Số người đang online : 14 BẾN VÀM LŨNG - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

BẾN VÀM LŨNG
post image
BẾN VÀM LŨNG

BẾN VÀM LŨNG

1.    Tên di tích: Bến Vàm Lũng
2.    Loại công trình:  Khu lưu niệm
3.    Loại di tích: Di tích lịch sử cách mạng
4.    Quyết định: Được công nhận di tích theo quyết định số 3996/QĐ-BVHTTDL  ngày 10 tháng11 năm 2010

 
5.    Địa chỉ di tích: Ấp Kiến Vàng, thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển, Cà Mau
6.    Tóm lược thông tin về di tích   
Bến Vàm Lũng, thuộc địa phận ấp Dinh Hạng, xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, bến nằm theo Rạch Chùm Gọng cách UBND xã Tân Ân 5km theo hướng đi về trung tâm huyện Ngọc Hiển.
Đến di tích bằng đường sông: Từ UBND xã Tân Ân đi theo sông Rạch Gốc 3km rẽ phải vào vàm Dinh Hạng, đi thêm 1km đến Rạch Chùm Gọng, từ Rạch Chùm Gọng đi khoảng 1km đến di tích.
Tháng 6 năm 1954, Mỹ đưa Ngô Đình Diệm về lập nên chính phủ bù nhìn ở miền Nam, phái đoàn quân sự Mỹ (S.M.M) được thành lập ở sài gòn, đồng thời Mỹ tăng cường viện trợ kinh tế và quân sự “khẩn cấp” cho chính quyền Ngô Đình Diệm. Từ đây bắt đầu một thời kỳ mới của lịch sử Việt Nam: thời kỳ chống Mỹ cứu nước.
Trước tình hình đó ngày 13/01/1959, BCH TW Đảng khoá II họp Hội nghị lần thứ XV mở rộng để xác định đường lối cách mạng miền Nam: Hội nghị xác định: Giải phóng miền Nam là nhiệm vụ chung cho cả nước. Hội nghị đề ra phương hướng cơ bản của cách mạng miền Nam là : “khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân, theo tình hình cụ thể và yêu cầu hiện nay của cách mạng thì con đường đó là lấy sức mạnh của quần chúng dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang để đánh đổ quyền thống trị của Đế quốc và phong kiến, dựng lên chính quyền cách mạng của nhân dân”. Đây là một Nghị quyết lịch sử, đáp ứng được nguyện vọng bức thiết của cán bộ, đảng viên và đông đảo quần chúng nhân dân, tạo nên sự chuyển biến căn bản của phong trào cách mạng ở miền Nam, trên cơ sở đó, Bộ chính trị nêu rõ nhiệm vụ trước mắt của quân và dân miền Nam là : “Đẩy mạnh đấu tranh chính trị, quân sự, giành và giữ vững thế chủ động, đẩy địch vào thế bị động hơn nữa, tích cực xây dựng lực lượng về mọi mặt… tiến lên xây dựng một lực lượng vũ trang lớn mạnh cùng với toàn dân đánh bại quân thù”.
Thực hiện chủ trương của Bộ chính trị, quân uỷ TW phân công Trung tướng Trần Văn Trà, Tổng tham mưu phó trực tiếp phụ trách việc mở tuyến vận tải Bắc – Nam trên biển, trong đó xúc tiến việc thành lập đoàn vận tải thuỷ tiếp tế vũ khí bằng đường biển từ miền Bắc vào miền Nam. Ngày 23/10/1961 Bộ Quốc Phòng ra quyết định số 97/QP do Trung tướng Hoàng Văn Thái, Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng ký thành lập đoàn 759, sau đổi lại là đoàn 125 – đoàn vận tải quân sự đường biển đặt dưới sự chỉ đạo của Bộ Quốc Phòng.
Chấp hành Chỉ thị của Trung ương, Tỉnh uỷ Cà Mau tổ chức tàu thuyền ra Bắc báo cáo tình hình và chở vũ khí về. Ngày 11/10/1962 chuyến tàu đầu tiên mang phiên hiệu “Phương Đông I” chở 30 tấn vũ khí rời bến Đồ Sơn (Hải Phòng) mở đường vào Nam, ngày 16/10/1962 tàu cập bến Vàm Lũng (Cà Mau) an toàn sau đó đưa về Rạch Chùm Gọng để lên hàng. Đây là chuyến tàu “của đoàn tàu không số” khai thông tuyến vận tải chiến lược trên biển và bến Vàm Lũng (Cà Mau) đã đi vào lịch sử là bến đầu tiên đón nhận con tàu đầu tiên của con đường huyền thoại “Đường Hồ Chí Minh trên biển”.
Tin vui thắng lợi của chuyến chở vũ khí đầu tiên bằng đường biển vào bến Vàm Lũng (Cà Mau) được báo cáo lên Chủ Tịch Hồ Chí Minh, Bộ chính trị và quân uỷ TW, Bác Hồ trực tiếp gởi điện biểu dương những cán bộ, chiến sĩ, công nhân đã góp công sức để lập nên chiến công xuất sắc. Việc đưa vũ khí vào vùng đất tận cùng Tổ quốc có ý nghĩa đặc biệt, góp phần củng cố niềm tin, quyết tâm cho đ/c, đồng bào đang chiến đấu củng cố niềm tin vào Đảng, Bác Hồ, vào hậu phương lớn miền Bắc vào thắng lợi của cách mạng miền Nam.
Trên con đường Hồ Chí Minh trên biển mặc dù gặp muôn vàng khó khăn nguy hiểm, hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ cùng Hải quân, nhân dân vẫn kiên quyết ra đi và đã lập được nhiều chiến công, nêu cao những tấm gương mẫu mực về chủ nghĩa anh hùng cách mạng, đức hy sinh, sự tài giỏi, mưu trí sáng tạo chiến đấu trên vùng biển của Tổ quốc, luôn đương đầu với địch, giật lộn với sóng to gió lớn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong những tình huống phức tạp, khó khăn nhất, vững vàng nhất để đưa  tàu và vũ khí tới bến bãi an toàn.
Bến tiếp nhận vũ khí, một trong những khâu của “Đường Hồ Chí Minh trên biển”, là một minh chứng chứng minh rằng: Thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước chính là do Đảng Cộng sản Việt Nam có một đường lối, một chiến lược cách mạng đúng đắn trong từng thời điểm có những sách lược phù hợp.
Có thể khẳng định rằng, một trong những chiến công to lớn của Đảng bộ, quân và dân tỉnh Cà Mau giành được trong cuộc kháng chiến chống Đế quốc Mỹ xâm lược và bè lũ tay sai bán nước là việc thực hiện xuất sắc chủ trương của TW, của khu uỷ Tây Nam bộ về vận chuyển và tiếp nhận, bảo đảm an toàn tuyệt đối một khối lượng lớn vũ khí, đạn dược từ hậu phương miền Bắc chi viện cho chiến trường miền Nam.
 



0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành