Số người đang online : 3 ĐỊA ĐIỂM NÀ NGẦN - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

ĐỊA ĐIỂM NÀ NGẦN
post image
ĐỊA ĐIỂM NÀ NGẦN

ĐỊA ĐIỂM NÀ NGẦN



1. Tên di tích: Địa điểm Nà Ngần
2. Loại công trình: Nhà bia lưu niệm
3. Loại di tích: Di tích lịch sử
4. Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia theo quyết định 152- VH/QĐ ngày 25  tháng 01 năm 1994
5. Địa chỉ di tích: xã Hoa Thám, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng  
6. Tóm lược thông tin về di tích
Kể từ Bác Hồ đặt bước chân đầu tiên về đất nước để lãnh đạo Cách mạng Việt Nam 28-01-1941, Cao Bằng có thêm nhiều địa danh mới mang tên những người anh hùng như: Hưng Đạo, Hoa Thám…
Cuối năm 1943, trung đội tự vệ chiến đấu tổng Hoa Thám được thành lập ở Đông Bon. Đầu năm 1944, thực dân Pháp mở cuộc khủng bố ác liệt trong toàn tỉnh. Phong trào ở Nguyên Bình lúc này đang lên mạnh. Trước tình thế cách mạng của ta, tháng 3/1944 thực dân Pháp phải cho quân đóng ở đồn Phai Khắt, Nà Ngần.      
Ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập. Chỉ thị thành lập đội đã xác định rõ: Đây là “Đội quân chủ lực” có nhiệm vụ giúp đỡ, phối hợp hoạt động với lực lượng vũ trang các địa phương; là “Đội quân đầu tiên”, “Khởi điểm của Giải phóng quân”.
Sau khi ra đời,  ngày 23, 24/12/1944, toàn đội xuất phát đi đánh đồn Phai Khắt. Kết quả ta thu được 17 khẩu súng, một ít đạn, diệt tên đồn trưởng, bắt sống 17 lính dõng. Đây là thắng lợi đầu tiên của quân đội ta, mở màn thắng lợi cho các cuộc chiến đấu sau này.
Sau khi họp với nhân dân địa phương, bàn cách đối phó với địch và phân phát chiến lợi phẩm cho đồng bào, phân công cho đội vũ trang có nhiệm vụ thu dọn chiến trường. Theo kế hoạch, nửa đêm hôm đó (25- 12), toàn Đội đã hành quân tới xã Cẩm Lỷ (Tức xã HoaThám). Tại đây Đội đã tiến hành chấn chỉnh và kiểm điểm rút kinh nghiệm trận đánh vừa qua, sau đó Ban chỉ huy Đội tiến hành phổ biến lại kế hoạch tác chiến trận đánh Nà Ngần vào sáng ngày 26/12.
Đồn Nà Ngần cách đồn Phai Khắt 15km, nằm trên một đồi núi cao, địa thế hiểm trở, từ ngoài vào phải qua mấy thung lũng. Địch chọn nhà của tên phó Lý Pảo - một ngôi nhà sàn ba gian kiên cố nhất trong bản, có hàng rào kín mấy lớp vây xung quanh, biến thành một đồn lính.
Trận đánh diễn ra trong vòng 15 phút. Ta tiêu diệt được 5 tên, bắt 17 tên , thu 30 súng, khá nhiều đạn và một thanh kiếm. Toàn Đội nhanh chóng thu gom súng đạn, tài liệu và phát truyền đơn biểu ngữ cho nhân dân. Ban chỉ huy Đội nói chuyện với đồng bào tới mừng chiến thắng, rải truyền đơn tuyên truyền về chính sách Việt Minh về bộ đội cách mạng và căn dặn với đồng bào, sau đó toàn Đội rút khỏi đồn Nà Ngần.
Trận Phai Khắt, Nà Ngần là hai trận đầu ra quân của Đội quân Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân, chứng tỏ nhận định sáng suốt của Đảng “Cách mạng lúc này đã từ hình thức chính trị tiến lên hình thức quân sự. Những thắng lợi này báo hiệu cho toàn dân tiến lên trên con đường vũ trang tranh đấu để chuẩn bị cho thời kỳ đứng lên giành lấy chính quyền, giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc”. Chiến thắng Phai Khắt và Nà Ngần “như ngọn roi lửa của nhân dân Cao - Bắc – Lạng quật vào mặt quân thù sau một năm bị khủng bố trắng đẫm máu, trận đánh chứng tỏ sức sống kiên cường, bất khuất của cách mạng Việt Nam báo trước một tương lai thảm họa cho bọn thực dân xâm lược”.
 
 







 

 

 
 
 
 
 
 

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành