Số người đang online : 87 CHUÔNG CHÙA ĐÀ QUẬN - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

CHUÔNG CHÙA ĐÀ QUẬN
post image
CHUÔNG CHÙA ĐÀ QUẬN

CHUÔNG CHÙA ĐÀ QUẬN



1. Tên di tích: Chuông chùa Đà Quận
2. Loại công trình: Chuông cổ
3. Loại di tích: Di tích kiến trúc nghệ thuật
4. Quyết định: Đã được xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia theo quyết định số 2861-VH/QĐ ngày 4/9/1995
 

 
5. Địa chỉ di tích: xã Hưng Đạo, thị xã Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng
6. Tóm lược thông tin về di tích
Chùa Đà Quận có tên chữ là Viên Minh tự. Chùa nằm ở xóm Đà Quận, xã Hưng Đạo, thuộc Thị xã Cao Bằng (trước đây thuộc huyện Hoà An), được xây dựng vào đầu thế kỷ XVII, thời vua Càn Thống (Mạc Kính Cung) để thờ Đà Quận công Mạc Ngọc Liễn, một danh tướng đã có công với nhà Mạc từ lúc bắt đầu cho tới khi kết thúc một triều đại.
Trong chùa có hai quả chuông cao bốn thước, năm tấc, chu vi tám thước chín tấc, ước nặng một tấn.
Hai quả chuông treo ở hai bên lầu gác đền thờ Hồng Liên công chúa. Quả chuông to: cao 1,75 m, miệng rộng 1,07m. Quả chuông nhỏ: cao 1m55, miệng rộng 0m95. Cả hai đều đúc bằng hợp kim đồng. Mỗi kỳ tế lễ xuân thu thì gõ chuông, chuông vang như sấm, chấn động trăm dặm. Chuông chùa Đà Quận là một di sản văn hoá quý báu của dân tộc, một di tích xứng đáng được gìn giữ và lưu truyền. Hàng năm nhân dân Cao Bằng đều đi trẩy hội chùa Đà Quận vào mùng 9 tháng Giêng.
Hai quả chuông chùa Đà Quận vào loại những chuông lớn ở nước ta. Cả hai đều đúc bằng hợp kim đồng, lâu ngày đã ngả sang màu gang.
Hai quả chuông như vậy, nhưng quai treo thì lại rất ngắn và chỉ cao chừng hơn 20cm, khiến cho dáng chuông như lùn xuống và bè ra. Cả hai quả chuông đều có dáng rất mập khỏe, hình khối căng bầu. Trang trí đơn giản với miệng loe nhưng để trơn. Chủ yếu là bốn nhóm gờ dọc và một nhóm gờ ngang ở chừng 1/3 thân chuông (tính từ dưới lên). Nơi gặp nhau của các nhóm gờ ngang và dọc ấy tạo thành núm đánh. Ngoài ra ở cuối của hai nhóm gờ dọc, đối nhau cũng có núm đánh. Tất cả có 6 núm đánh nổi to, rõ. Các núm này cấu tạo giống nhau: trong là một hình tròn, bao ngoài là một bông sen nổi cao, gồm 12 cánh vuông. Quanh vai chuông cũng có một nhóm gờ ngang để phân ra phía trên là đỉnh chuông bẹt, ở đó có bồ lao treo là đôi rồng gắn nối ngược chiều nhau ở khoảng ngực. Những con rồng này đều có mào dài, sừng ngắn và mập, tóc chải mượt, thân mập.
Nhìn chung dáng dấp chuông và trang trí chuông mang chất điêu khắc nối khối, chân chất, thoáng đãng, mộc mạc. Hình khối và đường nét đều rõ ràng. Do vậy, vừa thoáng nhìn, chúng tôi đã có thể liên hệ với lịch sử và cảm nhận cả hai quả chuông này đều thể hiện nhiều khả năng đặc điểm là những di vật của hậu kỳ thời Mạc.
Về văn tự ngay đến tên chuông, mà thông thường vẫn thấy được đúc bằng đại tự nổi cao, thì ở cả hai chuông đều không có. Thoạt nhìn, mặt chuông không thấy Minh văn, nhưng quan sát kỹ sẽ thấy mặt quả chuông nhỏ có khắc chữ vuông ở tất cả các ô. Trong đó, những ô thuộc nửa trên đã mờ gần hết chữ, những ô thuộc nửa dưới còn rõ hơn. Ở đó có khắc phần đầu của bài văn đã đọc được hầu hết các chữ vuông là chữ Hán ca ngợi vẻ đẹp của châu Thạch Lâm lúc bấy giờ và sự phục hồi của chùa Viên Minh sau khi nhà Lê khôi phục lại đất Cao Bằng.

 
Một trong hai chiếc chuông cổ tại chùa Đà Quận.

 
Hoa văn trang trí độc đáo ở đuôi chuông

 
 









 

 

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành