Số người đang online : 23 HANG KÉO QUẢNG - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

HANG KÉO QUẢNG
post image
HANG KÉO QUẢNG

HANG KÉO QUẢNG



1. Tên di tích: Hang Kéo Quảng
2. Loại công trình: Hang động
3. Loại di tích: Di tích lịch sử
4. Quyết định: Đã xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia theo quyết định 188-VH/QG ngày 13 tháng 02 năm 1995.
 

 
5. Địa chỉ di tích: Xóm Pác Phai, xã Minh Tâm, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.
6. Tóm lược thông tin về di tích
Tháng 9 – 1940, khi phát xít Nhật vào Lạng Sơn, Pháp đã đầu hàng dâng Đông Dương cho Nhật. Trước tình hình đó, tháng 11 – 1940, Hội nghị Trung ương Đảng họp lần thứ bảy quyết định nhiệm vụ cấp bách của cách mạng Việt Nam nói riêng, cách mạng Đông Dương nói chung là đánh Pháp đuổi Nhật, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập.
Trước thời cơ lịch sử có lợi ấy, Bác Hồ và một số cán bộ Đảng ta đang ở Trung Quốc đã nhanh chóng tìm đường về nước để kịp thời lãnh đạo phong trào. Người nhận định sáng suốt về vị trí phong trào cách mạng của Cao Bằng là căn cứ địa sẽ mở ra triển vọng lớn của cách mạng ta. Cao Bằng là tỉnh có phong trào cách mạng, lại kề sát biên giới, lấy đó làm cơ sở quốc tế rất thuận lợi.
Tháng 4 – 1942, Ban Việt Minh các xã Đức Chính, Hồng Quang, Phan Thanh được thành lập. Để chỉ đạo kịp thời phong trào cách mạng cả tỉnh, Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã quyết định rời Pác Bó đến Nguyên Bình, Hòa An để hoạt động. Cuối tháng 4 – 1942,  Người đến Gia Bằng - nơi có phong trào Việt Minh phát triển mạnh của Nguyên Bình mở lớp huấn luyện cho các đồng chí Tỉnh ủy và các châu lâm thời. Lớp học được mở tại hang  Kéo Quảng thuộc xã Minh Tâm ngày nay và được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đặt tên là hang Lê Nin.    
Nội dung học chủ yếu là lịch sử và kinh nghiệm đấu tranh của Đảng Cộng sản Liên Xô, nguyên lý chủ nghĩa Mác – Lênin…Tuy lớp học gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, nhưng không ngăn cản được tinh thần học tập của cán bộ cách mạng, họ vẫn hăng say học tập. Qua sinh hoạt, học tập, mối quan hệ giữa Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và các học viên mật thiết, yêu thương đùm bọc nhau. Sau lớp học này các đồng chí lãnh đạo tỉnh và các châu đã trưởng thành hơn về tư tưởng chính trị và tinh thần đấu tranh cách mạng. Những kinh nghiệm mà bao năm Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc lặn lội đi tìm con đường giải phóng dân tộc, đã được truyền lại cho những người con ưu tú của quê hương Cao Bằng. Đồng thời qua lớp huấn luyện, các cán bộ cũng đã học tập ở Người tinh thần cách mạng triệt để, phong cách giản dị, khoa học và nghị lực phi thường, góp phần làm cho cuộc cách mạng Tháng Tám thành công và sự phát triển vững mạnh của Đảng ngày nay.
Với ý nghĩa lịch sử đó, hang Kéo Quảng đã được nhà nước công nhận và xếp hạng là di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia.
 
 







                                                                             

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành