Số người đang online : 18 ĐÌNH YÊN PHỤ - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

ĐÌNH YÊN PHỤ
post image
ĐÌNH YÊN PHỤ

Được công nhận di tích theo quyết định ngày 27/02/1986

ĐÌNH YÊN PHỤ



 
1. Tên di tích: Đình Yên Phụ
2. Loại công trình:  
3. Loại di tích:
4. Quyết định: Được công nhận di tích theo quyết định ngày 27/02/1986
5. Địa chỉ di tích: phường Yên Phụ - quận Tây Hồ - thành phố Hà Nội
6. Tóm lược thông tin về di tích:
      Yên Phụ (quận Tây Hồ) là một trong những ngôi làng cổ nằm bên Hồ Tây. Đình làng tọa lạc trên một khu đất rộng, cao ráo ở trung tâm làng. Đình làng Yên Phụ có kiến trúc độc đáo, khác với hầu hết các ngôi đình ở Bắc Bộ.
Nét độc đáo của đình Yên Phụ nằm ở chỗ toàn bộ ngôi đình được thiết kế theo lối nhà dọc, quay hướng Bắc tạo nên sự thâm nghiêm, tao nhã. Ngoài cùng sát với ao đình là cổng đình được xây theo kiểu tứ trụ. Qua cổng, là sân đình khá rộng, hai bên hai dãy nhà dải vũ, tiếp đến là đại đình được xây theo kiểu chữ đinh, đình có năm gian đại đình và năm gian hậu cung. Cửa đình mở ở hồi hướng bắc theo kiểu bức bàn.
     Mái đình được lợp bằng ngói mũi hài, các góc uốn cong quay chầu về nóc mái. Chính giữa bờ nóc mái có đắp nổi hình hai con rồng chầu mặt trời, bên cạnh là đôi phượng xòe cánh. Cột đình được làm bằng gỗ lim kê trên các chân tảng đá xanh. Các đầu bẩy được chạm nổi các đề tài rồng mây, tứ linh.
     Các bức cốn cũng được chạm nổi tứ quý, tứ linh, các hình hoa lá, mây cách điệu… Nghệ thuật chạm khắc gỗ khá tinh xảo, đường nét sâu đậm, sống động, mang phong cách nghệ thuật thế kỷ XVII-XVIII.
     Một bên đình xưa là nền và bệ của văn chỉ thờ Đức Thánh hiền và một bên có dựng bia công đức (lập từ thời Tự Đức). Đình có hai giáp: giáp đông và giáp nam. Trong đình còn lưu chiếc kiệu sơn son thiếp vàng lộng lẫy cổ kính và một chuông đồng đúc thời Thiệu Trị (1842) nhân dịp đình được đổi tên là đình Yên Phụ. Tại đây hiện còn lưu giữ được 78 đạo sắc, cổ nhất là sắc thời Lê Vĩnh Tộ (1619). Đặc biệt có tấm bia khắc thời Lê Gia Tông (1672- 1675) ghi rõ đình thờ thành hoàng là Uy Linh Lang và hai em (Vương Đôi, Vương Ba), con hoàng hậu Minh Đức đời Trần. Bia còn ghi lại sự kiện: hồ Ao Vả (xưa có đẻo nhỏ ở giữa xum xuê các cây vả) từng bị bọn quan lại lấn chiếm, dân 3 lần kiện lên với Vua và Vua đã buộc bọn quyền thần cậy thế phải trả lại ao cho làng.
     Do đình nằm dọc nên cũng thờ dọc. Chính giữa hậu cung có khán thờ bằng gỗ sơn son thếp vàng. Trong đó đặt ba bộ long ngai, bài vị, mũ áo của ba vị thành hoàng. Phía trước đặt các đồ thờ tự. Nổi lên trên các hàng cột đình ở phía trước là những bức hoành phi, câu đối ca ngợi đức hạnh của thành hoàng và phong cảnh tuyệt mỹ của đình.
     Cụ Từ trông đình cho biết: Thành hoàng được thờ ở đình Yên Phụ là ba anh em: Uy Linh Lang, Vương Duy và Vương Ba. Uy Linh Lang là con trai của hoàng hậu Minh Đức, dưới thời Trần Thánh Tông. Năm tuổi 18, ham mê đạo Phật, xin phép vua cha cho xuất gia nhưng không được chấp thuận, chàng bèn giả làm dân thường, trốn đi tìm thầy học đạo.
     Khi quân Mông Nguyên xâm lược nước ta, chàng đã chiêu mộ binh sĩ chống lại quân xâm lược. Đội quân của chàng tự xưng là “Thiên tử quân”, tiến đánh quân Nguyên Mông ở Bàn Than, Vạn Kiếp, Mạn Trù, Đông Kết… lập được nhiều chiến công. Khi bình công, xét thưởng, Uy Linh Lang được vua phong Đại Vương.
    Hiện nay có tới 72 nơi xa gần thờ hoàng tử Linh Lang. Tất cả đều mở hội vào ngày 10 tháng Hai. Cuốn Lễ hội Thăng Long của Lê Trung Vũ cho biết về lễ hội ở đình Yên Phụ: Chính lễ ngày 10 tháng Hai có lễ bò thui, mỗi giáp một con. Cuộc tế rất trọng thể. Sau đó, rước từ cung An Thọ vào đình rồi lại hoàn cung. Nghi thức oai nghiêm: cờ, bát bửu, long đình, bát âm tài tử, kiệu bát cống rước mẫu, đội tứ linh múa cầu phúc.
     Đình Yên Phụ không chỉ là một công trình nghệ thuật có kiến trúc độc đáo của thủ đô mà còn là nơi giáo dục truyền thống và tình thần yêu nước. Kiến trúc sư, nguyên phó chủ tịch hội đồng bộ trưởng Huỳnh Tấn Phát có viết: “….đình Yên Phụ, một di tích quý báu của đất nước, niềm tự hào của dân tộc về truyền thống yêu nước của nhân dân Việt Nam anh hùng. Mong rằng đình Yên Phụ được khôi phục tốt, làm nơi tưởng nhớ các vị anh hùng dân tộc, đồng thời là trung tâm giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ”.    

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành