Số người đang online : 40 QUÁN LINH TIÊN - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

QUÁN LINH TIÊN
post image
QUÁN LINH TIÊN

Đã được xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia theo quyết định số:...

QUÁN LINH TIÊN



 
1. Tên di tích: Quán Linh Tiên
2. Loại công trình:  Chùa
3. Loại di tích:  Di tích Lịch sử  tôn giáo dạng kiến trúc “quán”của đạo  giáo
4. Quyết định:  Đã được xếp hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia theo quyết định số: 34VH/QĐ ngày 9 tháng 1 năm 1990

 
5. Địa chỉ di tích: Xã Đức Thượng - Huyện Hoài Đức - Thành phố Hà Nội
6. Tóm lược thông tin về di tích:

I. Tên gọi:
     Tên chữ “ Linh Tiên Quán”   được xuất hiện đầu tiên cùng với sự ra đời của di tích, tên gọi này được ghi lại trong văn bản cổ nhất là tấm bia thời Mạc “ Tu Tạo Bi Ký”, hiện  nay vẫn còn. Ngày nay nhân dân địa phương gọi là “Quán Linh Tiên” hay “ Chùa Linh Tiên”, tên gọi này ra đời vào cuối thời Lê đầu thời Nguyễn, khi vai trò của đạo giáo ở nước ta dần nhạt, nhiều yếu tố phật giáo có mặt trong kiến trúc đạo giáo.

 
II. Địa điểm phân bố:
          Di tích “Linh Tiên Quán” nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội 20km về phía Tây, theo đường quốc lộ 32 Hà Nội - Sơn Tây qua Diễn, Nhổn, Lai Xá tới thị trấn Trôi (thủ phủ Hoài Đức) quá trôi khoảng 500m rẽ theo đường bê tông dẫn đến làng Cao Xá, dọc theo đường làng về  phía Tây là tới di tích.
III. Một số thông tin về di tích:
         Theo tư liệu thành văn hiện nay còn trong di tích đã khẳng định “ Quán Linh Tiên”  là di tích đạo giáo, điều này được thể hiện qua các pho tượng lớn: Tam Thanh, Thánh Trấn Võ và Huyệt Đan Xa. Đây là những di vật đặc trưng của kiến trúc đạo giáo.
         Theo tấm bia “ Linh Tiên Quán” dựng ngày 12 Tháng 6 năm Hoằng Định thứ 18 (1617) thì Quán Linh Tiên được xây dựng từ thế kỷ 2 khi Lã Nam Đế
(Lữ Gia) đi du hành qua vùng thì gặp bàn cờ lớn và các vị tiên đánh cờ, khi ông đến bái yết, các vị tiên bay về trời. Nhân đó Lữ Gia cho xây dựng “Quán Linh Tiên” để các pháp sư tu luyện. Tới triều Trần “ Quán Linh Tiên” đã được tu sửa mở rộng di tích cùng nhiều ân điển đặc biệt để dân làng phụng sự thần tiên. Do đó “Quán Linh Tiên” trở thành một trung tâm đạo giáo lớn của nước ta. Những năm tiếp theo do đạo giáo ở nước ta  ngày càng suy vi nên các yếu tố phật giáo đã ra nhập mạnh mẽ vào trong “Quán Linh Tiên”.
          Theo tư liệu khảo tả di tích thì di tích “Quán Linh Tiên” tọa lạc trên một khu đất cao rộng rãi trong khu vực cư trú của làng. Hiện nay các bộ phận kiến trúc được xây dựng theo hướng Đông - Bắc, trước đây di tích nằm theo hướng Đông - Nam,kiểu “ Tiền Chuông, Hậu Khách”.
         Từ ngoài vào kiến trúc hiện tại của “Quán Linh Tiên” bao gồm: Tam Quan, khu kiến trúc chính là quán trên, quán dưới (còn gọi là chùa trên, chùa dưới), gác  chuông, nhà tổ, nhà mẫu. Các nếp nhà này được bố trí trên một trục thẳng để tạo bề sâu cho công trình. Phía bên trong là hệ thống những di vật đồ sộ còn tồn tại tới ngày nay, di tích “Quán Linh Tiên” còn bảo lưu số lượng lớn những di vật văn hóa có giá trị. Ngoài giá trị thẩm mỹ do nội dung và ngoại hình quy định, chúng gắn bó chặt chẽ với quá trình thịnh suy của di tích, trên nhiều phương diện chúng còn là những tư liệu quý phản ánh về lịch sử nước nhà.
           Điêu khắc trang trí trong Quán Linh Tiên được thể hiện trên các kiến trúc gỗ, các di vật và nhất là hệ thống tượng tròn
          Tượng tròn gồm 100 pho có niên đại từ thời Lê Trung Hưng đến Nguyễn. 
- Bia đá: 2 trong đó 1 bia có niên hiệu Mạc thế kỷ 16, 1 bia thời Lê Trung Hưng  thế kỷ 17
- 3 cuốn thư, 4 y môn, 2 cửa võng, 8 hoành phi. 12 câu đối
- 1 khánh đồng, 1 chuông đồng lớn thời Tây Sơn
- 1 hương án thế kỷ 17, 1 bộ kiệu thời Lê Trung Hưng
- 1 đôi hạc gỗ thế kỷ 18, một đôi lộc bình thởi thanh
- 4 sấu đá thời Lê
- 1 trống da
         Tất cả các di vật này đều được tạo tác tỉ mỉ, sinh động  qua các hình ảnh hoa lá mây nước và đặc biệt là kiểu trạm Rồng trên bộ Kiệu được làm từ thế kỷ thứ 17, 18
         Đây là những di vật đẹp hiếm thấy trong kiến trúc truyền thống hiện nay
        Về kiến trúc nghệ thuật Quán Linh Tiên mang nhiều giá trị lớn và là một kiến trúc đẹp, đẹp trong kiến trúc tổng thể và đẹp trong từng nếp nhà. Di tích có quy mô kiến trúc bề thế được bố cục chặt chẽ bảo lưu nhiều yếu tố kiến trúc sớm của thời Lê Mạc. Đó là các nếp nhà rộng lòng dựng trên nền cao, mái nhà trải dài trên bộ khung cột lớn, tạo vẻ bề thế vững trãi cho công trình nhưng vẫn đảm bảo sự cân đối nhẹ nhàng đẹp mắt. Mỗi nếp nhà đều có 8 đầu đao thon nhỏ, uốn cong hình bán nguyệt tạo cảm giác bay bổng cho kiến trúc.
        Thêm vào đó các kiến trúc của Quán Linh Tiên được đặt trong một không gian rộng lớn với nhiều cây cổ thụ bao quanh. Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa kiến trúc với cảnh quan đã tạo vẻ đẹp độc đáo của kiên trúc độc đáo Việt Nam.
          Đối với hiện tại Quán Linh Tiên là một di tích quý trong việc tìm hiểu lịch sử, tư tưởng tôn giáo truyền thống ở nước ta. Di tích cũng là phòng trưng bày lớn về nghệ thuật điêu khắc nhất là nghệ thuật tạo tượng tròn của 2 tôn giáo lớn là đạo phật và đạo lão hồi thế kỷ 18, 19
           Được sự quan tâm của chính quyền và nhất là nhân dân xã Đức Thượng - Hoài Đức di tích Quán Linh Tiên hiện nay vẫn giữ được nguyên vẹn với vẻ đẹp khang trang đồ sộ của nó
    Từ những tư liệu quí trên theo quyết định số 34 VH/QĐ ngày 9 tháng 1 năm 1990 bộ trưởng bộ Văn Hóa đã ký quyết định công nhận Quán Linh Tiên Xã Đức Thượng - Huyện Hoài Đức - Thành Phố Hà Nội là di tích lịch sử cấp Quốc Gia cần được bảo tồn


0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành