Số người đang online : 37 HANG NGƯỜM BỐC - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

HANG NGƯỜM BỐC
post image
HANG NGƯỜM BỐC

HANG NGƯỜM BỐC
Nơi lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Chiến dịch Biên Giới (1950)



1. Tên di tích: Hang Ngườm Bốc - Nơi lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Chiến dịch Biên Giới (1950)
2. Loại công trình: Hang động
3. Loại di tích: Di tích lịch sử cách mạng
4. Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử quốc gia theo quyết định số 02/2004/QĐ-BVHTT ngày 19 tháng 1 năm 2004
5. Địa chỉ di tích: xã Hồng Việt, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng
6. Tóm lược thông tin về di tích
Ngườm Bốc nằm cách trung tâm UBND xã Hồng Việt khoảng 2km về phía Bắc. Ngườm Bốc theo tiếng Tày địa phương có nghĩa là hang khô. Trong truyền thuyết nổi tiếng “Pú Lương - Gia Cải” của đồng bào Tày - Nùng tỉnh Cao Bằng thì đây là nơi cư trú đầu tiên của hai nhân vật huyền thoại nói trên ở đất Cao Bằng.
Hang phân bố trên sườn phía tây một quả núi lớn, ở độ cao hơn 10 mét so với chân núi. Miệng hang hình vòm lớn mở về phía tây, diện tích bề mặt hang khoảng 500m2, được chia làm 2 buồng lớn. Buồng thứ nhất nằm ở trục giữa của hang với chiều dài gần 40m, chiều rộng trung bình 8m. Buồng thứ hai ăn sâu vào vách trái hang (tính từ ngoài vào). Cửa hang rộng, vòm cao, đi sâu vào đoạn cuối có ngách thoát, nền đất bằng phẳng, vừa khô vừa thoáng. Tiện nhất ngay cửa hang xuống vài bước sẵn mỏ nước chảy trong vắt lúc nào cũng ăm ắp tràn trề.
Nơi đây, vào tháng 8/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến Cao Bằng kiểm tra công tác chuẩn bị chiến dịch biên giới đã dừng chân nghỉ ở Lam Sơn. Để chuẩn bị chiến dịch Đ/c Lê Hồng Phong đánh đông Khê.
Năm 1950 phái đoàn cố vấn quân sự Trung Hoa do tướng Trần Canh đứng đầu, đến Cao Bằng được đón tiếp và làm việc tại đây hơn 1 tuần lễ, xưởng quân giới đã tạo mọi điều kiện ăn ở, làm việc, bảo vệ chu đáo.
Tại đây từ 18 - 23 tháng 10/1950, diễn ra cuộc họp tổng kết chiến dịch biên giới Cao Lạng gồm có: Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Đại tướng Hoàng Văn Thái, đ/c Trần Đăng Ninh (TW Đảng)…
Cuộc họp tổng kết chiến dịch Biên giới đã khẳng định đây là chiến dịch đầu tiên mà bộ đội Việt Minh chủ động tấn công, làm thay đổi cục diện chiến trường: bắt đầu giành quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ. Quân Pháp thất bại lớn cả về quân sự và chính trị, bị đẩy lùi vào thế phòng ngự bị động. Chiến dịch này có ý nghĩa bản lề quan trọng, là bước ngoặt của cuộc chiến tranh.
Đây cũng là lần đầu tiên ta thực hiện một kế hoạch tác chiến mới với tên gọi “Đánh điểm diệt viện”. Có thể hiểu đó là nghệ thuật vây điểm, hay diệt điểm để kéo địch ra khỏi công sự. Đây là một giai đoạn hết sức quan trọng, có tác dụng mở màn, tạo thời cơ để thực hiện mục tiêu chủ yếu là đánh tiêu diệt lớn quân địch ngoài công sự. Vấn đề đặt ra là chọn đúng điểm, chọn đánh ở đâu để khi bị đánh, bị bao vây cô lập, địch nhất định phải điều quân ứng cứu, giải vây vào đúng thời điểm, thời gian ta đã chọn là một nghệ thuật rất cao.
Trong chiến dịch Biên Giới, ta chọn đánh cứ điểm Đông Khê, buộc hai binh đoàn Le Pagiơ và Charton từ hướng Lạng Sơn, Cao Bằng về ứng cứu cho Đông Khê. Và ta chặn đánh địch trên đường chúng ứng cứu cho địa điểm bị quân ta đã chọn công kích trước đó.
Với đường lối chiến tranh đúng đắn kết hợp với nghệ thuật chiến tranh đạt tới đỉnh cao, cùng với sự chỉ đạo tài tình, sáng suốt đã tạo nên chiến thắng to lớn ngoài dự kiến trong Chiến dịch Biên giới 1950.
Thắng lợi to lớn này đã mở ra một thời kỳ mới trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược – thời kỳ thế chủ động trên chiến trường hoàn toàn nằm trong tay quân đội cách mạng Việt Nam. 

 

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành