Tại huyện Phú Mỹ ở cửa bề Đề Gi có món chả cá Bình Định nổi tiếng không thua kém gì chả cá Hà Nội. Khác với chả cá Lăng là thứ cá nước ngọt, chả cá Bình Định lại chế biến bằng cá biển nhưng phải là cá thu còn tươi nguyên vừa đánh bắt vào bờ do vậy thịt cá thu sau khi làm chín béo bùi, ngọt lịm rán giòn ăn ngon thơm như thịt nướng.
Chả cá thu có hai phương pháp chế biến thành chả cầy hoặc chả dề. Dù làm theo lối nào thì trước hết phải dùng dao mỏng lọc hết thịt bỏ xương rồi cho vào máy xay sơ qua xong chuyển sang cối đá dùng chày nặng giã tơi nhuyễn như giò lụa. Sau đó cho tiêu muối nước mắm thật ngon, hàn the, bột ngọt, đường cát trắng và ngũ vị hương trộn đều vào cá, quết tiếp chừng 10 phút nữa.
Nếu làm chả cây thì xúc cá vào 4 lớp chuối gòi thành bốn góc vuông dùng lạt bó chặt hai đầu kiểu như gói bánh chưng sau đó bỏ vào nồi luộc chín. Vớt chả ra để nguội khi nào ăn mới bóc lá và cắt thành những miếng nhỏ vừa miệng. Chả chin có mùa đỏ hồng trông giống như chả lụa thịt heo nhưng có mùi thơm của cá luộc lẫn mùi lá chuối nhè nhẹ rất lôi cuốn.
Còn nếu làm chả dể thì lại phải dàn đều chả sang trên mặt lá nén chặt làm thành một khoanh tròn đường kính chừng 30cm dày khoảng 2 hoặc 2,5cm. Xong cho vào xoong lớn hấp cách thủy. Khi chả đã gần chín hẳn thì phết lòng đỏ trứng gà lên mặt trên tấm chả cho vàng đẹp và không đậy vung nữa, để nguyên vậy trong xoong chừng 15 phút là chín kỹ. Nếu lúc này đậy kín vung mặt chả sẽ bị sủi tăm và rỗ như rắc vừng rất sấu.
Khi ăn sẽ cắt thành các hình khối, hình thoi, hình tam giác và bầy ra đĩa. Ăn với nước mắm nhĩ có chanh ớt hoặc nước mắm chua ngọt ăn kèm với bánh đa nướng và rau thơm các loại.
Trong một bữa nhậu nhẹ có thể dùng cả hai loại chả vì mỗi loại có một vị ngon khác nhau tuy cùng là một chất cá thu hảo hạng.
Một buổi chiều thu mát trời, ngồi trước thềm nhà với chai rượu đế và vài ba người tri kỷ nhâm nhi có khi tới lúc bữa cơm tối đã dọn ra mà vẫn chua buồn đứng lên.
Share on facebook 0 người thích - Thích