Số người đang online : 47 Mai Xá - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

Mai Xá
post image
Mai Xá

Làng Mai Xá (xã Gio Mai, Gio Linh, Quảng Trị) không...

Làng Mai Xá (xã Gio Mai, Gio Linh, Quảng Trị) không chỉ đi vào lịch sử với huyền thoại “Bà mẹ Gio Linh" nuôi con đánh giặc mà còn nổi tiếng với những cảnh đẹp của một làng quê Việt Nam.

Đình làng Mai Xá Chánh nằm trong tổng thể các di tích lịch sử - văn hóa của làng Mai Xá gồm đình làng, chợ, bến đò, khe lạch và rừng cây nguyên sinh, tạo nên một bức tranh phong cảnh hữu tình làm say đắm lòng người du khách thưởng ngoạn.

 

Ngôi đình được xây dựng theo lối kiến trúc cổ, kiểu nhà rường Trung Bộ, các cấu kiện cột kèo, xuyên, trếng, đòn tay đều được làm bằng gỗ mít có chạm trổ hoa văn, hình lưỡng long chầu nguyệt, chim phượng… được trang trí bằng nghệ thuật đắp vữa và ghép mảnh sành sứ tinh xảo với tổng kinh phí xây dựng lên tới 3 tỷ đồng do chính con em của làng tự nguyện đóng góp.

Mai Xá là một làng quê nằm ven con sông Hiếu. Cuộc sống của người dân nơi đây đã gắn bó với nghề cào chắt chắt từ bao đời nay nên được gọi là nghề truyền thống của làng. Để tỏ lòng biết ơn người đã cho họ một nghề làm ăn, một sức khỏe tốt và cả những điều may mắn trên sông nước, hàng năm, những hộ làm nghề cào thường tổ chức lễ cũng tổ nghề linh đình.

Đã làm nghề cào chắt chắt, thì ai ai cũng phải nhớ nằm lòng câu: “Rằm tháng hai cầu rạy, rằm tháng bảy cầu an”. Trong ngày cúng lễ cầu rạy, tất cả những anh em làm nghề không ai được phép đi cào. Thay vào đó, họ đi đến thượng nguồn sông Hiếu, đầu đội một rổ chắt chắt con mới rạy (mới sinh) được chuẩn bị từ ngày hôm trước, vừa đi về hướng làng mình vừa bốc những con chắt chắt trên rổ rải xuống lòng sông như kiểu gieo lúa giống xuống đồng vậy. Họ tin rằng nhờ có việc làm này mà con chắt chắt sinh sản ở gần quê họ nhiều hơn, nhanh hơn, đủ cho họ cào quanh năm. Suốt 30 ngày trong tháng, suốt 12 tháng trong năm (chỉ trừ những ngày mưa bão lớn), người Mai Xá có thể “hái” ra tiền bằng nghề cào chắt chắt. Mới sáng sớm chèo đò đi cào, đến xế chiều họ đã có một đò đầy ắp chắt chắt chở về làng.

Chắt chắt thuộc họ trìa, hến nhưng chúng có kích thước nhỏ hơn, con to nhất chỉ bằng hạt bắp. Loài sinh vật nước lợ này giàu chất đạm nên rất bổ dưỡng. Chắt chắt rất tốt cho sức khỏe vì chúng không hề bị nhiễm thuốc trừ sâu như một số loại thực phẩm khác. Nước nấu chắt chắt dùng làm món canh ngon, ngọt. Mặt (thịt) chắt chắt xào lên, dọn ra dĩa rồi lấy bánh tráng “xúc” ăn là món khoái khẩu của nhiều người. Những ai đã từng ăn chắt chắt do chính người Mai Xá chế biến thì chắc chắn sẽ không quên hương vị ngọt ngào của món ăn dân dã rẻ tiền này.

Còn đối với người Mai Xá sống xa quê, một trong những điều làm họ luôn nhớ về quê hương là thèm ăn chắt chắt. Nhiều người nói rằng, hồi còn ở quê, một ngày ăn ba bữa canh chắt chắt nấu với rau muống mà cũng không biết ngán. Khi đi xa, họ thường mang theo một bao chắt chắt để làm quà quê hương biếu cho những người mà họ thương yêu nhất.

Mai Xá là một làng quê nghèo của tỉnh Quảng Trị, hàng năm phải gánh chịu những hậu quả nặng nề của thiên tai, nhưng đổi lại, thiên nhiên ban tặng cho vùng đất này một phong cảnh tuyệt đẹp của một làng quê yên bình.

Một trong những phong cảnh đẹp khác của làng Mai Xá có thể kể đến đầm Hà Côộc (gọi theo tiếng địa phương) – nơi được cho “đất lành chim đậu”. Đây chính là khu rừng nguyên sinh còn sót lại của làng, quy tụ nhiều loài chim sinh sống mà trong đó nhiều nhất là cò.


Để tránh bị kẻ xấu rình bắt làm thịt, Chi bộ Đảng và nhân dân làng Mai Xá đã xây dựng hẳn một bộ "luật" để bảo vệ đàn cò.

Nhờ có phong cảnh đẹp lại nằm trên trục đường xuyên Á dẫn xuống biển Cửa Việt, đầm Hà Côộc luôn thu hút nhiều du khách đi qua con đường này dừng lại chụp hình để ghi lại những khoảnh khắc tuyệt đẹp của một làng quê khi hoàng hôn buông xuống.

Làng quê Mai Xá sẽ mãi mãi ăn sâu vào ký ức của người Mai Xá, nhất là những người con đang sống xa quê hương. Làng Mai Xá là nơi lý tưởng để phát triển du lịch cộng đồng – một loại hình du lịch mới mẻ đang “hút” khách, nhưng đáng tiếc, tiềm năng hiếm có này vẫn đang còn bị bỏ ngõ!.

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành