An Lão là huyện cuối cùng của tỉnh Bình Định nhận điện lưới Quốc gia nhưng cũng chưa ưng bụng lắm vì con người ở vùng đất này còn biết bao chuyện sát sườn hơn, cái đói cái nghèo nồi bức xúc trong đời sống của 22 ngàn dân. Những ý nghĩa ấy cứ trăn trở mãi trong tôi cho đến một buổi trưa mùa hè tôi trở lại thôn Long Khánh, xã An Hoà một trong 8 xã đồng bằng của huyện An Lão.
Đứng dưới những chùm chôm chôm trái vụ đỏ rực lửa hè tôi phải thốt lên: Ôi An Lão! Mùa chôm chôm này chắc phải được thu hoạch hàng ngàn tấn...
Bác Ba để một nông dân ở thôn Long Khánh cho chúng tôi biết:
- Cách đây hai năm thì An Lão đã làm gì có chôm chôm nhưng vườn của tổ chức thì có đủ mọi thứ mà thu nhập lại chẳng được là bao. Bây giờ chỉ trống nguyên chôm chôm lại khá hơn. Thật vậy, không biết vì sao giống chôm chôm ở vùng Sông Bé, Bến Tre về đây lại hợp đến như vậy. Quả to và ngọt lịm, hương vị đậm đà của vùng đất sỏi, bãi bồi. Phù Sa của hai con sông Kim Sơn, sông Vố chảy qua An Lão đã hình thành tự nhiên miệt vườn đối với những cây trái đặc trưng: thơm, chuối, cam, hồng nhiễu... Cây quế, cây chôm chôm mới về sau nhưng đã yêu mến gắn bó với vùng đất này một cách lạ thường. Khái niệm vườn rừng mới có cách đây vài năm chưa đủ thời gian để An Lão có được sản phẩm hàng hoá lớn. Cây tiêu, cây điều mới vươn lên với hy vọng xuất khẩu chưa khẳng định được thế đứng. Trong 9 xã của An Lão chỉ có 8 xã ở đồng bằng là An Hoà, An Tân và An Trung là tương đối thuận lợi. Tuy nhiên, địa hình An Lão như một thung lũng lòng chảo lớn, khi hậu khắc nghiệt, giữa cái oi bức ban ngày và cái lạnh về đêm chênh lệch lớn. Do đó trong, 1700 héc ta đất canh tác với 900 héc ta lúa nước chỉ đủ nuôi vùng đồng bằng trong mùa khô.
Cuộc sống của bà con dân tộc thiểu số vùng rẻo cao lại phải trông vào cái rẫy và cây trái trong vườn. Từ xa xưa miệt nguồn Kim Sơn, An Lão đã có câu:
“Ai về nhắn với nậu ngồn
Thơm chua gửi xuống cá chuồn gửi lên”
Phải gửi lên gửi xuống như vậy vì đường lên An Lão chỉ là con đường độc đạo, những con đường toả đi các xã vùng cao phải mất cả ngày đường đi bộ. Tất cả những điều đó lý giải vì sao An Lão vẫn chưa thoát khỏi cái lòng chảo của mình. Lời giải cho bài toán đói nghèo ở đây bắt đầu sáng dần từ khi “Đầu tư cho miền núi” và An Lão “Làm điện”. Nguồn điện phục vụ các trạm bơm nông nghiệp hình thành một khu chế biến lương thực thực phẩm, thức ăn gia súc và An Lão chuẩn bị có nhà máy trái cây đóng hộp.
Tôi gặp lại bác Ba Để trong một ngày hội vui "An Lão đón điện quốc gia", tay cầm vòi nước bơm bằng điện tưới trùm lên những chùm chôm chôm trái vụ trong vườn. Những tia nước tung toé, lấp loáng dưới nắng hè, cây trái trong vườn rung rinh như chia vui với tâm tự của bác: Tôi sẽ vận động cả xã thậm chí cả huyện chỉ độc canh một giống chôm chôm để biến An Lão thành một vùng chôm chôm xuất khẩu.
Share on facebook 0 người thích - Thích