Số người đang online : 15 ĐÌNH TÂN HƯNG - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

ĐÌNH TÂN HƯNG
post image
ĐÌNH TÂN HƯNG

ĐÌNH TÂN HƯNG

1.    Tên di tích: Đình Tân Hưng
2.    Loại công trình:  Đình
3.    Loại di tích: DI tích lịch sử cách mạng
4.    Quyết định: Được công nhận di tích theo quyết định số 983 -VH/QĐ ngày 25 tháng9 năm 1992
5.    Địa chỉ di tích: Ấp Tân Hưng, xã Lý Văn Lâm, Tp Cà Mau
6.    Tóm lược thông tin về di tích
Tọa lạc tại ấp Tân Hưng, xã Lý Văn Lâm, Tp. Cà Mau, tỉnh Cà Mau, Đình Tân Hưng do nhân dân địa phương xây dựng. Được vua Tự Đức sắc phong Thần Thành Hoàng Bổn Cảnh năm 1952 (Tự Đức ngũ niên). Hằng năm nhân dân trong vùng tổ chức cúng đình để cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa. Chính nơi đây, đã diễn ra những sự kiện lịch sử quan trọng trong kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược.
Ngày 01/05/1930, chào mừng ngày Quốc tế lao động, một nhóm thanh niên yêu nước gồm: Lương Thế Trân, Nguyễn Ngọc Hưng, Nguyễn Đức Cao đã mang một lá cờ đỏ búa liềm và câu khẩu hiệu “Diệt trừ Pháp tặc” treo trên ngọn cây dương trước Đình.
Sự kiện cờ Đảng xuất hiện tại đình Tân Hưng có ý nghĩa vô cùng to lớn. Là tín hiệu mở đầu phong trào cách mạng do Đảng cộng sản lãnh đạo. Lần đầu tiên nhân dân Cà Mau được nhìn thấy cờ Đảng công khai xuất hiện, từ đó càng tin tưởng hơn vào sự nghiệp đấu tranh, chống đế quốc phong kiến giành lại độc lập tự do, dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, ngày 30/08/1945 chính quyền cách mạng quận Cà Mau ra đời để lãnh đạo nhân dân bảo vệ nền độc lập vừa giành được. Đây là một sự kiện trọng đại, tại buổi mít tinh ra mắt chính quyền, trước hơn 2 vạn đồng bào tại sân vận động Bạch Đằng, đồng chí Phạm Ngọc Cự thay mặt chính quyền tuyên bố “Xóa bỏ chế độ thực dân phong kiến, thiết lập chính thể Cộng hòa dân chủ nhân dân”.
Ngày 02/05/1946, nhằm bảo toàn lực lượng trước yêu cầu nhiệm vụ mới, Bộ chỉ huy quân khu 9 quyết định triển khai lực lượng về các địa phương phát triển chiến tranh du kích, tiếp tục cuộc trường kỳ kháng chiến trên địa bàn rộng lớn toàn tỉnh.
Tuy tồn tại trong một thời gian ngắn nhưng Mặt trận Tân Hưng đã hoàn thành xuất sắc vai trò cầm chân địch tại thị trấn Cà Mau để xây dựng và củng cố lực lượng kháng chiến ở vùng nông thôn, gây cho địch những tổn thất to lớn. Thắng lợi của Mặt trận Tân Hưng chứng minh sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, là chiến thắng của sức mạnh đoàn kết toàn dân, vận dụng sáng tạo đường lối chiến tranh nhân dân, Mặt trận Tân Hưng đã giúp Đảng ta đúc kết nhiều kinh nghiệm quý báu trong lãnh đạo, chỉ đạo toàn dân kháng chiến, góp phần cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi. Chiến thắng Tân Hưng là niềm tự hào của nhân dân Cà Mau, tạo khí thế mới cho phong trào kháng chiến chống Pháp trong toàn dân, nhất là nhân dân Cà Mau trong những ngày đầu chống Pháp.
Mặt trận Tân Hưng được Nhà nước công nhận Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, ngày 25/9/1992./.


 

 

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành