Số người đang online : 17 ĐÌNH THẠCH LỖI - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

ĐÌNH THẠCH LỖI
post image
ĐÌNH THẠCH LỖI

Được công nhận di tích theo quyết định số 77/2006/ QĐ-BVHTT ngày 28...


ĐÌNH THẠCH LỖI



 
1. Tên di tích: Đình Thạch Lỗi
2. Loại công trình:  
3. Loại di tích:
4. Quyết định: Được công nhận di tích theo quyết định số 77/2006/ QĐ-BVHTT ngày 28 tháng 9  năm 2006


5. Địa chỉ di tích: Thôn Thạch Lỗi - xã Thanh Xuân - huyện  Sóc Sơn - Hà Nội.
6. Tóm lược thông tin về di tích:
        Ngôi Đình thôn Thạch Lỗi nằm trong tam tổng cúng lễ về đền Thánh Gióng (đền Thanh Nhàn) thờ Phù Đổng Thiên Vương. Theo truyền thuyết lịch sử và cuốn thần tích do đông các đại học sĩ (Nguyễn Bích Phụng) soạn thảo chính niên hiệu Hồng Phúc năm đầu (1572) và các bộ ghi lưu truyền theo cũ vào những năm Vĩnh Hựu thứ 6 (1740). Di tích đình làng Thach Lỗi thờ Thành Hoàng Làng (Thánh Tam Giang) là những vị thần tướng giúp nước thời Lý Bí và Triệu Quang Phục vào đầu thế kỷ XVI.
        Lai lịch của các vị thần tướng được lưu truyền lại như sau: Ở Bắc Ninh, huyện Võ Giàng, xã Vân Mẫu, có người con gái mang họ Phùng, tên hiệu Từ Nhan, đức hạnh, hiền hoà, nhan sắc xinh đẹp. Năm 18 tuổi, đêm ngày 15 tháng 11 Canh thìn (500) mộng chiêm bao đi tắm sông Lục Cầu, giật mình thấy vị thần Long bao bọc quanh mình. Từ đó mang thai tới 14 tháng, cho tới ngày 5 tháng giêng năm Nhâm Ngọ (503) người đi lễ chùa trở về sinh ra một bọc có 4 người con trai và 1 người con gái. Người nuôi dưỡng và đặt tên cho các con là Trương Hống, Trương Hát, Trương Lừng, Trương Lẫy, người con gái tên là Đạm Nương. Tới năm 18 tuổi cả 5 anh em  đều tài trí thông minh hơn người nên học thuộc nhiều sách binh thư yếu lược, giỏi võ nghệ.Trong đó có Trương Hống, Trương Hát là có tiếng tăm và sử sách lưu truyền để lại cho đời sau.
        Sinh ra và lớn lên trong bối cảnh bị chế độ phong kiến phương Bắc đô hộ hàng trăm năm, lịch sử đã ghi nhiều cuộc đấu tranh giành lại độc lập dân tộc và các phong trào yêu nước của những người dân mất nước đã hun đúc ý chí diệt thù. Anh em họ Trương tập trung mọi tầng lớp từ dân nghèo tới trí sỹ đánh giặc ngoại xâm cứu nước qua các cuộc kháng chiến từ  năm 542 đến năm 557 dành nhiều thắng lợi.
        Trải qua các vương triều vua chúa, khi biết tới tài trí văn võ song toàn của anh em họ Trương. Vua Lý Phất Tử triệu anh em họ Trương ra làm quan. Nhưng anh em họ Trương kiên quyết từ chối, giữ vững chữ trung với câu nói nổi tiếng “tôi không phò hai Chúa”. Anh em Trương Hống, Trương Hát để tránh tàn hại sinh linh, giữ vững khí tiết anh hùng sau khi bái vong tổ tiên anh em họ Trương cùng gia đình đi thuyền trôi theo hai luồng trên sông Nguyệt Đức rồi trọc cho nước vào thuyền tự vẫn, ngày đó vào 10 tháng 4 năm Tân Mão (571), nhiều ngôi Đình ven sông đồng bằng Bắc Bộ thờ các vị Thượng Đẳng Phi Thần đã có rất nhiều công giúp dân, giúp nước, được lưu truyền lại cho thế hệ sau. Riêng huyện Sóc Sơn đã có hàng trục ngôi đình cổ kỉnh mọc ven sông Cà Lồ để thờ anh em họ Trương làm Thành Hoàng Làng của làng mình để tôn vinh Đức Thánh Tam Giang trong đó có đình làng thôn Thạch Lỗi ngày nay.
        Các đời vua sau đều phong mỹ tự đồng thời sắc chỉ cho thôn Thạch Lỗi sửa sang thờ tự, đặt lễ cúng tế thật long trọng. Việc tôn vinh các vị Thánh Tam Giang được nhân dân ca ngợi qua các câu đối trong cung đình làng như:
Trung triêu hiển danh lưu quốc sử
Phù lê chính khí tráng sơn hà.
                                                  Dịch nghĩa là:
Trung nhà Triệu lưu danh vào sử sách
Phù nhà Lê khí phách ngay thẳng với sơn hà.
        Hay là: Khức tổng binh lương phương thanh trưởng nhật nguyệt cứu dân phù triệu tiết liệt bạch sơn hà. (Dịch nghĩa: Đuổi nhà Tống giữ nhà Lương tiếng thơm đến tận mặt trăng, mặt trời. Cứu dân phù vua Triệu quan tâm giải phóng núi sông.)
         Những năm trước đây lễ hội được tổ chức trong 3 ngày từ mùng 10 đến 13 tháng 08 trong đó có tiệc tế ông Ỷ (6 ông Ỷ) được 3 giáp nuôi trong 1 năm. Cứ 1 ngày lễ hội đem 2 ông Ỷ ra tế thánh. Sau đó chia thành 72 miếng (không kể đầu đuôi) phân chia cho từng giáp về làm liên hoan bày tiệc trong giáp mình. Việc ăn uống kéo dài trong 3 ngày Lễ hội đã gây nhiều tốn kém không nhỏ cho dân làng.
         Từ sau những năm 1945 Lễ hội đình làng được cải tiến tổ chức trong một ngày rất trang trọng và đông vui.
         Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ đình làng Thạch Lỗi còn là nơi ghi dấu một sự kiện cách mạng 1936-1939 ,đình có các lớp học (Sơ học yếu lược).
         Trong cách mạng tháng 8 đình làng là nơi tổ chức các cuộc mít tinh, hội họp, trào mừng chính quyền mới và uỷ ban kháng chiến.
Cuối năm 1946, đình Thạch Lỗi còn là nơi nuôi, giấu cán bộ cách mạng và gây dựng phong trào cách mạng ở địa phương.
Với ý nghĩa to lớn đó, đình làng vừa là nơi thờ phụng các vị Tháng Tam Giang, vừa là một công trình văn hoá cổ của cộng đồng dân cư đã được các triều đại sắc phong. Trải qua bao nhiêu năm thăng trầm của các thời kỳ chiến tranh, thôn làng tôn tạo thêm vẻ đẹp trang nghiêm của ngôi đình cổ kính. Năm 2006 đình làng Thạch Lỗi đã được nhà nước xếp hạng và công nhận là di tích lịch sử quốc gia. Hàng năm cứ đến ngày mùng 1 tháng 2 là dân làng Thạch Lỗi tổ chức Lễ hội , đây là dịp để dân làng báo cáo lên các vị Thánh những kết quả đạt được trong năm qua và cầu mong mưa thuận gió hoà, dân làng sống đoàn kết, văn minh và ngày một phát triển.    




0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành