Số người đang online : 17 ĐÌNH, CHÙA MAI PHÚC - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

ĐÌNH, CHÙA MAI PHÚC
post image
ĐÌNH, CHÙA MAI PHÚC

Được công nhận di tích theo quyết định số 97 VHQĐ ngày 21 tháng 01...

ĐÌNH, CHÙA MAI PHÚC


Đình Mai Phúc     


1. Tên di tích: Đình, chùa Mai Phúc
2. Loại công trình: Công trình văn hóa 
3. Loại di tích: Di tích lịch sử - văn hóa
4. Quyết định: Được công nhận di tích theo quyết định số 97 VHQĐ ngày 21 tháng 01 năm 1992


 
5. Địa chỉ di tích: Phường Phúc Đồng - Quận Long Biên - TP. Hà Nội
6. Tóm lược thông tin về di tích:
    Chùa Mai Phúc


 
       Chùa Mai Phúc còn có tên chữ “Minh Tông tự”, nghĩa là chùa Minh Tông, nằm cách trung tâm thành phố 10km về phía đông - bắc xã Gia Thụy, nay là phường Phúc Đồng, quận Long Biên, thành phố Hà Nội.
Chùa Mai Phúc được tọa lạc trên vùng đất cổ, gọi là Mai Động trang, đời Hồng Đức (Lê Anh Tông) được cải tên là Mai Phúc. Đến năm 2003, Mai Phúc chính thức thuộc phường Phúc Đồng, quận Long Biên, nội thành Hà Nội.
Chùa Mai Phúc tọa lạc trong một khu đất rộng, thoáng đãng có ao trước cổng nằm trước sân chùa, có những cây cổ thụ bao bọc xung quanh. Căn cứ vào tấm bia “Minh Tông tự bi ký” niên hiệu Vĩnh Trị thứ 4 (1679) có thể đoán chùa Mai Phúc được dựng vào thế kỷ XVII. Do nhiều biến động của lịch sử, nên ngôi chùa không còn như xưa. Diện mạo kiến trúc hiện này của chùa có niên đạo vào khoảng thế kỉ XIX, nhiều hạng mục trùng tu vào thế kỷ XX. 
       Hiện nay chùa còn lưu giữ quả chuông “Minh Tông tự chung” treo phía bên phải chùa có niên hiệu Thiệu Trị nguyên niên (1841). Đây là một di vật quý giá để lại cho chúng ta đến ngày nay và con cháu mai sau. Chùa Mai Phúc cũng như bao ngôi chùa khác ở làng xã Việt Nam, từ ngoài vào có các hạng mục, bao gồm: tam quan, khu chùa chính, nhà Tổ, Nhà Mẫu, nhà Tăng, nhà khách, nhà bếp và vườn Tháp….được xây nối tiếp thành một quần thể kiến trúc hài hòa. Chùa chính hướng Tây Nam, kiểu chữ Đinh, gồm tiền đường, thiêu hương và thượng điện. Tiền đường gồm năm gian hai dĩ hẹp, có hiên phía trước, đầu hồi bít đốc tay ngai. Hồi trái có trổ cửa ra ngoài thành một am thờ mái vòm cuốn làm chỗ để bia và thờ hậu. Hai bên gian sát 2 hồi xây bệ gạch cao làm ban thờ Đức Ông và Thánh tăng.
      Thiêu hương 4 gian 2 dĩ với 5 bộ vì, cột được xây các bệ từng lớp giật cấp thành toà Tam bảo. Chùa có trang trí chạm nổi trên các cấu kiện gỗ và một số hình đắp vôi mật. Ở tiền đường trên, các cốn chạm nổi một số hình văn triện đan xen cúc dây. Các cốn ở hai vì giữa, các kẻ hiên đều chạm trổ như kiếm, long, ly, quy, phượng và hoa sen, cá chép, cúc dây... Trước chùa là đường làng, ngoài nữa là năm ngọn tháp đặt hài cốt các vị sư trụ trì đã viên tịch... Trước hết, ta phải qua cổng chùa tới điện Mẫu, nhà Tổ rồi mới đến chùa chính. Các pho tượng Tam bảo không còn nhiều vì đã qua chiến tranh, hiện chỉ còn nhóm tượng Đức Ông, Thánh tăng ở hai bên tiền đường, nhóm tượng Cửu Long và Thích Ca sơ sinh, toà cửu long đúc bằng đồng mang phong cách nghệ thuật của thế kỉ XIX. Nhóm tượng Ngọc hoàng và Mục Liên Địa tạng có niên đại thế kỉ XVIII. Tiếp đến là tượng Thế tôn, A Nan, Ca Diếp, A Di Đà, Quán Âm toạ sơn cùng Kim Đồng, Ngọc Nữ.
      Chùa Mai Phúc còn là cơ sở quân báo của bộ đội ta trong kháng chiến chống Pháp để theo dõi hoạt động của địch ở sân bay Gia Lâm từ năm 1947 - 1951. Chùa đã được công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hoá năm 1992.
 Đình Mai Phúc
      Hiện nay ở Mai Phúc có 2 ngôi đình thờ. Một ngôi đình hiện nằm ở tổ dân phố số 5 và một đình nằm trong trường THCS Phúc Đồng. Đình Mai Phúc được xây dựng trên nền của ngôi đền trong sự tích từ thời Đinh Tiên Hoàng. Đình hiện còn giữ được 28 sắc phong qua các triều đại. Sắc phong có niên dại sớm nhất vào đời Dương Đức thứ 3 (1674) và đặc biệt còn lưu giữ được một đôi chân đèn thời mạc có niên hiệu Diệu thành thứ 7 (1583) do người xã Bát Tràng cung tiến. Từ những cứ liệu trên cho thấy ngôi đình được dựng ít nhất vào thế kỉ XVI.
Theo dấu tích còn lại và Thần tích đã nói thì ở Mai Phúc có một quần thể di tích gồm Đình Trong, Đình Ngoài, Từ Vũ và Nghè Hoa để tưởng nhớ Đại vương và Công chúa cùng song thân hai vị. Đình Ngoài, Từ Vũ, Nghè Hoa đã bị thời gian làm hư hỏng, chỉ còn Đình Trong, tức đình Mai Phúc, đã được tu sửa nhiều lần và tôn tạo cho đến ngày nay. Đình được làm theo kiểu chữ Nhị, ngoảnh mặt hướng Đông Nam. Đại đình có năm gian đầu hồi bít. Chữ trên hai chân đèn còn ghi rõ ngày cúng vào đền, như vậy khả năng thời kì làm còn có ở ngoài, sau này đền mới được chuyển vào đình. Hai chân đèn làm bằng gốm hoa lam, trên nền lam nhạt là hình độc long cuốn màu vàng nhạt. Các cụm mây nổi 3 chẽ, đặc trưng gốm thời Lê của Bát Tràng.
      Đặc biệt, đình còn có quyển thần tích bằng 12 lá đồng thau nặng 5,7kg, khắc năm 1920, theo nội dung viết ở năm Đinh Tị niên hiệu Vĩnh Hựu 3 (1737). Ngoài ra, còn có 1 bộ chén thờ bằng bạc, một số lư hương, bình rượu, giá bát bửu... mang dấu ấn nghệ thuật thế kỉ XIX.
Đình đã được công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hoá năm 1992.   
     


Chùa Mai Phúc

 

Đình Mai Phúc

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành