Số người đang online : 15 CHÙA PHẬT TỔ (QUAN ÂM CỔ TỰ) - Danh thắng - danh nhân, văn hóa - ẩm thực Việt Nam

Content on this page requires a newer version of Adobe Flash Player.

Get Adobe Flash player

CHÙA PHẬT TỔ (QUAN ÂM CỔ TỰ)
post image
CHÙA PHẬT TỔ (QUAN ÂM CỔ TỰ)

Được công nhận di tích theo quyết định số 30/2000/QĐ-BVHTT  ngày 24...

CHÙA PHẬT TỔ (QUAN ÂM CỔ TỰ)   


1.    Tên di tích: Chùa Phật tổ
2.    Loại công trình:  Chùa
3.    Loại di tích: Kiến trúc nghệ thuật quốc gia
4.    Quyết định: Được công nhận di tích theo quyết định số 30/2000/QĐ-BVHTT  ngày 24 tháng 11 năm 2000

 
 
5.    Địa chỉ di tích: khóm 2, phường 4, Tp. Cà Mau, tỉnh Cà Mau
6.    Tóm lược thông tin về di tích
    Trong hành trình mở cõi của dân tộc Việt, đứng trước những vùng đất mới- chốn rừng thiêng nước độc đôi lúc con người cảm thấy nhỏ bé và rồi họ tự tìm cho mình một chốn để gởi gắm niềm tin cho dù đó là niềm tin rất mơ hồ, rất vu vơ và cứ thế cõi tâm linh của mỗi một con người lại tìm một nơi để nương náu… Cách đây hơn 160 năm tại vùng đất Cà Mau, nay là Khóm 3, Phường 4, thành phố Cà Mau, một chốn để cho tâm linh những người mở đất nương náu được ra đời, đó là Sắc Tứ Quan Âm Cổ Tự, tên mà người dân địa phương thường gọi là chùa Phật Tổ.
    Chùa Phật Tổ do thầy lang Tô Quang Xuân, pháp danh là Trí Tâm dựng lên để xem mạch hốt thuốc, trị bệnh cho dân cư trong vùng và tu hành truyền bá những điều tốt lành. Tương truyền ông có đạo hạnh hơn người, ông cảm hóa được cả thú dữ. Ông dùng phật pháp để cảm hóa người ác hướng thiện và dùng y đức làm thuốc trị bệnh cứu nhân. Nhân dân trong vùng xem ông là vị hòa thượng đầu tiên của chùa, là tổ Khai Sơn, sau khi viên tịch nhập tháp, dân trong vùng tôn kính ông nên gọi ngôi chùa ông trụ trì là chùa Phật Tổ và xem ông như Phật Tổ. Năm 1842 năm Thiệu Trị thứ II, Hiến Tổ Chương Hoàng Đế, triều Nguyễn đã xuống chiếu sắc phong cho ngôi chùa của ông sáng lập với tên gọi là "Sắc Tứ Quan Âm Cổ Tự". Hiện nay nhiều hiện vật như tượng, hoành phi, câu đối và nhiều đồ thờ phụng khác như những di vật văn hóa Phật giáo của thời kỳ khẩn hoang. Đó là những hiện vật có giá trị về mặt lịch sử và mỹ thuật độc đáo còn được gìn giữ đến ngày nay.
    Chùa Phật Tổ kết cấu bằng vật liệu gạch xi-măng, lợp mái ngói ống, đao cong ở các góc. Điêu khắc hình rồng, các họa tiết bằng vữa xi-măng ốp sành sứ nổi bật trên nóc chùa. Hình tượng lưỡng long tranh châu cùng các họa tiết, hoa văn - nét trang trí mỹ thuật sinh động trên đỉnh, ngôi chùa. Các vách tường bên tả, bên hữu, chánh điện, tam bảo nổi bật các bức tranh, tượng ốp sứ có giá trị nghệ thuật. Chùa Phật Tổ là một kiến trúc tôn giáo cổ nhất và là nơi truyền Phật pháp sớm nhất ở Cà Mau.
Trải qua nhiều lần trùng tu nhưng chùa vẫn giữ được nét kiến trúc cổ xưa với mái lợp ngói máng có hình quả ấn, phỏng theo mái đình của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, nhiều hiện vật như tượng thờ, hoành phi, câu đối và nhiều di vật thờ phụng trong chùa mang dấu ấn Phật giáo của thời kỳ khẩn hoang, khai thiên lập địa vẫn được lưu giữ. Những hiện vật ấy có giá trị về mặt lịch sử, về mặt mỹ thuật, đặc biệt, Sắc tứ Quan Âm cổ tự được giữ gìn tới ngày nay.
Với những giá trị về mặt lịch sử và văn hóa nghệ thuật đặc sắc ấy, ngày 24/11/2000 Bộ Văn hóa - Thông tin đã ra quyết định số 30/2000/QĐ- BVHTT công nhận Chùa Phật Tổ (Sắc tứ Quan Âm cổ tự) là di tích kiến trúc nghệ thuật được xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia.
Ngày nay không chỉ những người theo đạo Phật mà rất nhiều người dân tìm đến chùa để gởi gắm niềm tin vào cõi tâm linh của mình, với chùa Phật Tổ ngoài ý nghĩa đó, người dân thập phương hành hương đến đây còn với một niềm phấn khởi được chiêm ngưỡng vẻ đẹp huyền bí trang nghiêm của một di tích lịch sử - văn hóa với công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc cấp quốc gia, tìm về một địa chỉ để gửi gắm sự cảm thông và chia sẻ khó khăn thiếu thốn với những người dân gặp hoạn nạn khó khăn trong cuộc sống ở vùng cực Nam Tổ quốc.
7.  Một số hoạt động của nhà trường đã làm trong nội dung chăm sóc di tích Chùa Phật tổ :
    Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương là một trong sáu nội dung của phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, do Bộ GD&ĐT phát động, với ý nghĩa đó ngay từ đầu mỗi năm học nhà trường đã giới thiệu về di tích lịc sử - văn hóa ở địa phương cho học sinh hiểu thông qua các buổi sinh hoạt dưới cờ từ đó nhà trường lập kế hoạch cụ thể cho giáo viên và học sinh thực hiện cụ thể như sau:
- Lãnh đạo trường tham mưu với chính quyền địa phương là UBND Phường 4 đảm nhận việc chăm sóc di tích lịch sử, văn hóa Chùa Phật Tổ.
- Lãnh đạo trường giao trách nhiệm cho Ban chấp hành chi đoàn cùng với GV – Tổng phụ trách đội trường ký kết đảm nhận việc chăm sóc di tích lịch sử, văn hóa.
- BCH Chi đoàn phân công cho đoàn viên giáo viên và đội viên nhiệm vụ hàng tuần với những việc làm cụ thể như sau:
+ Lao động quét dọn vệ sinh, làm cỏ, trồng cây xanh trong khuôn viên chùa.
+ Tìm cây thuốc nam, tham gia phơi thuốc cùng với các sư cô trong chùa.
+ Trong những tiết ngoại khóa nhà trường cũng đã tổ chức cho các em HS tham quan di tích để qua đó các em thấy rõ hơn ý nghĩa lịch sử và lòng tự hào của người dân Cà Mau có được di tích lịch sử, một thắng cảnh đẹp của địa phương, từ đó mỗi em học sinh tự giác có những hành động cụ thể, thiết thực góp phần chăm sóc gìn giữ di tích lịch sử của địa phương được các em nhận nhiệm vụ chăm sóc ngày thêm sạch đẹp, luôn giữ vững là một di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
+ Vào những dịp lễ lớn có nhiều đoàn khách hành hương về thăm quan chùa, nhà trường phân công đoàn viên giáo viên đến chùa để tiếp giúp một số công việc dọn dẹp, trang trí, tiếp khách đến thăm quan chùa – hướng dẫn cho du khách tham quan và tìm hiểu những thông tin về di tích.
Một số hình ảnh học sinh chăm sóc di tích






8. Đề xuất kiến nghị:
     Hiện tại chùa Phật Tổ tọa lạc tại Khóm 3, đường Nguyễn Thiện Năng, Phường 4, thành phố Cà Mau, phía trước cổng chùa là đường lộ hẻm rộng khoảng 2m rất chật hẹp xe cộ ra vào khó khăn, mỗi khi lễ tết khách thập phương đến viếng thăm chùa đông đúc gây ách tắc giao thông, ồn ào mất vẻ mĩ quan và sự tôn nghiêm của khu vực chùa, nhà trường xin kiến nghị với các cấp có thẩm quyền có kế hoạch giải tỏa quy hoạch, xây dựng lại khu vực trước cổng chùa để khu vực trước chùa được thông thoáng, sạch đẹp.
9.  Một số thông tin:
1. Họ và tên Hiệu trưởng: Tạ Thị Huế
    - Chuyên ngành đào tạo: Đại học Toán, năm tốt nghiệp: CĐSP (năm1993); Đại học ( năm 2000 )
    - Điện thoại: 0780 3820469, Di động : 0949 898 838
    - Địa chỉ Email: Tahue_thcsp4@yahoo.com.vn
2. Họ và tên giáo viên tổng phụ trách Đội: Nguyễn Hoàng Nam
    - Chuyên ngành đào tạo: Ngoại ngữ (Tiếng anh), năm tốt nghiệp: Đại học - năm 1999.
    - Điện thoại di động : 0907 899 965
    - Địa chỉ Email: namhoangcm@yahoo.com.vn
3. Địa chỉ trường: đường Nguyễn Thiện Năng, Khóm 3, Phường 4, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau.
    Điện thoại cố định của trường: 0780.3 590 464


 

0 Bình luận

Gửi bình luận:

Click here to cancel reply
Họ và tên
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Thư điện tử
Tỉnh thành