xong nhiệm vụ nặng nề gian truân của nó và không biết bà có ước vọng trở lại đất Quy Nhơn nữa không?

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành