Số người đang online : 65 THÁC BẢN GIỐC - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

THÁC BẢN GIỐC
post image
THÁC BẢN GIỐC

THÁC BẢN GIỐC



1. Tên di tích: Thác Bản Giốc (khu vực thuộc lãnh thổ Việt Nam)
2. Loại công trình: Thác nước
3. Loại di tích: Thắng cảnh quốc gia
4. Quyết định: Đã được xếp hạng là di tích lịch sử cấp quốc gia theo quyết định số 989-1998-QĐ/BVHTT ngày 20/5/1998
5. Địa chỉ di tích: xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng
6. Tóm lược thông tin về di tích
Thác Bản Giốc là thác nước nằm trên biên giới Việt Nam và Trung Quốc. Nếu nhìn từ phía dưới chân thác, phần thác bên trái và nửa phía tây của thác bên phải thuộc chủ quyền của Việt Nam tại xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng; nửa phía đông của thác bên phải thuộc chủ quyền của Trung Quốc tại thôn Đức Thiên, trấn Thạc Long, huyện Đại Tân, thành phố Sùng Tả của khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây. Thác nước này cách huyện lỵ Trùng Khánh khoảng 20 km về phía đông bắc.
Theo quan điểm của phía Việt Nam, thác Bản Giốc bao gồm cả thác chính và phụ với tổng chiều rộng là 208 m. Thác Bản Giốc được chia thành hai phần, phần ở phía Nam gọi là thác Cao, đây là thác phụ vì lượng nước không lớn. Thác Thấp là thác chính nằm ở phía Bắc trên biên giới Việt Trung.
Thác Bản Giốc là thác nước lớn thứ tư thế giới trong các thác nước nằm trên một đường biên giới giữa các quốc gia. Thác Bản Giốc là thác nước tự nhiên lớn nhất khu vực Đông Nam Á.
Thác Bản Giốc là một thắng cảnh du lịch nổi tiếng và cũng đã đi vào nghệ thuật tạo hình với những tác phẩm hội họa và nhiếp ảnh đặc sắc. Thác có giá trị du lịch, nghệ thuật và tiềm năng thủy điện.
Thác Bản Giốc nằm trên dòng chảy của sông Quây Sơn, âm Hán Việt là “Quy Xuân hà”). Sông này bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy về hướng biên giới hai nước rồi vào lãnh thổ Việt Nam tại Pò Peo thuộc xã Ngọc Khê, huyện Trùng Khánh. Từ xã Ngọc Khê, sông chảy qua các xã Đình Phong, Chí Viễn, khi đến xã Đàm Thuỷ, dòng sông lượn quanh dưới chân núi Cô Muông rồi qua các cánh đồng của Đàm Thuỷ, qua bãi ngô trên bản Giốc, quay trở lại đường biên giới rồi tách ra thành nhiều nhánh, đột ngột hạ thấp xuống khoảng 35 m, tạo thành thác Bản Giốc. Sau khi đổ xuống chân thác, sông quay hẳn vào lãnh thổ Trung Quốc.
Giữa thác có một mô đất rộng phủ đầy cây, xẻ dòng sông thành ba luồng nước. Vào những ngày nắng, làn hơi nước bắn ra từ thác tạo thành cầu vồng. Dưới chân thác là mặt sông rộng, với bên bờ là những thảm cỏ và vạt rừng.
Ở giữa thác chính là cột mốc biên giới Việt - Trung. Cột mốc này được xác định qua hiệp ước về biên giới giữa hai nước năm 1999 là cột mốc 53 do Pháp - Thanh xây dựng. Theo hiệp ước 1999, phần thác phụ hoàn toàn thuộc về Việt Nam, phần thác chính chia đôi.
 



 

 

 

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành